Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Nguy cơ tử vong cao chỉ vì ướp tiêu, đường, nước mắm sai cách

Khi vào bếp, bạn sẽ không thể không dùng gia vị để nêm nếm. Tuy nhiên, nếu dùng sai thời điểm thì cách ướp tiêu, đường, nước mắm của bạn đang đầu độc cả nhà đấy.

Để món ăn ngon, người nấu sẽ phải biết cân đối giữa những gia vị như tiêu, đường, nước mắm, muối, nước tương, dấm, … Tất nhiên, không phải cứ bỏ gia vị vào là món ăn sẽ ngon.
nguy_co_tu_vong_cao_chi_vi_uop_tieu_duong_nuoc_mam_sai_cach_1
Nguy cơ tử vong chỉ vì ướp tiêu, đường, nước mắm sai cách.
Bài viết kì này của Khoef.com xin nhắn gửi những cách nêm gia vị đúng và an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.
1. Không ướp tiêu vào nguyên liệu chế biến trước khi nấu
nguy_co_tu_vong_cao_chi_vi_uop_tieu_duong_nuoc_mam_sai_cach_2
Việc ướp tiêu vào thực phẩm tươi sống là sai lầm.
Tiêu là gia vị mang đến vị cay nồng và hương thơm đặc trưng cho mọi món ăn. Nhưng nếu tiêu bị nấu ở nhiệt độ quá cao thì sẽ mất hết mùi vị. Thậm chí nguy hiểm hơn, tiêu bị nấu ở sức nóng quá lâu sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Đặc biệt, sử dụng quá nhiều tiêu đen khi nấu nướng cũng không hề tốt cho sức khỏe, còn dễ dẫn đến tử vong.
Giải pháp:
+ Chỉ thêm tiêu đen vào món ăn ngay sau khi nấu xong.
+ Sử dụng lượng tiêu vừa phải tùy theo từng món ăn.
+ Ăn đến đâu thì xay tiêu tới đó và cho vào lọ đậy kín nắp nhằm tránh tình trạng tiêu để lâu bị mất mùi.
2. Không ướp nước mắm vào nguyên liệu dùng để nấu món hầm
nguy_co_tu_vong_cao_chi_vi_uop_tieu_duong_nuoc_mam_sai_cach_3
Nước mắm là gia vị không thể vắng mặt trong quá trình nấu nướng của người Việt.
Nước mắm là nguyên liệu đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam, thường dùng để ướp thực phẩm hay làm nước chấm. Thành phần của nước mắm rất giàu chất đạm, nhiều axit amin và các loại vitamin A, vitamin D. vitamin B12.
Tuy nhiên, nước mắm không thích hợp dùng để ướp các món cần thời gian nấu lâu như món hầm, vì khi đó sẽ làm nước mắm mất hết các axit amin có lợi cho sức khỏe.
Giải pháp:
+ Chỉ dùng nước mắm khi chế biến các món ăn có thời gian đun nấu nhanh.
+ Đối với món canh, nước mắm được cho vào lúc canh sôi và tắt lửa ngay sau đó.
+ Đối với món thịt kho, chỉ khi thịt được kho mềm cùng với các loại gia vị khác rồi thì mới cho nước mắm vào và kho thêm trong vài phút nữa để thịt vừa không bị cứng vừa vẫn mềm thơm.
3. Không nêm đường vào món ăn đang nấu ở nhiệt độ cực cao
nguy_co_tu_vong_cao_chi_vi_uop_tieu_duong_nuoc_mam_sai_cach_4
Đường chính là gia vị tạo ngọt và tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn.
Mặc dầu việc nấu nướng mỗi ngày đều cần sử dụng đường nhưng không phải cách nêm đường nào cũng đúng. Thông thường, nếu nấu đường quá lâu sẽ khiến đường bị cháy, biến thành màu nâu đen, cho vị đắng.
Giải pháp:
+ Luôn cho đường vào món ăn trước khi bạn cho muối.
+ Khi nấu chỉ để lửa từ 170 độ C đến 200 độ C để thực phẩm có màu nâu cánh gián hấp dẫn.
+ Đối với các món nướng và rán, chỉ cần ướp chút đường để giúp món ăn có vị ngọt vừa và không bị cháy khét (bạn cũng có thể dùng mật ong để thay cho đường).
+ Chỉ sử dụng lượng đường cần thiết trong nấu nướng để cả nhà không bị béo phì hoặc tiểu đường.
nguy_co_tu_vong_cao_chi_vi_uop_tieu_duong_nuoc_mam_sai_cach_5
Nêm ướp gia vị đúng cách cho món ăn thêm ngon không phải ai cũng biết.
Nếu bạn đang mắc phải 1 trong 3 lỗi nêm ướp gia vị ở trên thì hãy thay đổi ngay cách nấu nướng để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nhé!
Theo Làm Sao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...