Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Nguồn Lịch sử của Tết Dương Lịch



                        Nguồn Lịch sử của Tết Dương Lịch
                      

        Khởi đầu của Dương lịch là từ Công nguyên.
        Công Nguyên, viết tắt CN, là kỷ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Jesus Christ. Các năm trước đó được gọi là trước Công Nguyên (TCN) hay trước Tây lịch (TTL) hay BC. Trong tiếng Việt đôi khi bắt gặp cách dùng sau Công Nguyên (hay viết tắt là SCN) hay AC, tuy nhiên có lý do cho thấy cách dùng này có lẽ không hợp lý, và cách dùng đúng hơn là Công Nguyên, mặc dù tại Bách khoa Toàn thư Việt Nam người ta vẫn dùng sau Công Nguyên.
        Dionysius Exiguus sáng chế ra năm Công Nguyên để tính ngày lễ Phục Sinh.     
Khái niệm Công Nguyên được tu sĩ Dionysius Exiguus đặt ra vào thế kỷ 6 khi ông tính lịch cho các ngày lễ Phục Sinh và được dùng với các lịch JuliusGregory. Không có năm 0 trong các lịch này; năm 1 TCN được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà làm sử áp dụng thông lệ này vì nó được dùng lần đầu bởi tu sĩ Bede trong tác phẩm Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum (Lịch sử giáo hội của người Anh, 731). Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm bắt đầu từ 1 chứ không phải 0. Năm 0 trong lịch thiên văn là năm 1 TCN; các năm trước 0 được đánh số âm, như −1 = 2 TCN.
        Hầu hết các học giả Kinh Thánh hiện nay cho rằng Dionysius đã tính sai, và rằng trên thực tế Chúa Jesus sinh trong khoảng từ năm 8 TCN tới năm 4 TCN. Dữ kiện muộn nhất liên quan đến sự giáng sinh của Chúa Kitô là cái chết của Herod Đại Đế vào năm 4 TCN. Chữ tương đương với Công Nguyên trong tiếng LatinhAnno Domini, viết tắt AD hay A.D., nghĩa là Năm của Chúa hay Kỷ nguyên Christ. Nó được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh, thường đặt trước số năm, ví dụ AD 128. Hiện nay còn có chữ viết tắt CE (Common Era) thay thế cho AD và được đặt sau số năm, ví dụ 128 CE, khi người dùng không muốn nó mang sắc thái tôn giáo liên quan đến Chúa Christ. Hiếm hơn còn có E.V., viết tắt của Era Vulgaris trong tiếng Latin.
       Trước Công Nguyên trong tiếng Anh là Before Christ (Trước Chúa Kitô), viết tắt BC, được đặt sau số năm, ví dụ 320 BC. Ngoài ra còn có cách viết khác không phổ biến lắm, khi người dùng không muốn nó mang sắc thái tôn giáo liên quan đến Chúa Kitô, là BCE (Before Common Era), nó cũng được đặt sau số năm, ví dụ 320 BCE. Như vậy, năm nay là 2016 nhiều người cho rằng Chúa Jesus sanh cách nay 2016 năm thì không chính xác lắm, vì nhiều giả thuyết cho rằng Chúa sinh ra sớm hơn từ 4 đến 8 năm.
        Còn ngày Tết Dương Lịch thì sao?
       Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Tết Tây có trước ngày Chúa Jesus giáng sinh. Ngày năm mới của lịch Gregorius rơi vào ngày 01 tháng 01, cũng là ngày được áp dụng trong lịch La Mã cũ và lịch Julius. Thứ các tháng trong năm là từ tháng 1 đến tháng 12 trong lịch La Mã cổ trong suốt triều đại vua Numa Pompilius khoảng năm 700 TCN, theo như PlutarchusMacrobius, và được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay. Ở nhiều quốc gia như Cộng hòa Serbia, Italy, Tây Ban Nha, vương quốc AnhHoa Kỳ, ngày 1/1 được xem là ngày lễ lớn của quốc gia, nhưng không phải là ngày quan trọng lắm so với Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) hay Lễ Giáng sinh (Christmas Day).
