Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Syria: Từ Al-Hassakeh Đến Al-Qamishli, Đường Về Thăm Nơi Chiếm Lại Từ Tay Quân Hồi Giáo ISIS


Radio FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 21/12/15


     Trong sáu ngày đêm trên đường trở lại những thị trấn vùng đông bắc Syria, nhóm phóng viên ngoại quốc đã không nghe một tiếng súng hay tiếng bom nào  ở đó, mấy cái áo giáp chống đạn và nón an toàn mà họ mang theo vẫn nằm yên trong túi xách, chưa lần đụng tới.
   
    Hai anh tài xế người Syrian, trên xe chạy từ giờ này qua giờ kia, Fahd nói tía lia rồi cười khoái chí khi nghe một trong hai người phóng viên nói đã gặp tổng thống Syria, Bashar Al Assad lần duy nhất tại cuộc họp báo chí ở Cairo, Ai Cập năm 2000 với tổng thống Ai Cập lúc đó là Hosni Mubarak. Còn Mustafa thì, vừa hút thuốc vừa ca hát vu vơ, hết bài này tới bài kia mặc cho đường lồi lõm, văng lên rớt xuống, cuối cùng, ngày đầu tiên của chuyến đi, cũng tới được khu ngoại ô phía tây bắc thành phố Al-Hassakeh, nơi đây họ gặp anh Lewand Rojava, một trong mấy người chỉ huy của binh đoàn YPG (Lực lượng bảo vệ người dân Kurdish), năm nay 35 tuổi và làm nghề bán vật liệu xây cất trước khi có chiến tranh xảy ra. Rojava đã không đi vào chi tiết lắm khi nói về sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng của anh và quân liên minh tây phương nhưng than phiền nhiều về việc trợ giúp quân dụng súng ống mà họ nhận được, chỉ có đạn cho súng tiểu liên, đại liên và mọt- chê nhưng chưa có bất cứ một vũ khí nào.
    Hơn một tiếng đồng hồ chạy xuống hướng nam của Al-Hassakeh đến thị trấn Al-Houl, nơi quân người Kurdish vừa chiếm lại từ tay quân hồi giáo ISIS. Họ đi băng qua căn nhà được gọi là trạm cảnh sát của quân ISIS, trống trơn, bụi bậm, không còn gì ngoài cái ghế dựa cũ kỹ nằm lẻ loi ngoài hiên, không ai buồn lấy nước sơn sơn chồng lên năm ba tấm biểu ngữ của ISIS đâu đó trên tường. Kế bên là tòa án của quân ISIS, dãy nhà này trước đây là trường học, vào bên trong, nhìn tới nhìn lui, mới nhận ra rằng, ISIS không những chỉ là một nhóm người tàn bạo dã man mà còn là một tổ chức có quy củ lệnh lạc hơn là người ta nghĩ, một bảng thông cáo tìm thấy trên sàn nhà, ra lệnh cho người dân còn sống trong vùng ISIS kiểm soát phải đem giao nộp những gì mà họ đã giựt lấy được tại thành phố Monsul, ở Iraq, hay các nơi khác, lại cho họ, một cái khác quy định, số lúa mì và nông sản khác mà nông dân phải đóng thuế. Từ Al- Houl, nhóm phóng viên tới một trong các vị trí đóng quân của người Kurdish tại tuyến đầu mặt trận, đặc biệt là cái ở trên đỉnh ngọn đồi cao, nhìn xuống cánh đồng chạy dài bất tận tới sông Euphrates, do một nhóm phụ nữ chừng hơn chục người thuộc đơn vị phòng thủ YPK canh gát. Họ phần lớn ở tuổi trên dưới 20, chỉ huy bởi một cô vừa 21, tên gọi là Telhelden (tiếng của người Kurdish có nghĩa là trả thù), đã tham gia vào trận đánh đuổi quân ISIS ra khỏi thị trấn Al-Houl, Efelin, một cô khác, cười quả quyết nói là, nếu bọn ISIS tìm cách tiến vào vị trí của họ, cô sẽ không để cho một tên nào sống sót.
    Hôm sau, xe chạy tiếp trên đường dài hun hút tới thành phố Kobani, là nơi, hai bên quân YPK và ISIS quần thảo đánh nhau hơn 5 tháng trời, từ tháng 9 năm 2014 tới tháng 1 năm 2015. Trận chiến Kobani bắt đầu khi quân ISIS tràn băng qua vùng đông bắc Syria, với súng lớn đủ loại của Hoa kỳ viện trợ và đạn dược mà quân đội Iraq đồn trú ở Monsul bỏ lại khi rút lui khỏi đó vào tháng 6 năm 2014, quân ISIS chiếm một số làng xã người Kurdsish trên đường tiến quân vào thành phố Kobani, với tiểu liên AK47 và súng phóng lựu, quân YPK không làm sao kháng cự lại số xe tăng và đại pháo nhiều đáng kể của Hoa kỳ mà ISIS có. Thay vì cố chận đứng quân ISIS tại các làng ấp nhỏ thưa người trong vùng, cấp chỉ huy YPK quyết định áp dụng chiến lược bỏ ngõ để họ vào thành phố, nơi mà quân YPK quen thuộc từng đường đi nước bước và phương cách này đã thành công, một phần lớn nhờ vào những phi vụ oanh tạc của quân liên minh Hoa kỳ, hơn 70% nhà cửa cao ốc tại Kobani bị hư hại hoặc sụp đổ.
