A- QUYỀN DÂN CHỦ TRONG
CHÍNH TRỊ ĐỜI:
Dân chủ là
"một hình thức của chính phủ, trong đó mọi người dân của một nhà nước hoặc
chính thể... đều tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề của mình, thường
bằng cách bỏ phiếu để bầu người đại diện cho một quốc hội hoặc thể chế tương
tự."
Dân
chủ được định nghĩa thêm như:
- Chính quyền
của người dân, đặc biệt là chính trị của số đông.
- Một chính phủ trong đó quyền lực tối cao
được trao cho người dân và thực hiện bởi họ, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông
qua một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ các cuộc
bầu cử tự do.
Theo nhà khoa
học chính trị Larry Diamond, chế độ dân chủ bao gồm bốn yếu tố chính sau đây:
1. Một hệ thống
chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và
công bằng.
2. Sự tham gia
tích cực của mọi công dân, trong chính trị và đời sống dân sự.
3. Bảo vệ quyền
làm người của mọi công dân.
4. Một nguyên
tắc của pháp luật, trong đó các luật và thủ tục áp dụng chung cho tất cả các
công dân.
Danh từ DÂN CHỦ này xuất hiện đầu tiên tại Hy Lạp với cụm chữ δημοκρατία (dimokratia
- ),
"quyền lực của nhân dân", được ghép từ chữ δήμος (dēmos),
"nhân dân" và κράτος (kratos), "quyền lực"
vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính
trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là khu vực thành Anthena
sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN.
Trong học
thuyết chính trị, DÂN CHỦ dùng
để mô tả cho một số ít hình thức nhà nước và cũng là một loại triết học chính trị.
Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về “DÂN CHỦ”,
có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào. Đó là:
-
Tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có
quyền tham gia đến quyền lực một cách bình đẳng.
-
Tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các
quyền tự do được công nhận một cách rộng rãi, công bằng.
Chủ
quyền người dân là một triết lý phổ biến nhưng không phải lúc nào
cũng là động lực để hình thành một nền dân chủ. Tại một số quốc gia, dân chủ
dựa trên nguyên tắc triết học về quyền bình đẳng. Nhiều người sử dụng từ ngữ
"dân chủ" như một cách nói tắt của dân chủ tự do, còn
bao gồm thêm một số yếu tố như đa
nguyên chính trị, sự bình đẳng trước pháp luật, quyền
kiến nghị các viên chức được bầu nếu cảm thấy bất bình, thủ
tục tố tụng, quyền
tự do công dân, quyền con người, và những yếu tố của xã hội dân sự độc
lập với chánh quyền.
Tại Hoa Kỳ, tam quyền phân lập
thường được xem là đặc tính hỗ trợ cho dân chủ, nhưng ở các quốc gia khác, như
Vương quốc Anh, triết lý chi phối lại là chủ quyền tối cao của nghị viện (mặc dù trên thực
tế vẫn duy trì sự độc lập
của các hệ thống tòa án). Trong các trường hợp, "dân chủ" được
dùng với nghĩa dân chủ trực tiếp.
Mặc dù từ ngữ "dân chủ" thường được dùng trong bối cảnh chính trị của
quốc gia, những nguyên lý này cũng áp dụng cho
các tổ chức cá nhân và các
nhóm chánh trị khác.
Dân chủ có
nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên các nền văn hóa khác cũng có đóng
góp đáng kể vào quá trình phát triển của dân chủ như Ấn Độ cổ
đại, La Mã cổ đại, châu
Âu, và Nam Bắc Mỹ. Dân chủ được gọi là "hình thức nhà nước cuối cùng"
và đã lan rộng trên khắp toàn cầu. Quyền đi
bầu khi xưa bắt đầu từ những nhóm nhỏ (như những người giàu có thuộc
một nhóm dân tộc nào đó) qua thời gian đã được mở rộng trong nhiều bộ luật,
nhưng vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi liên quan đến các lãnh thổ, khu vực
bị tranh chấp có nhiều người nhập cư, và các quốc gia không công nhận các
nhóm dân tộc nào đó.
Những người
ủng hộ tôn giáo hay thần quyền thường khước
từ dân chủ nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức của họ cũng đã thay
đổi và chấp thuận một nền dân chủ gắn với tôn giáo.
TÔN
GIÁO và QUYỀN DÂN CHỦ:
Trong tổ chức và sinh hoạt tôn giáo từ xa xưa như Thiên
chúa giáo, Tin lành, Do Thái giáo, Hồi giáo, Bà la môn, Ấn Độ giáo, Nho giáo….tính
dân chủ không được đặc biệt nhắc tới như một điều tiên quyết, bó buộc nhưng phãng
phất nặng nề tính Thiêng liêng, thần linh.
Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: religion - xuất phát từ tiếng
Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính
thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần
linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con
người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và
con người, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được
định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh,
cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó.
Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: Thiêng liêng và trần tục. Trần tục là
những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn Thiêng liêng là cái
siêu nhiên, Thần Thánh. Đứng trước sự Thiêng liêng, con người sử dụng lễ
nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong
nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả
các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối
cùng của sự tồn tại. Chính vì thế nên những tư tưởng tôn giáo thường mang tính
triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có
nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế,
ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn
những tôn giáo khác.
