Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Đường Hầm Khoét Núi Bằng Tay Nguy Hiểm Nhất Thế Giới

Dân làng Guoliang bán dê và thảo mộc lấy tiền tự tay khoét núi, mở đường hầm. Thậm chí, nhiều người đã chết trong suốt 5 năm thi công thô sơ.
Trong nhiều năm, đường hầm xuyên núi Guoliang được các trang báo bình chọn vào danh sách điểm đến nguy hiểm và ấn tượng nhất thế giới, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và khám phá.
duong-ham-khoet-nui-bang-tay-nguy-hiem-nhat-the-gioi
Cho tới tận năm 1970, làng Guoliang vẫn là một bí ẩn, biệt lập với thế giới bên ngoài. Ảnh: LosApos
Từ sự đe dọa của việc trở thành “ngôi làng ma”
Nằm sâu trong dãy núi Taihang, ngôi làng nhỏ Guoliang gần như bị cô lập hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Cách duy nhất để đi ra bên ngoài là thông qua một con đường chật hẹp và trơn trượt bên vách đá dựng đứng, cheo leo.
“Mỗi lần đi qua đoạn đường là một lần đối diện với tử thần”, Shen Mingxi, trưởng làng Guoliang nhớ lại. Tuy nhiên, thời điểm bấy giờ chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ không đầu tư một con đường tiêu tốn hàng triệu USD chỉ để cho khoảng gần 300 người sử dụng. Làng Guoliang gần như đứng trước nguy cơ bị lãng quên, trở thành một ngôi làng ma không người sinh sống.
Đến sự ra đời của một công trình vĩ đại
Trước tình hình đó, Shen Mingxin đã tập trung 13 người thợ trong làng quyết định đào đường hầm qua núi Taihang. Cả làng bán dê và các loại thảo mộc để mua búa và các công cụ bằng thép. Họ phải mất tới 5 năm để hoàn thành đường hầm dài 1.200 m, cao 5 m và đủ rộng (4 m) để hai xe tránh nhau.
Người dân không có kinh nghiệm hay được đào tạo trong việc đào hầm và sử dụng thuốc nổ. 5 người đã chết trong quá trình xây dựng, nhưng điều đó không làm nản lòng những người ở lại. Ngày 1/5/1977, đường hầm chính thức được lưu thông.
duong-ham-khoet-nui-bang-tay-nguy-hiem-nhat-the-gioi-1
Đường hầm giúp việc đi lại trở nên dễ dàng hơn đồng thời biến làng Guoliang trở thành địa điểm du lịch thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi năm. Ảnh: REX
Đường hầm có nhiều “cửa sổ” nhìn xuống thung lũng, thực chất đây là khoảng trống để đẩy đống đổ nát ra, hoàn toàn được làm bằng tay và các dụng cụ thô sơ. Khi đi trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, du khách cần thực sự cẩn trọng do đường hầm khá gập ghềnh và dốc.
Hiện nay việc có thể đi lại bằng ô tô để tới làng là cả một bước tiến dài, tiêu tốn rất nhiều máu và nước mắt của dân làng Guoliang. Khi Trung Quốc mở cửa biên giới đẩy mạnh du lịch vào năm 2000, đường hầm đã hút hàng nghìn lượt du khách mỗi năm. Ngôi làng thậm chí đã xây dựng cả khách sạn để du khách có thể nghỉ lại qua đêm.
duong-ham-khoet-nui-bang-tay-nguy-hiem-nhat-the-gioi-2
Bề mặt đường hầm lỗi lõm với khoảng hơn 30 ô “cửa sổ” có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Ảnh: REX
Cách tới ngôi làng
Việc tìm thấy đường hầm sẽ khá khó khăn bởi nó nằm ở khu vực xa xôi hẻo lánh của tỉnh Hà Nam. Du khách muốn đến đây nên bắt đầu từ thành phố Tân Hương (Hà Nam), lái xe về phía bắc đại lộ Huanyu (cột S229) và đi tiếp 20 km đến thị trấn Huixian. Tại đây, đi thẳng đến giao lộ giữa cột S229 và cột S228, rẽ trái, đi tiếp 12 km tới làng Nanzhaizen. Rẽ trái một lần nữa và đi theo bảng chỉ dẫn khoảng 12 km để tới làng Guoliang.
“Tuy đường đi hơi rắc rối nhưng nó đáng để bạn bỏ công bởi cảnh quan thiên nhiên nơi đây thật sự quá ấn tượng”, một bạn trẻ từng đến đây cho hay..
Hải Thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KHAI XUÂN - Thơ Trần Văn Hạng và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Bài xướng: KHAI XUÂN Xuân về nhựa sống trải muôn nơi Hoa lá ngày xuân đẹp tuyệt vời Lộc nõn đầu xuân khai tiết mới Chồi non Ất tỵ lập xuân t...