        Sau 12 tháng mọi người lại chuẩn bị đón năm mới, phương Tây gọi là New Year, nước ta gọi là Tết Dương lịch. Dù ngày 1/1 chưa được tất cả các quốc gia trên thế giới chấp nhận là New Year song Tết Dương lịch vẫn là thời điểm đánh dấu một năm mới bắt đầu. Với các nước phương Tây, mọi người nô nức vui chơi ở nơi công cộng trong đêm giao thừa để chờ đón giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Những quả bóng được thả rơi trong giây đầu tiên của năm mới, pháo hoa bắn sáng rực đất trời, mọi người cùng nâng ly chúc tụng nhau trong niềm vui mới. Tết Dương lịch đã có từ lâu đời, biến đổi qua nhiều thiên kỷ trong lịch sử tiến hóa, mang dấu ấn lịch sử văn minh của con người và tồn tại đến ngày nay.
       Tết Dương Lịch bắt đầu từ thời đại xưa cỗ, mang dấu ấn lịch sử văn minh của con người. Ngày và Giờ được thành lập khác nhau trên từng quốc gia và từng lục địa ảnh hưởng với tiết khí, múi giờ.v.v. đồng thời còn tùy thuộc vào sự khác biệt đa dạng của chủng tộc và nền văn hóa của từng quốc gia.
        Hiện nay thế giới đón Tết Dương Lịch “New Year” vào ngày 01 tháng Giêng, ngày Tết hôm nay không giống như vài trăm năm trước đây. Sự phổ biến rộng rãi để chấp nhận ngày 01 tháng 01 là ngày Tết Dương Lịch đã liên tục trong 400 năm qua.
       La Mã là Quốc Gia đầu tiên chọn ngày 01 tháng Giêng làm ngày New Year trong năm đầu tiên 153 trước công nguyên. Trước đó ngày 25 tháng 03 là ngày xuân phân (vernal equinox) được chọn là ngày đầu năm Dương Lịch (New Year). Ngày năm mới này đã được đa số những quốc gia Cơ Đốc Giáo ở Âu Châu chấp nhận (khoảng thời trung cổ 1,100 - 1,400 trước Công Nguyên) Medieval.
       Ngày New Year đã trải qua một thời gian khá lâu mới chấp nhận sự thay đổi ngày tháng cho New Year bởi vì có nhiều thành phần quá khó khăn và đầu óc cố hữu của họ. Với ngày tháng tính toán cho New Year không được phổ thông như những phong tục đang được bảo giữ, nó cũng không phải là thời điểm hoa màu hay những vụ mùa đặc biệt gắn liền với ngày tháng đó. Cho nên người ta nghĩ đây chỉ là một ngày bình thường sau mùa bầu cử, sau thời gian các đại biểu trúng cử bắt đầu nhận nhiệm vụ mới trong chính quyền Đế Quốc La Mã mà thôi.
        Muốn thay đổi ngày tháng New Year đã có từ trước, là một việc làm to lớn đầy khó khăn cho việc tính toán làm Lịch.
        Thời Đế Quốc La Mã, sự thay đổi ngày tháng cho năm mới của họ đã tính ngược lại ba tháng tới tháng giêng (tháng 3- 2- và tháng1 ) tức là tháng Ba trở thành tháng Giêng. Chúng ta không có qui tắc nào của Lịch, trước đây nguyên gốc tháng 09, 10, 11 và tháng 12 đã đổi thành tháng thứ 7, 8, 9 và thứ 10 rồi xếp theo tuần tự.
       Thời gian sau này các vị Hoàng Đế La Mã của mỗi chính thể đã đặt tên mới cho những tháng, ví dụ như: tháng Chín (September) gọi là “Germanucus”, “Antonius” và “Tacitus” tháng 11 (November) có tên khác là “Domitianus”, “Faustinus” và “Romanus”.