Đôi khi từ "tôn giáo"
cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn
giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư
cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo"
có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi
mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái
gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một
cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những
người có tôn giáo). Một số tôn giáo có những giáo điều quá khích đã đưa đến
tranh chấp và xãy ra các cuộc chiến, gọi là Chiến tranh tôn giáo, đã đi
ngược lại mục tiêu cao cả của mọi tôn giáo phải theo là Hòa Bình và Thương Yêu.
Chiến tranh tôn giáo là cuộc chiến
tranh giữa các tín đồ tôn giáo khác nhau, hay ngay
cả những người cùng một tôn giáo nữa. Và tranh chấp này vẫn còn âm ỉ trong nội
bộ các tôn giáo. Thông thường, thuật ngữ này được dùng để chỉ các cuộc xung đột
giữa những người Tin Lành và Công giáo ở châu Âu khoảng thế kỷ 16 và 17.
Nổi tiếng nhất
là Chiến tranh tôn
giáo tại Pháp gồm 8 cuộc xung đột trong
khoảng thời gian từ 1562 tới 1598.
Tại Thụy Sĩ, Chiến
tranh Kappel là cuộc xung đột về tôn giáo đầu tiên ở châu Âu, diễn
ra trong khoảng 1529 tới 1531.
Tại Hà Lan thuộc Tây Ban Nha, Chiến tranh Tám mươi
năm giữa Đế chế Tây Ban Nha và Cộng hòa Hà Lan từ năm 1568 tới 1648
cũng mang màu sắc tôn giáo.
Tại Navarre, chiến tranh tôn giáo xảy ra trong khoảng 1560
tới 1572.
Không giống
bất cứ nơi nào khác trên thế giới, Việt Nam đã thể hiện một sự hòa hợp tốt đẹp
nhứt về tôn giáo để tránh được những tranh chấp xung đột như các nơi khác, đáng
làm mực thước cho các nước noi theo. Sự biến đổi mình để phù hợp với hoàn cảnh
để tồn tại thấm vào và thể hiện ra ngay ở tôn giáo. Chính vì sự hòa trộn tôn giáo
này mà chúng ta có tâm lý cúng vái tứ phương. Từ góc độ tích cực, sự phong phú
đó khiến người Việt bao dung hơn, thân thiện, dễ dàng tiếp nhận sự khác biệt
hơn. Các giá trị được lặn vào, dung hòa lẫn nhau; không loại trừ nhau và mâu
thuẫn nhau. Chính điều đó khiến Việt Nam không xảy ra những cuộc chiến tranh
tôn giáo lớn, không xảy ra bi kịch Thánh chiến như ở các nước Trung Đông, Tây Á
và châu Âu.
Việt Nam ta là nước có nhiều tín
ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay, ở nước ta có sáu tôn giáo lớn đã được đa số dân
chúng thừa nhận vì có tổ chức hẳn hoi là: Phật giáo, Công giáo,
Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo. Ngoài ra còn hàng chục triệu
người khác vẫn giữ tín ngưỡng dân gian, truyền thống và cả tín ngưỡng nguyên
thủy.
Tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta chủ yếu ở cấp độ tâm lý tôn giáo. Nhiều tín đồ tôn giáo tuy khá sùng đạo, nhưng hiểu giáo lý rất ít, gia nhập đạo phần nhiều do lan truyền tâm lý, hoặc do vận động, lôi kéo; ý thức tôn giáo ở phần lớn tín đồ không thật sâu sắc nên dễ chuyển đổi từ tôn giáo nầy sang tôn giáo khác khi gặp hoàn cảnh cần thiết.
Các tôn giáo, tín ngưỡng dung hợp, đan xen nhau và hòa đồng, không có kỳ thị, tranh chấp và xung đột tôn giáo. Các tín ngưỡng truyền thống và tàn dư tôn giáo nguyên thủy in dấu ấn khá sâu đậm vào đời sống tinh thần của người Việt Nam, theo suốt chiều dài lịch sử, đó là cái nền tâm linh để dễ dàng đón nhận sự du nhập của các tôn giáo khác. Sự khoan dung, lòng độ lượng, tính nhân ái của dân tộc Việt Nam, cùng với yêu cầu phải đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập, thống nhất lãnh thổ, nên người Việt Nam tiếp nhận các tôn giáo khác nhau một cách tự nhiên, miễn là nó không trái với lợi ích dân tộc – quốc gia và truyền thống văn hóa, tín ngưỡng cổ truyền lâu đời.
Sự phân bổ tôn giáo ở nước ta có đặc điểm nổi bật là giáo dân của các tôn giáo thường sinh sống thành từng cụm cộng đồng quy mô nhỏ, các cộng đồng tôn giáo khác nhau có thể sống hài hòa, xen kẽ vào nhau. Ở nhiều nơi, trong một làng, xã cũng có các nhóm tín đồ của các tôn giáo khác nhau sống chung đụng, hòa hợp nhau, hoặc xen kẽ với những người tín ngưỡng dân gian, không theo tôn giáo nào mà không xảy ra tranh chấp, kỳ thị như các nơi khác trên thế giới.
