Tiểu Khắc Liên đã cố tự sát sau khi cô con gái duy nhất của cô chết vì bị bệnh bạch cầu ở tuổi 13. Người mẹ đau khổ sống sót, nhưng một năm sau đó chồng cô đệ đơn ly dị để có thể tái hôn và có con trai. Cô Tiểu đã ở tuổi ngoài 40 và quá già để sinh con vào thời điểm con gái của cô qua đời. Chồng cô nói rằng anh “cần người nối dõi”, Tiểu thở dài.
Tiểu hiện đã 54 tuổi, là một công nhân bình thường ở Thẩm Dương và là một trong hàng triệu “cha mẹ mồ côi”. Một khái niệm chỉ những cha mẹ ở Trung Quốc mất đi người con duy nhất của mình.
Với sự bãi bỏ của chính sách một con của Trung Quốc vào cuối tháng
10, các cặp vợ chồng bây giờ được cho phép có hai con. Điều này làm cay
đắng thêm cho những người cha mẹ mà sự thay đổi này đã quá trễ với họ.
“Đặt vòng [tránh thai] đi, đặt vòng đi”, họ đến và nói với tôi khi tôi đang cho con bú.
— Tiểu Khắc Liên đề cập đến những cán bộ kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, trẻ em theo truyền thống được kỳ vọng sẽ phụng dưỡng cha mẹ – thay thế cho vai trò của nhà dưỡng lão và hưu trí ở phương Tây.
Câu chuyện của Tiểu (thậm chí là chưa kể hết những lớp bị kịch nữa) là phổ biến đối với hàng triệu người Trung Quốc.
Dịch Phú Hiền – một nhà nghiên cứu tại đại học Wisconsin và tác giả của một nghiên cứu dài mang tên “Một Cường quốc với một tổ ấm trống rỗng” (A Big Country With an Empty Nest), ước tính khoảng 10 triệu trong số 218 triệu đứa con độc nhất ở Trung Quốc sẽ có khả năng chết trước tuổi 25, có nghĩa là 20 triệu cha mẹ có nguy cơ trở thành mồ côi trước khi làm ông bà.
Một nghiên cứu năm 2012 của bộ y tế Trung Quốc ước tính số lượng cha mẹ mồ côi ở Trung Quôc sẽ tăng thêm 76000 mỗi năm.
“Đặt vòng đi, đặt vòng đi”
Khi con của cô Tiểu ra đời vào năm 1986, cán bộ kế hoạch hóa gia đình của nhà nước tới không phải để kiểm tra sức khỏe cho đứa trẻ mà là để đặt vòng tránh thai.“Đặt vòng đi, đặt vòng đi”, họ nói với tôi khi tôi còn đang cho con bú, cô hồi tưởng.
Kể từ khi Đảng cộng sản Trung Quốc ban hành chính sách một con vào
thập niên 80, các đơn vị kế hoạch hóa gia đình nhà nước đã thực hiện qui
định này một cách hà khắc, đôi khi bằng các biện pháp tàn bạo và xâm
phạm quyền riêng tư.
Các gia đình một con như đang đi trên một sợi dây mỏng và chúng tôi là những người đã bị ngã— Một cha mẹ mồ côi chia sẻ.
“Ai sẽ chăm sóc chúng tôi khi chúng tôi đau ốm?” cô Tiểu hỏi. “Không phải thế hệ chúng tôi đã bị thiệt thòi đó ư?”
Các cơ quan chức năng đưa ra phụ cấp hàng tháng ít ỏi cho cha mẹ mồ côi. Tiểu nhận được tối đa là 340 nhân dân tệ (53 USD). Số tiền này sẽ được thêm vào khoảng lương hưu 1.900 nhân dân tệ (gần 300 USD) của cô. Hãy so sánh điều này với chi phí y tế 2.000 tệ cô trả chỉ riêng trong tháng 10, và với thu nhập trung bình 2.632 nhân dân tệ mỗi tháng của khu vực thành thị , theo số liệu thống kê được công bố bởi Cục Thống kê Thẩm Dương và Cục Thống kê Quốc gia.
Người mẹ của 2 đứa trẻ sinh đôi ở độ tuổi 56
Tuyệt vọng để có con, một số cha mẹ mồ côi viện đế những phương tiện trái với thông thường.Quách Mẫn chọn thụ tinh nhân tạo để trở thành một người mẹ của một cặp sinh đôi ở tuổi 56 năm 2010, theo một phim tài liệu ngắn về bà thực hiện bởi Đài Truyền hình Phượng Hoàng Hồng Kông trong tháng 11.