        Hiện nay thế giới đón Tết Dương lịch vào ngày 01 tháng Giêng. Trong 400 năm qua, rất nhiều quốc gia đã chấp nhận ngày này là ngày New Year. Tết Dương lịch là thời điểm đánh dấu một năm mới bắt đầu.
        Những sự bất tiện đó đã thúc đẩy vua Julius Caesar thiết lập nên bộ Lịch mới. Lịch này được phát minh bởi nhà Thiên văn học người Hy Lạp Alexandria (tính hệ thống thời gian cho Lịch theo mặt trời). Caesar muốn thay đổi ngày đầu năm từ ngày 1 tháng Giêng mà ông cho là hợp lý nhất, sẽ phù hợp với một trong những điểm chí (Solstices) hay điểm phân (Equinoxes) và tiết khí.
        Để tưởng nhớ tới ông, Thượng nghị viện đã dùng tháng sinh nhật của ông (Quintilis) đổi tên thành tháng Bảy (July). Đến đời cháu của vua Caesar là Hoàng đế Augustus cũng có một tưởng thưởng danh dự tương tự để trao tặng cho ông được đổi tên Sextilis thành tháng 8 “August”, vì ông có công sửa sai trong sự tính toán của năm nhuận.
        Lịch này không có những sửa đổi quan trọng nào cho đến năm 1582 khi Giáo hoàng Gregory XII nhậm chức, ông đã hợp nhất phương pháp tính Lịch hiện đại để phân chia tháng năm. Giáo hoàng sửa đổi và xác nhận ngày của năm mới là ngày 01 tháng Giêng bất chấp mọi chống đối của các hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo.
        Những quốc gia Công giáo tiếp nhận ngày “New Year” sớm nhất, sau đó đến các nước theo đạo Tin lành. Đức chấp nhận ngày “New Year” năm 1700, Anh (1752) và Thụy Điển (1753).
        Ngược dòng thời gian chúng ta sữ thấy ở Pháp, kể từ khi vua Charles IX trở về trước, ngày đầu năm bao giờ cũng là lễ Phục Sinh.
- Năm 1564, vua Charles IX, sau mấy năm trị vì dưới quyền nhiếp chính của Hoàng thái hậu, đã mở đầu triều đại chính thức triều đại của mình bằng 1 sắc lệnh vào ngày 1 tháng Janvier (Tháng 1).
- 228 năm sau , tức là năm 1792 lịch sử,ngày đầu năm lại 1 lần nữa bị xáo trộn bởi cuộc cách mạng Pháp. Năm 1792, Chính quyền cách mạng ban hành lịch Cộng hòa, lấy Mây, Mưa, Sương, Gió đặt tên cho tháng và ngày đầu của mỗi năm, lại tính từ 21 tháng 9 vào tiết thu phân. Thế rồi, mãi đến năm 1806, vào triều đại Napoléon đệ IX, sau bản tường trình hợp lý của vị Nguyên lão nghị viện Laplace, thờii gian đầu năm của dân tộc Pháp lại bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng Janvier (Tháng 1) cho tới ngày nay.
- Thật ra, Janvier cũng không có nghĩa là tháng thứ Nhất.Janvier có nguồn gốc từ "Januaris" nghĩa là tháng của Janus theo tiếng Latinh. Thời thượng cổ trên vùng đất Ý ngày nay, có một Vương quốc tên là Latium, ông vua lâu nhất của vương quốc này tên là vua Janus.
- Thời ấy, thần Saturne là con của Trời Đất. Thần Saturne lấy nữ thần Rhea, hạ sinh thần vương Jupiter và nữ thần Junon. Jupiter có nhiều sức mạnh, cướp ngôi Trời, đẩy cha là Saturne xuống hạ giới. Saturne xuống trần, đến ở nhà nước của vua Janus, từ đó xứ đó gọi là xứ Latium có nghĩa là "nơi ẩn trú". Mang ơn Janus đã hậu đãi và cho ở nhờ, Saturne ban cho ông quyền phép thiêng liêng, biết suốt quá khứ và tương lai, rồi dạy dân nước Latium cày cấy sung túc, tạo ra thành 1 thời đại hoàng kim. Đó là nguồn gốc của dân tộc La Mã cổ đại.