Các tôn giáo chính có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt Nam đều du nhập từ bên ngoài, ít nhiều đều đã có sự biến đổi và trở thành mang dấu ấn Việt Nam.
Các tôn giáo từ bên ngoài vào Việt Nam vừa theo cách du nhập tự nhiên qua giao lưu kinh tế, văn hoá như: Phật giáo, Hồi giáo; vừa có sự áp đặt song hành, theo gót với quá trình xâm lược của các đế quốc trong lịch sử như Công giáo, Tin lành... Quá trình giao du, gặp gỡ các tôn giáo vừa thâm nhập, bổ sung, vừa cải biến lẫn nhau, khiến cho mỗi tôn giáo đều có sự biến đổi phù hợp với đặc điểm địa lý, lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Sự pha trộn phức tạp giữa ý thức tôn giáo với tín ngưỡng truyền thống và tình cảm, phong tục tập quán và nhân dân.
Tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta chủ yếu ở cấp độ tâm lý tôn giáo. Nhiều tín đồ tôn giáo tuy khá sùng đạo, nhưng hiểu giáo lý rất ít, gia nhập đạo phần nhiều do lan truyền tâm lý, hoặc do vận động, lôi kéo; ý thức tôn giáo ở phần lớn tín đồ không thật sâu sắc nên dễ chuyển đổi từ tôn giáo nầy sang tôn giáo khác khi gặp hoàn cảnh cần thiết.
Các tôn giáo, tín ngưỡng dung hợp, đan xen nhau và hòa đồng, không có kỳ thị, tranh chấp và xung đột tôn giáo. Các tín ngưỡng truyền thống và tàn dư tôn giáo nguyên thủy in dấu ấn khá sâu đậm vào đời sống tinh thần của người Việt Nam, theo suốt chiều dài lịch sử, đó là cái nền tâm linh để dễ dàng đón nhận sự du nhập của các tôn giáo khác. Sự khoan dung, lòng độ lượng, tính nhân ái của dân tộc Việt Nam, cùng với yêu cầu phải đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập, thống nhất lãnh thổ, nên người Việt Nam tiếp nhận các tôn giáo khác nhau một cách tự nhiên, miễn là nó không trái với lợi ích dân tộc – quốc gia và truyền thống văn hóa, tín ngưỡng cổ truyền lâu đời.
Sự phân bổ tôn giáo ở nước ta có đặc điểm nổi bật là giáo dân của các tôn giáo thường sinh sống thành từng cụm cộng đồng quy mô nhỏ, các cộng đồng tôn giáo khác nhau có thể sống hài hòa, xen kẽ vào nhau. Ở nhiều nơi, trong một làng, xã cũng có các nhóm tín đồ của các tôn giáo khác nhau sống chung đụng, hòa hợp nhau, hoặc xen kẽ với những người tín ngưỡng dân gian, không theo tôn giáo nào mà không xảy ra tranh chấp, kỳ thị như các nơi khác trên thế giới.
Các tôn giáo chính có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt Nam đều du nhập từ bên ngoài, ít nhiều đều đã có sự biến đổi và trở thành mang dấu ấn Việt Nam.
Các tôn giáo từ bên ngoài vào Việt Nam vừa theo cách du nhập tự nhiên qua giao lưu kinh tế, văn hoá như: Phật giáo, Hồi giáo; vừa có sự áp đặt song hành, theo gót với quá trình xâm lược của các đế quốc trong lịch sử như Công giáo, Tin lành... Quá trình giao du, gặp gỡ các tôn giáo vừa thâm nhập, bổ sung, vừa cải biến lẫn nhau, khiến cho mỗi tôn giáo đều có sự biến đổi phù hợp với đặc điểm địa lý, lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Sự pha trộn phức tạp giữa ý thức tôn giáo với tín ngưỡng truyền thống và tình cảm, phong tục tập quán và nhân dân.
Đặc
biệt, chỉ có hai nền tôn giáo tự xuất phát ở Việt Nam, được gọi là tôn giáo dân
tộc. Đó là Cao Đài giáo và Phật giáo Hòa Hảo.
Tín ngưỡng truyền thống dân gian mà nổi bật nhất là phong tục thờ cúng tổ tiên, đã dung hợp với các tôn giáo dân tộc, góp phần tạo nên đặc điểm tình cảm, tâm hồn, tính cách người Việt Nam. Tuy vậy, sự pha trộn phức tạp giữa ý thức tôn giáo với tín ngưỡng cổ truyền và tình cảm, phong tục tập quán đã ăn sâu vào đời sống tinh thần người Việt Nam, làm cho một bộ phận không nhỏ quần chúng lao động rất dễ dàng tiếp nhận tình cảm, ý thức tôn giáo mới. Hơn nữa, bản chất đặc biệt của người Việt Nam từ ngàn xưa cho đến nay là đức tính hòa đồng, cảm thông và niềm tin vào các Đấng Thiêng liêng nên không mang tính cực đoan, chống đối, kỳ thị các quan điểm khác với quan điểm của mình như các dân tộc khác. Việt Nam là mảnh đất lành cho sinh hoạt, phát triển của các tôn giáo. Một tôn giáo đáng ghi nhận nhứt về tính hòa đồng, tương thân, tương ái, dễ dung nạp và xóa tan những cách biệt tín ngưỡng nhứt, là Đạo Cao Đài.