Bà Quách, giờ đã 61 tuổi, cho biết bà cảm thấy như mình không thể sống tiếp khi con gái bà qua đời vào năm 2005. Năm năm sau, bà đã mượn 4700 USD từ mẹ mình để được thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Hiện nay, bà liên tục lo lắng về sức khỏe cho 2 đứa trẻ 5 tuổi của mình (một bé gái và một bé trai), khi bà không có cách nào để trả các hóa đơn y tế.
Bà Quách đã được đề nghị một khoản lên tới 150,000 USD đế nhận nuôi một trong hai đứa con của mình, bà nói, nhưng bà từ chối tách riêng hai đứa. “Ngay cả khi tôi phải trở thành một người ăn xin, tôi sẽ mang chúng với tôi, và không bao giờ tách rời khỏi chúng. Chúng là ánh sáng, hy vọng, là tương lai của tôi “, bà Quách nói.
“Không có chúng thì cuộc sống của tôi vô nghĩa.”
Trong một địa chấn, 6000 tang gia
Trong cuốn sách “Con đường khó khăn của hồi sinh” (The Difficult Path of Rebirth), tác giả Hà Hiểu Khánh ghi chép sự khó khăn của người dân Tứ Xuyên, những người đã trở thành cha mẹ mồ côi sau trận động đất lớn tại Vấn Xuyên vào năm 2008, nó chôn vùi gần 100.000 người, để lại hơn 6.000 gia đình cay đắng mất đi đứa con duy nhất của họ,” như ông đã đề cập.Cuốn sách kể về câu chuyện đau lòng của Lưu Văn Chung.
Khi mặt đất rung chuyển, anh Lưu nhìn về phía trường học của đứa con gái 12 tuổi, chạy vội từ nơi làm việc để rồi chết lặng với cảnh tượng – tòa nhà của trường học chẻ đôi, xác của học sinh vương vãi và tiếng gào khóc của cha mẹ khi cố gắng giải cứu con của họ.
Thậm chí sau trận động đất bốn ngày, anh Lưu vẫn cố gắng để tìm người sống sót. Anh đứng ở phía trước phần còn lại của tòa nhà, cánh tay và chân của mình dính máu của những đứa trẻ mà anh đã cố gắng để giải cứu, không còn cảm thấy gì ngoài nỗi đau mất đi đứa con gái duy nhất của anh, bé Lưu Hỷ Thụy.
Các gia đình một con đang đi trên một sợi dây mỏng và chúng tôi là
những người đã bị ngã, một cha mẹ mồ côi chia sẻ trong một nhóm trò
chuyện QQ đã được trích dẫn rộng rãi trên báo chí Trung Quốc.
Không có nơi nào để đi
Khi cha mẹ mồ côi lớn tuổi, họ thậm chí không thể được đưa vào một nhà dưỡng lão vì sự ưu tiên cho những người có con cái hoặc người thân có thể bảo lãnh tài chính, theo tờ Tin tức Bắc Kinh.“Sẽ ra sao nếu họ già yếu và không thể trả phí? Đó là một nguy cơ rất lớn đối với chúng tôi “, nhân viên của một nhà dưỡng lão ở huyện Hoài Nhu, Bắc Kinh nói với Tuần báo Khoa học Đời sống. Nhà điều dưỡng (tên cụ thể không được nêu lên trong bài báo), sẽ chỉ chấp nhận cha mẹ mồ côi, nếu họ có thể đảm bảo chữ ký của ít nhất hai người thân.
Cha mẹ mồ côi già cả được cho là có thể nhận được một giấy chứng nhận từ nơi làm việc cũ hoặc chính quyền địa phương để giúp họ đảm bảo một vị trí trong một nhà dưỡng lão. Nhưng theo tờ Tin tức Bắc Kinh, không có quy định cụ thể cho việc cấp phát giấy tờ như vậy, làm cho nó đôi khi không thể được cấp.
Năm 1985, ngay sau khi chính sách một con được ban hành, khẩu hiệu của nhà nước đã gợi lên ý tưởng rằng chính quyền sẽ đảm nhận gánh nặng truyền thống vốn được thực hiện bởi con cái. “Chỉ cần một đứa con là đủ, nhà nước sẽ gánh vác tuổi già cho bạn,” một khẩu hiệu có vần điệu nổi tiếng.
Ba mươi năm sau, cha mẹ mồ côi đang phải đối mặt với thực tế rằng nhà nước đã không cung cấp gì, và bây giờ không có chỗ để họ nương tựa tuổi già.
Larry Ong có đóng góp cho bài báo này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét