Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017
THÁI, MIÊN & VIỆT, AI NGON HƠN? - INRASARA
Sang Thái Lan thì khác ngay.
Ấn tượng đầu tiên dính chặt vào mắt du khách chính là nụ cười Thái Smile of Thailand. Người ta còn đặt cho xứ sở này cái tên: The Land of Smiles nữa.
Tại khách sạn 5 sao, tôi thử dành nguyên buổi sáng chơi trò qua lại mươi lần, thì đúng chục lần nụ cười đó có mặt, không sai phân tấc. Người Thái luyện nụ cười thành thứ bản năng.
Khmer cười hay chả rất tùy hứng, còn ở Việt Nam thì họa hoằn lắm ta mới nhận được.
Dĩ nhiên các so sánh ở đây chỉ là cảm nhận của một người ưa quan sát, có thể sai.
Đất nước chùa tháp hiện vẫn còn tồn tại dai dẳng nạn ăn xin. Ăn xin ngay ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Và người Miên cũng rất chịu khó cho.
Thái Lan thì tôi chưa thấy vụ này; có lẽ có nhưng tôi chưa từng gặp, ít nhất là trên đường phố và các con phố tôi đi qua.
Riêng Việt Nam ta thì ai cũng biết rồi, xin miễn.
Thái Lan có mỗi thứ giống Việt Nam, cái giống gần như hiếm nơi đâu trên thế giới có. Đó là khi đội bóng Thái ghi bàn, chắc chắn có kẻ cầm ảnh nhà vua Thái giơ lên; Việt Nam ta là ảnh Bác, cùng bài hát “Như có bác…”.
[Ghi chú thêm (không phải nói xấu): Các câu lạc bộ bóng đá Anh đều có bài hát riêng rất độc, ra trận là các FAN hát vang nó để cổ vũ cho 11 cầu thủ con cưng trong sân; Việt Nam ngược lại, cả nước không làm nổi một ca khúc ra hồn cho đội bóng quốc gia].
Ngành du lịch Thái thì ăn đứt tất cả.
Khách du lịch ngoại quốc ghé Cambodia hai ngày, sang Việt Nam dăm ngày, rồi mang tiền qua Thái Lan nằm, và tiêu cả tháng. Ngoài công nghiệp đèn đỏ [níu chân khách làng chơi] và nụ cười Thái cùng mấy thứ cần thiết khác, ở Thái Lan tuyệt không xảy ra vụ chèo kéo hay chém, chặt khách.
Nói đến ăn chơi, dân Miên cũng chơi phố đèn đỏ như ải như ai. Thủ đô Phnom Penh nổi lên hai con phố, ngắn thôi nhưng có, dù cách thức hành nghề của chị em còn rất ư nhà quê.
Thái Lan đã biến nghề này thành một ngành công nghiệp nổi tiếng, vừa hốt tiền, đồng thời giải quyết được đại dịch HIV/Aids.
Riêng Việt Nam ta chơi trò đạo đức [giả, để báo cáo Liên Hiệp quốc]: quyết liệt và kiên trì chống. Chống, để mặc bia ôm cà phê ôm hớt tóc ôm cùng hậu tố ôm các thứ mọc đầy ra.
Riêng vụ xài đôla thì dân Miên vô địch. Đến bà bán cá ngoài chợ tiếng Anh bẻ tư không biết cũng xài tiền Mỹ như chơi.
http://inrasara.com/2017/01/30/thai-mien-viet-ai-ngon-hon/
Nghệ thuật thắt Mizuhiki.
Mizuhiki là “trang sức” cho nhiều vật dụng, và cũng là một nghệ thuật thắt nút giấy ở Nhật Bản. Mizuhiki có thể hiện hữu từ những món đồ bình thường như bưu thiệp, hay bao đũa ăn, đến những vật trưng bày trang trí hình Long phụng,… giúp sản phẩm thêm sinh động, thanh tao, và trang nhã.
Mizuhiki là sản phẩm đặc trưng trong văn hóa Lễ Nghi của Nhật Bản, được sử dụng vào các dịp Lễ và Tết, là vật trang sức cho những món quà của người Nhật.
Mizuhiki là những sợi dây nhỏ được làm bằng một loại giấy từ bột gạo.
Từ ngữ Mizuhiki được ghép bởi 2 danh từ mang nghĩa “nước” và “kéo” nhằm thể hiện quá trình người thợ kéo dãn nguyên liệu bột gạo, sau các chu trình chế biến trong nước để tạo ra những sợi dây bằng giấy đủ màu sắc.
Mizuhiki ra đời cách đây hơn 1400 năm, vào thời Asuka của Nhật Bản.
Hình ảnh các nút dây tạo thành hình Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phụng) hay các loài hoa thanh nhã như hoa mai, hoa đào… gắn lên trên món quà.
Mizuhiki không chỉ giúp món quà trở nên sinh động, duyên dáng hơn, mà còn nhấn mạnh thành ý của người tặng đối với người nhận nữa.
Các kiểu thắt chủ yếu là: thắt kiểu bướm, thắt hình chiếc kéo.
Các màu kết hợp chủ yếu là: đỏ- trắng, vàng- bạc, vàng- trắng, trắng- đen.
Trước thời Minh Trị, nó chỉ được giới Samurai dùng như vật trang trí trên tóc.
Nghệ thuật Mizuhiki của Nhật Bản bắt đầu được thế giới biết đến rộng rãi từ Thế vận hội mùa Đông năm 1998, khi người chiến thắng được trao Vương miện Nguyệt quế làm bằng Mizuhiki.
Ở Nhật Bản, phải là những Nghệ nhân lâu năm mới tham gia việc chế tạo những tác phẩm Mizuhiki kỳ công như thế này.
Từ khâu nghiền bột, nhuộm màu, làm giấy, cho tới khi chế tác thành các kiểu dáng riêng biệt là một quá trình dài đòi hỏi ở người thợ rất nhiều kinh nghiệm.
(Ảnh: Internet)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Hồn ma đêm Giáng Sinh (Báo Mai )
Hồn ma đêm Giáng Sinh _ câu chuyện vượt qua lòng tham quỷ dữ Tất cả chúng ta đều từng gặp những người tham lam, và dường như với họ không ...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...