Tín ngưỡng truyền thống dân gian mà nổi bật nhất là phong tục thờ cúng tổ tiên, đã dung hợp với các tôn giáo dân tộc, góp phần tạo nên đặc điểm tình cảm, tâm hồn, tính cách người Việt Nam. Tuy vậy, sự pha trộn phức tạp giữa ý thức tôn giáo với tín ngưỡng cổ truyền và tình cảm, phong tục tập quán đã ăn sâu vào đời sống tinh thần người Việt Nam, làm cho một bộ phận không nhỏ quần chúng lao động rất dễ dàng tiếp nhận tình cảm, ý thức tôn giáo mới. Hơn nữa, bản chất đặc biệt của người Việt Nam từ ngàn xưa cho đến nay là đức tính hòa đồng, cảm thông và niềm tin vào các Đấng Thiêng liêng nên không mang tính cực đoan, chống đối, kỳ thị các quan điểm khác với quan điểm của mình như các dân tộc khác. Việt Nam là mảnh đất lành cho sinh hoạt, phát triển của các tôn giáo. Một tôn giáo đáng ghi nhận nhứt về tính hòa đồng, tương thân, tương ái, dễ dung nạp và xóa tan những cách biệt tín ngưỡng nhứt, là Đạo Cao Đài.
Một số đặc điểm văn hóa của
đạo Cao Đài:
Dưới góc nhìn
văn hóa thì Đạo Cao Đài là một tôn giáo mang các giá trị văn hóa đặc trưng của
cư dân hiền hòa miền Nam VN, và cả dân tộc Lạc Hồng. Trong đó có các đặc điểm của Đạo Cao Đài được biểu
hiện qua các giá trị cụ thể là:
1- Tính toàn cầu trong tôn giáo, tính
triết lý về quan điểm “vạn giáo nhất lý”.
2- Tính triết
học trong nhân sinh quan, tính văn minh trong nghi lễ.
3- Tính chung
thủy trong gia đình, tính dân chủ trong
sinh hoạt.
4- Tính dân tộc
trong lễ nhạc.
5- Tính văn hóa
vật thể trong kiến trúc.
6- Tính truyền
thống trong việc nhập thế phụng sự nhân sinh. Đạo Cao Đài là tôn giáo có tính toàn cầu được thể hiện ngay trong việc thờ
Thiên nhãn,
có nghĩa là con mắt Trời, biểu tượng qua hình ảnh con mắt mở của con
người để nhìn thấu rõ mọi việc ở thế gian. Điều này giúp con người phải trung
thực trước hành động của mình, mọi sự vật, hiện tượng của sự sống đều được
Thượng Đế biết đến, lương tâm và hành vi của con người luôn được soi xét mọi
lúc, mọi nơi. Với đức tin có Đấng Thượng Đế Cao Đài, người tín đồ Cao Đài luôn
luôn hướng thiện, tu chỉnh bản thân để sống đạo đức, thương yêu nhân loại. Mỗi
người chúng ta dù ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên địa cầu đều có con mắt để
nhìn, để sống trong môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và đều trân trọng
con mắt. Để thấy sự vật hiện tượng và có nhận thức, tư duy về các sự vật hiện
tượng đó, con người cần đôi mắt để nhận biết.
Tại sao Đạo Cao Đài chỉ thờ một con mắt chứ không phải là hai con mắt?
- Đạo Cao Đài thờ Thiên nhãn có nghĩa là mắt Trời, tượng trưng là con mắt người, nên thờ
một con mắt bởi số 1 là số bắt đầu
của vũ trụ (Thái Cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng
sinh bát quái, bát quát sinh vô cùng vô tận). Số 1 thuộc về dương, là ngôi
Thái cực, ngôi độc nhất trong Càn khôn Vũ trụ. Vẽ và thờ mắt trái là bởi bên trái thuộc về dương,
bên phải thuộc về âm. Đức Chí Tôn Chưởng quản khí dương nên mắt
trái tượng trưng Đức Chí Tôn. Như vậy, Thiên nhãn tượng trưng cho ánh sáng
tỏa khắp vũ trụ, cho sự minh bạch, trung thực của con người.
Đạo Cao Đài quan niệm rằng
các tôn giáo trên thế giới đều từ một gốc sinh ra, cùng thờ Đấng Thượng Đế Tối
Cao tức là ông Trời, là Đức Ngọc
Hoàng Thượng Đế, hay Đức Chúa Trời,... Đạo Cao Đài đã kế thừa và dung hòa những tư tưởng căn bản của các tôn giáo trên thế giới. Trên bàn thờ của Đạo Cao Đài có các Đấng
Phật, Tiên, Thánh, Thần đại diện của các tôn giáo là Phật giáo, Lão giáo, Nho
giáo tượng trưng cho quan điểm Tam giáo đồng nguyên hay Vạn giáo nhất lý, tức
là các tôn giáo đều có chung một Chân lý để giác ngộ nhân loại toàn cầu hướng đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ của
con người. Ngoài ra, Đạo Cao Đài còn tuyệt đối bảo vệ mạng sống do
Thượng Đế ban cho, nên dù có khổ đau thế mấy cũng phải sống để trả cho xong một
kiếp đời. Tự tử là điều tuyệt đối cấm kỵ trong Đạo Cao Đài. Người nào tự tử sẽ
không được hưởng hành lễ tang đầy đủ như người khác và sẽ không về được gốc căn
cội của mình, vì họ đã vi phạm luật của Thiên điều là: Thượng Đế sanh ra thì
chỉ có Thượng Đế lấy lại mạng số, chứ con người không được tự đoán quyết định
hũy hoại.
7- Đạo Cao Đài có tính triết
học thể hiện việc sử dụng hiện tượng Thông linh học để sáng tạo ra một tôn giáo
với nhiều yếu tố liên quan đến phong trào cơ bút, con người có thể và có khả
năng giao cảm giữa người sống và người chết, nhưng không phải là mê tín dị
đoan. Khoa học thế giới đã chứng minh sự hiện hữu của linh hồn
trong mỗi con người, người chết rồi vẫn tồn tại linh hồn. Trong con người
có ba thể: thể xác (hữu hình), chơn thần (bán hữu hình) và linh hồn (vô hình).
Chơn thần làm trung gian cho thể xác và linh hồn và là điểm mới trong giáo lý
của Đạo Cao Đài để lý giải các hiện tượng của con người từ vật chất đến tinh
thần, từ hữu hình qua vô hình.
Hiện nay, vì hoàn cảnh chính trị,
như Ơn Trên đã tiên tri khi từ lâu khi ra lịnh ngưng cơ bút, Đạo Cao Đài không còn sử dụng cơ bút nữa mà thay vào đó là việc tập thể nhơn sanh tín đồ, chức sắc
quyết định những việc quan trọng của
Đạo bằng hình thức Đại Hội Nhơn Sanh, Đại Hội Hội Thánh, nhóm họp thường niên, hàng tháng, cùng nhau bàn bạc, cuối cùng thống nhất thể hiện tính dân chủ, bình đẳng của con người trong xã
hội hiện đại, văn minh đã được qui định sẳn trong Luật Đạo là Tân Luật và
Pháp Chánh Truyền.
Tính dân chủ là nét độc đáo nhứt của một
tôn giáo và chỉ có trong Đạo Cao Đài.
8- Đạo Cao Đài là một tôn giáo tiến bộ, văn
minh. Trong sinh hoạt cúng lễ không dùng đồ xa xỉ, ăn mặc thì chỉ dùng y
phục toàn đồ màu trắng. Việc cúng tế vong linh tại các đàn lễ dùng toàn đồ
chay. Lễ cầu siêu vong linh cho người tín đồ Cao Đài quy vị từ tuần cửu đến Đại
tường (581 ngày) là mãn tang. Trong khi đó, theo phong tục Việt Nam để tang là
3 năm (1095 ngày) gấp đôi thời gian theo quy định của Đạo Cao Đài. Vì vậy, thời
gian chịu tang của người Đạo Cao Đài rút gắn được một nửa và dành thời gian để
làm ăn, sinh hoạt không nặng nề về việc sinh ly tử biệt. Tân Luật quy định rõ:
“Việc cầu siêu vong linh trong tuần cửu cửu (81 ngày), tiểu tường (200 ngày)
đến Đại tường (300 ngày) là mãn tang”. Tổng cộng mang tang 581 ngày, kể từ ngày
chết. Thời gian của mỗi tuần cửu, Tiểu tường hay Đại tường đều mang những ý
nghĩa Thiêng liêng cao cả.
9- Đạo Cao Đài không có tính mê tín dị đoan.
Đạo cấm kỵ việc dùng bói toán, đồng cốt, giết sinh vật tế lễ, không dùng vàng
mã. Để dâng lên Đức Chí Tôn lòng tín thành, người Đạo Cao Đài dùng tam bửu là
ba món quý báu nhất của con người gồm Tinh, Khí, Thần qua ba thứ: bông, rượu,
trà. Bông (hoa) tượng trưng cho hình
thể hữu vi (thể xác) tức là Tinh. Rượu tượng trưng cho trí khôn tức là Khí. Trà tượng trưng cho linh hồn tức là Thần. Đức Cao Đài dạy rằng: “Thầy
chẳng dùng sự chi mà thế gian mà thế gian gọi là tà quái dị đoan, nếu có xảy ra
một ít dị đoan trong Đạo đã dùng lỡ, ấy là tại nơi tâm của một vài môn đệ, nếu
chẳng giữ theo lẽ Chánh mà hành Đạo và bày biện nhiều sự vô lối thì trong ít
năm sau sẽ trở nên một mối Tả Đạo”.