    Từ trên sân thượng của một cao ốc, tường gạch sụp hơn hai phần ba, nhóm phóng viên gặp cậu thiếu niên Hamouda, 17 tuổi, còn kẹt sống tại Kobani, đã bị trừng phạt vì phạm vào luật của ISIS, là không được nuôi chim bồ câu, Hamouda có khoảng mười con, được anh ta sơn đỏ trên cánh để phân biệt với các con chim của người khác. ISIS cấm không cho nuôi chim bồ câu với lý do là, chuyện phí thời giờ, họ bắt anh ta cùng với một số trẻ em nữa ra cầm súng tại vòng đai phòng thủ Kobani và Hamouda đã bị thương hai lần. Mustafa, một trong hai người tài xế, thì thầm nhỏ với người phóng viên, anh Hamouda nói láo, và chuyện nói láo này hiện hết sức phổ thông tại Kobani, những người Kurdish, trốn vượt qua biên giới Thỗ Nhĩ Kỳ, theo lời của Mustafa, nói rằng, họ chưa hề rời bỏ Kobani, họ đã chiến đấu đổ máu để bảo vệ được nó. Khu nhà này tiếp nối khu nhà kia trên đường phố Kobani chỉ còn là những đống gạch vụn, năm ba cái có vẻ sửa sang lại, như căn nhà ba tầng lầu của Mustafa Ismail, khi nhóm phóng viên gặp, anh ta đang đứng hút hết điếu thuốc này tới điếu khác, lặng thinh nhìn mấy đứa con, trong lúc chiếc xe ủi đất xúc đám gạch vụn và bê tông xi măng, những cái không lâu trước đây là chỗ ở của gia đình mình.
    Nơi cuối cùng nhóm phóng viên đến là Al-Qamishli, nằm ở phía đông thành phố Kobani, đây là một thành phố cỗ, một phần còn dưới sự kiểm soát của quân chính quyền Bashar Al- Assad, phần còn lại do quân YPK trấn đóng cùng với một số dân quân người Thiên chúa giáo. Hai bên án binh bất động, không đánh nhau, lính tráng đi qua đi lại, không ai hỏi ai, vì không có chiếu khán nhập cảnh vào Syria cho nên nhóm phóng viên phải không làm gì khác thường, để dễ bị để ý khi băng ngang qua các vị trí canh gát của quân chính quyền, quay phim lén từ trên xe đang chạy, may mắn họ không bị chặn xét gì cả. Al-Qamishli là một trong ít số ít thành phố trên đất Syria, nơi mà từ trước nhiều sắc dân như Kurd, Á Rập, Tin Lành, Turkmen xem ra sống chung nhau một cách hài hòa, một trăm năm trước đây người Tin lành Armenian tìm thấy đã đến tỵ nạn rồi người Tin lành Assyrian đồng thời cũng đến, khi họ trốn chạy sự áp chế tàn khốc của Thỗ Nhĩ kỳ và Iraq.
    Tại một khu chợ ngày thứ sáu, giá cả sinh hoạt ở đây cao khủng khiếp, Thỗ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa biên giới cho nên chi phí cho việc chuyên chỡ thực phẩm từ Aleppo xuống hay các nơi khác cũng cao không kém, nhất là từ khi có việc chận thu thuế của quân ISIS. Tuy vậy, người dân ở Al-Qamishli sống rất thoải mái và thân thiện, trong đó phải nói đến sự thân thiện đáng nhớ của hai anh chàng thanh niên trẻ, đi theo bên cạnh nhìn các người phóng viên quay phim hình ảnh trên các đường phố chính, người phóng viên chậm rãi giải thích mình đang làm một bài phóng sự, tường thuật về đời sống sau ngày quân ISIS bỏ đi ở Al-Qamishli, một trong hai anh thanh niên bảo “họ cũng nên đến Dair Al-Zour”, tên một thị trấn phía nam, ngay bên bờ giòng sông Euphrates, nơi phần lớn đang nằm trong sự kiểm soát của ISIS, người phóng viên cười cười đáp lại, “nếu mà anh làm chuyện này thì cái đầu của anh sẽ không còn”, anh thanh niên cũng cười “chúng tôi cũng từ đó đến đây hôm nay”, người phóng viên hỏi gặng lại “anh đến từ ISIS à”.
    Không chần chừ, không ngập ngừng, hai anh thanh niên cho biết, họ là quân nhân của quân đội Syrian, hiện bị bao vây ở đó, họ được trực thăng chỡ tới Al-Qamishli để nghỉ phép 10 ngày, dù trời lạnh nhưng cảm thấy vui, có lon nước ngọt Pepsi, có một bầu không khí thư giản và ít nhất cũng còn có được một nơi bình an.
  
    Ngày cuối, hai người phóng viên ngoại quốc cùng với Mustafa và Fahd đến biên giới Syria – Iraq sau một chặng đường xe dài mệt mõi, Mustafa và Fahd ôm hôn trên má họ cái hôn giã biệt buồn buồn sau khi chụp hình tất cả mọi người, Fahd bùi ngùi bảo “nhớ trở lại lần nữa”, hai người phóng viên ngoại quốc không nói gì được ngoài ba  tiếng “tạm biệt Syria”, ở một phía trời xa xa mờ, có tiếng phi cơ oanh tạc gầm gừ đâu đó.
   
   
Thuyên Huy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...