- Để hình dung 1 người biết trước quá khứ và tương lai, dân La Mã đắp 1 bức tượng thần Janus có 2 mặt trước, sau và dựng 1 ngôi đền thờ. Cũng từ đó, cái tên Janus sau này là Janvier đặt cho 1 tháng, mang ý nghĩa nửa quá khứ, nửa tương lai, trở thành tháng đầu năm, biểu hiện cho mới cũ giao nhau. Cũng như vào ngày tết âm lịch của chúng ta có đêm giao thừa, là thời khắc giao nhau giữa năm cũ và năm mới.
        Những nước phương Đông ảnh hưởng của nhiều tôn giáo như Hindus, đạo Lão, Phật giáo, Hồi giáo nhưng họ cũng dùng lịch giống Cơ đốc giáo. Nhật Bản chấp nhận ngày “New Year” Dương lịch vào năm 1873 và Trung Quốc (1912).
        Những tôn giáo dòng chính thống của phương Đông cũng nhận ngày Tết Dương lịch muộn hơn vào năm 1924 và 1927. Nước Nga chấp nhận nó trong hai lần, lần đầu tiên năm 1918 và lần thứ hai 1924.
       Các quốc gia như: Bulgaria, Cyprus, Egypt, Greece, Poland, Romania, Syria và Turkey đều ăn Tết vào ngày 01 tháng Giêng.
        Người Trung Hoa tính theo hệ thống quay của mặt trăng cho nên ngày New Year đều rơi vào tháng bắt đầu có trăng khoảng trước bốn hay tám tuần khi mùa xuân đến. Ngày chính xác có thể vào khoảng giữa ngày 21 tháng Giêng hay ngày 21 tháng Hai của lịch “Gregorian Calendar”. Lịch Trung Hoa thiết lập không giống như lịch “Gregorian Calendar”, bởi vì phạm vi của mùa thay đổi. Và mỗi năm có một ký hiệu tượng trưng với 12 con Giáp theo qui tắc Ngũ hành với chu kỳ 60 năm.
       Tại Việt Nam, cũng bắt nguồn từ thời Pháp thuộc, khi đó lịch Tết Dương lịch thường được gọi là Lịch Tây, đã được Việt hóa và trở thành một ngày lễ truyền thống. Ngày nào được chánh quyền cho phép công nhân viên chức nghỉ ngơi và tổ chức nhiều lễ hội liên quan. Đây cũng là một dịp để mọi người có thể đi chơi, thăm hỏi, gặp gỡ nhau hoặc tổ chức đi du lịch. Lịch Tây bắt đầu được sử dụng, các công sở lúc đó được nghỉ những ngày này để tổ chức lễ hội đón năm mới. Tục lệ nầy lưu truyền cho đến ngày nay. Nhưng ở Việt Nam, ngày Tết Dương lịch không quan trọng lắm so với ngày Tết Âm lịch hay Tết Nguyên Đán truyền thống dân tộc.
       Tết Tây năm nay (2016) rơi đúng vào ngày 22 tháng 11 năm Ất Mùi của Âm Lịch.
                                    Jan 01, 2016 cũng là (22-11-Ất Mùi)
Hồ Xưa sưu tầm, sắp xếp và trình bày________________________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

KHAI XUÂN - Thơ Trần Văn Hạng và Bài Họa Của Các Thi Hửu

Bài xướng: KHAI XUÂN Xuân về nhựa sống trải muôn nơi Hoa lá ngày xuân đẹp tuyệt vời Lộc nõn đầu xuân khai tiết mới Chồi non Ất tỵ lập xuân t...