9- Đạo Cao
Đài đề cao tính chung thủy của con người trong cuộc sống gia đình, mỗi người
chỉ một vợ một chồng. Khi trở thành Chức sắc thì luật đạo quy định “Cấm vợ
chồng bỏ nhau” nên Chức sắc Đạo Cao Đài thường thủy chung với gia đình. Mặt
khác, Đạo Cao Đài khuyên người đi tu để làm điều có ích cho gia đình, xã hội,
trở thành người hiểu lẽ đời, lẽ đạo, học lối sống đạo đức trong sáng, tiến bộ,
văn minh, không làm hại đến gia đình làm cho vợ chồng ly tán, chia lìa. Tân
luật của Đạo Cao Đài quy định: "Cấm người trong Đạo, từ ngày ban hành luật
này về sau, không được cưới hầu thiếp. Rủi có chích lẻ giữa đường thì được chấp
nối, …Vợ chồng người Đạo không được để bỏ nhau”.
10- Trong giao tiếp hàng ngày, người Đạo Cao Đài xưng hô với nhau thân thiện, gần gũi, không quan cách. Giáo Tông là người đứng đầu trong Đạo xưng là anh Cả, còn các vị chức sắc xưng
với người tín đồ là anh, là
chị. Người tín đồ gọi chức sắc mình là anh lớn, chị lớn. Đức Cao Đài khi xuất hiện qua “cơ bút” xưng với các đệ
tử là Thầy, như là người hướng dẫn, chỉ dạy cho tín đồ, chứ không xưng là
Đấng Tối Cao, Đấng Chúa Trời. Đây là cách xưng hô thể hiện tôn giáo Cao Đài không có sự phân biệt giai cấp trong sinh hoạt hàng
ngày, họ sống dân chủ, bình dân trong giao tiếp, và trở thành những người tu
hành sống chan hoà không có khoảng cách người trên, kẻ dưới, người đồng đạo coi
nhau như anh em cùng Cha.
Điều này khác biệt với đa số
tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành, tín đồ gọi nhau là Cha, Mẹ bề
trên, Thầy, Đại sư tổ,
v…v..
11- Đạo Cao Đài cũng sáng tạo ra văn hóa tinh thần riêng của tôn giáo. Kinh, lễ nhạc của Đạo Cao Đài cũng mang âm hưởng của dân gian miền Nam, với điệu nam xuân, nam ai, thể thơ
song thất lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú,....
Khi hành lễ, người Đạo Cao Đài luôn có ban lễ nhạc với các dụng cụ âm nhạc truyền thống
như đàn cò, đàn kìm, phách, sáo, nhị,… để thể hiện giai điệu dân tộc và ban
đồng nhi đọc kinh. Trong buổi
nói chuyện về nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam và nhạc lễ Cao Đài tại Thánh Thất
Từ Vân (Phú Nhuận, Sài gòn - VN), năm 1996 - Giáo sư Trần Văn Khê nhắc lại kỷ
niệm về thời còn nhỏ ở Vĩnh Long với các Chức sắc Cao Đài như Đầu Sư Nguyễn Văn
Ngợi (Cao Đài Tiên Thiên) và Giáo Sư Trần Văn Quế (Truyền Giáo Cao Đài). Ông
nói: “Tôi viết thơ cho thầy tôi là Trần Văn Quế, xin thầy cho biết rõ coi trong
đạo Cao Đài tổ chức việc nhạc như thế nào. Một hôm, thầy tôi gửi cho tôi một
bức thư trong đó có chép lại một bài cơ bút đã giáng xuống quy định cho tất cả
nhạc trong Đạo Cao Đài. Lần đó tôi mới giựt mình thấy tất cả nhạc Cao Đài đều
do nhạc trong dân gian Việt Nam, trong truyền thống Việt Nam đưa vào, không
phải từ phương xa tới, không phải từ một nước ngoài đi tới. Chính từ trong dân
gian mà đưa ra, …Tôi biết chắc căn bản âm nhạc Cao Đài như thế nào.
Tôi mới hiểu tại sao có điệu ai, tại
sao có điệu oán, tại sao có điệu xuân… Tất cả các điệu nhạc lễ đều có mặt trong
Nghi lễ của Đạo Cao Đài mà còn là âm nhạc trong phong cách nhạc lễ miền Nam
Việt Nam chứ không phải miền Trung hay miền Bắc nữa. Tức là âm nhạc trong đạo
Cao Đài dựa vào âm nhạc truyền thống dân gian của miền Nam một cách rõ ràng”.
(GS.Trần văn Khê-1996).
12- Đạo Cao Đài còn tạo ra nét
văn hoá vật chất độc đáo:
Kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh và các
Thánh thất Cao Đài với hai lầu chuông trống, có Tam Đài (Bát Quát Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài) cùng mầu sắc, trang trí hoa văn
kết hợp giữa truyền thống dân tộc và nét hiện đại đã trở thành một bộ phận trong cấu trúc văn hóa Việt Nam, đem lại bản sắc riêng của tôn giáo ra đời tại Việt Nam. Lối kiến trúc các ngôi thờ
tự, đặc biệt là Đền Thánh, đã dung hợp một cách tuyệt vời lối kiến trúc của các
mối Đạo thể hiện chủ trương của Đạo là Qui nguyên Tam giáo. Nhìn ngôi Đền Thánh
Cao Đài tại Tây Ninh, người ta thấy rõ nét hình dáng các nhà thờ Phật giáo Ấn
Độ, La Mã, Đạo giáo phương đông, Nhà thờ chính thống giáo Nga, v.v….Người Cao Đài ăn mặc theo truyền thống
người Việt Nam, khăn đóng mầu đen, áo dài truyền thống màu trắng, thể hiện tánh trong sạch trong tư
tưởng và trong sáng về hành động ở đời, nam để râu tóc, tạo ra dáng dấp bình dị, mộc mạc nhưng rất đáng kính
trọng.
Có thể nói, Đạo Cao Đài là tôn giáo có vai trò cốt yếu, nhất định trong
các tôn giáo ở Việt Nam và đặc biệt có tác
động tích cực đến văn hóa của cư dân miền Nam VN. Hình ảnh người tín đồ Cao Đài mặc áo dài trắng, với nét nguy nga
của Tòa Thánh Tây Ninh và những
Thánh Thất Cao Đài với hai
lầu chuông, trống,
chiếc thuyền bát nhã hình con rồng đưa vong linh tiễn biệt người quá vãng trong
Đạo, tiếng kinh ngân nga theo điệu nam ai, nam xuân,… trở thành nét đẹp văn hóa
của Đạo Cao Đài nói riêng và của nhân dân miền
Nam nói
chung. Nghi lễ dành cho người
chết trong đạo Cao Đài đã thể hiện nét độc đáo nhất về mục đích phụng sự nhơn
sanh với tính cách công bằng, bình đẵng như nhau giữa người giàu, người nghèo
hay người cao chức trọng trong xã hội với người bình dân mộc mạc thấp kém. Nét
bình đẳng đối xử trong Đạo Cao Đài thật đáng tôn trọng, quý báu. Đó mới thật là
đặc tính của một tôn giáo chính danh, đối xử công bằng mọi giới.
Tìm hiểu một
số đặc điểm văn hóa trong Đạo Cao Đài giúp chúng ta thấy rõ hơn bản thể của một
tôn giáo đã khai sinh ra tại Việt Nam với những đặc trưng tư tưởng, ý nghĩa
nhân văn trong cuộc sống. Từ đó, mỗi chúng ta biết trân trọng những giá trị văn
hóa của tôn giáo, cũng là giá trị triết lý nhân sinh của dân chúng miền Nam đã
được quyện tụ lại trong Đạo Cao Đài. Đặc tính dung hợp của Đạo Cao Đài đã đào
tạo người tín đồ tinh thần Hòa Đồng Tôn Giáo. Người Cao Đài thấy rất bình
thường khi vào tham dự lễ đàn cúng trong Chùa Phật giáo, hay Nhà thờ Tin Lành,
Thiên Chúa…không có cảm giác gì khó chịu hay bị cấm đoán. Các tôn giáo khác thì
hoàn toàn không được. Bằng chứng khác, ngày lễ Phật Đản, Chúa Giáng Sanh là Đại
lễ được tổ chức trọng thể trong Đạo Cao Đài.
TÍNH DÂN CHỦ TRONG ĐẠO
CAO ĐÀI:
Ngoài các đặc tính như nêu trên, cơ
cấu tổ chức của Đạo CAO ĐÀI có một nét độc đáo nhứt, không giống bất cứ tổ chức
của tôn giáo nào khác có từ xưa đến nay trên thế giới. Cơ cấu nầy được qui định
rất rõ ràng trong Pháp Chánh Truyền (như là Bản Hiến Pháp của Đạo) được Ơn Trên
ban hành vào đàn cơ ngày 26-10 năm Bính Dần (DL: 20-11-1926) và quyển Tân Luật
vào ngày 02-11 năm Bính Dần (DL: 6-12-1926). Tinh thần của Pháp Chánh Truyền và
Tân Luật rất tinh vi và linh diệu. Đó là tinh thần DÂN CHỦ
và NAM NỮ BÌNH QUYỀN.
Sơ lược có thể nêu ra 2 đặc điểm cách
biệt của nền cai trị hành chánh trong tổ chức Đạo Cao Đài như sau:
a/ Quyền TỰ DO DÂN
CHỦ:
Quyền Tự Do Dân Chủ của nhơn sanh trong Đạo Cao Đài được tôn
trọng và được gọi là “Quyền Vạn Linh”:
Đức Chí Tôn là Đấng Tối Cao, Đấng
sanh ra vạn vật muôn loài, thế mà Đấng ấy đã nói “Thầy là các con, các con là Thầy”,
có nghĩa là Ngài đã ban đặc ân cho con người ngang bằng Ngài. Do đó, Ngài cho
nhơn sanh có quyền lập ra Luật, tự kềm chế mình trong con đường tu. Nguyện ước
của nhơn sanh, sau khi được Thượng Hội và Hội Thánh thảo luận đồng ý sẽ dâng trình
lên quyền Chí Tôn phê chuẩn ban hành thành Luật, tất cả phải tuân theo. Nhơn
sanh được quyền chọn lựa người cầm quyền hành chánh từ Hương Xã địa phương trở
lên đến vị trí cao nhất trong nền Hành Chánh của Đạo, có quyền đề nghị tu chính
hay bác bỏ các luật đương thời xét thấy không còn phù hợp trong Đạo. Có thể
nói, các chức vị của Chức sắc, Chức việc từ hạ tầng cơ sở Đạo lên đến các chức
phẩm tối cao như Giáo
Tông đều có sự tham gia ý kiến công cử của toàn thể nhơn sanh. Điều
nầy đã thể hiện quyền dân chủ trong cửa Đạo Cao Đài, mà từ xưa đến nay trên thế
giới chỉ có một và chỉ một trong Đạo Cao Đài mà thôi.
b/ Quyền
NAM NỮ BÌNH ĐẴNG:
Tính cách độc đáo thứ hai
của Đạo Cao Đài là quyền Nam Nữ bình đẳng, Âm Dương hòa hợp mọi bậc tầng địa
vị, một nét đặc biệt chưa hề có trong bất cứ tôn giáo nào khác kể từ khi nhơn
loại có mặt trên quả địa cầu 68 nầy.
Thật vậy, ngay vào đàn cơ ngày Khai
Đạo năm 1926, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế đã giáng truyền là “phải Thiên phong cho nữ phái và Khai tịch
Đạo cho nữ phái”. Do đó, thi hành lời dạy tối cao, tối trọng nầy mà trong
cơ cấu tổ chức Đạo Cao Đài, nữ phái đã và đang nắm giữ tất cả các chức phẩm từ
Chức việc Hương Đạo cho đến hàng phẩm cao cấp như Phối Sư, Đầu Sư song song với
Nam phái. Vị Nữ Đầu Sư trước tiên của Đạo là Nữ Đầu Sư LÂM HƯƠNG THANH. Việc ưu
đãi nữ giới trong cơ cấu tổ chức Đạo Cao Đài là một đặc ân của Ơn Trên như lời
dạy của Đức Lý Giáo Tông: “nam nữ vốn
đồng quyền…” (TNHT/Q2/trang 286).
Hai đặc điểm nêu trên đây đã thể hiện
đúng và thật đầy đủ ý nghĩa của hai câu liễng được treo trước cửa Chánh vào nội
ô Tòa Thánh Tây Ninh được xem như mục tiêu của Đạo Cao Đài do CHÍ TÔN khai mở
cho nhơn loại vào thời kỳ ân xá lần thứ ba. Đó là:
“CAO THƯỢNG CHÍ TÔN ĐẠI ĐẠO HÒA BÌNH DÂN CHỦ MỤC”,
ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI TAM KỲ CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN”.
ĐÀI TIỀN SÙNG BÁI TAM KỲ CỘNG HƯỞNG TỰ DO QUYỀN”.
Mục tiêu Hòa Bình Dân Chủ và quyền Tự
Do ẩn chứa và đi sát với tổ chức và hoạt động của Đạo Cao Đài, một tôn giáo vừa
có tính siêu việt căn bổn cổ kính khi Thượng Đế mới lập Đạo cho thế gian, lại
vừa đi đầu về tính dân chủ của thời đại con người trong văn minh tiến bộ của
nhân loại. Và dân tộc Việt Nam được Thượng Đế lựa chọn giao trách nhiệm để
truyền bá chủ thuyết Đại Đồng Thế Giới để nhân loại chấm dứt mọi thù hận, ghét
ganh, tranh đua, giết chóc, để cùng nhau sống trong Tình Thương Yêu của những
anh chị em một nhà cùng Cha chung Thượng Đế. Đồng thời cũng thể hiện tính Dân
Chủ trong tiến trình văn minh của nhơn loại. Thực hiện được như vậy, nước Việt
Nam mới xứng đáng với lòng mong đợi của Người Cha Chung Thượng Đế là:
“Một
nước nhỏ nhoi trong vạn quốc,
Về sau làm chủ mới là kỳ”. (TNHT)
Làm chủ ở đây là chủ về Đạo Đức. Muốn
thực hiện chu toàn nhiệm vụ thiêng liêng mà Ơn Trên giao phó, người tín đồ Cao
Đài phải làm chủ cái tâm là giữ vững gốc
Đạo và thực hiện cho được sự THƯƠNG YÊU, CÔNG BÌNH,
DÂN CHỦ trong từng lời nói, mọi hành động mà quan trọng bậc nhất là trọn
chữ THƯƠNG YÊU đó vậy.
*
(Tài liệu sưu tầm qua nhiều
trang mạng)
__HT.Hồ Xưa sắp xếp, trình bày thêm và phổ biến. Kỷ niệm năm Đạo thứ 91_
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét