Nhà sản xuất cũng không giấu giếm việc muốn biến X-47 thành một chiếc B-2 thu nhỏ khi thiết kế UAV này có thể mang tới 2 tấn bom thông minh cùng nhiều loại vũ khí chết người khác.
UAV ra đời nhằm thực hiện những nhiệm vụ hay công việc nguy hiểm cho con người trực tiếp tham gia. Ban đầu, UAV thường ứng dụng trong quân sự nhưng sau này đã phát triển và sử dụng cho các mục đích khác như thương mại, giải trí và khoa học.
Trong những năm gần đây, Mỹ cùng với các quốc gia khác trên thế giới đang cố gắng để phát triển những mẫu UAV tốt hơn, không chỉ thực hiện nhiệm vụ trinh sát hay do thám mà còn kiêm cả nhiệm vụ của nhiều máy bay tiêm kích/cường kích đang làm: tiêu diệt mục tiêu.
Bài hôm nay sẽ nói về 10 chiếc UAV nguy hiểm nhất trên thế giới.
1. MQ-9 Reaper của Mỹ
MQ-9 Reaper hay còn biết đến với tên gọi Predator B được xem là chiếc UAV nguy hiểm nhất thế giới hiện nay, được đánh giá thông qua công nghệ bên trong lẫn các vũ khí mà nó mang theo. Từ khi được khai sinh vào năm 2001, MQ-9 đã củng cố thêm đội hình "thú săn mồi không người lái" của Quân đội Mỹ.
MQ-9 sử dụng động cơ tuốc bin khí mạnh mẽ, và có tải trọng lớn hơn hàng chục lần so với các UAV khác.
Ngoài ra, thiết kế của MQ-9 cũng cho phép bay trong nhiều giờ liền mà không cần tiếp nhiên liệu, rất phù hợp với các nhiệm vụ do thám, quan sát hay "rình mồi".
Không chỉ như vậy, cánh máy bay này cũng có thể mang theo nhiều loại vũ khí nguy hiểm chết người bao gồm bom dẫn đường bằng laser hoặc tên lửa Hellfire.
2. IAI Eitan của Israel
IAI Eitan là sản phẩm của công ty IAI Heron, lần đầu tiên được giới thiệu trên truyền thông vào năm 2007. Với kích thước lớn và cách quạt phía sau, mẫu UAV được thiết kế nhằm mục đích có thể bay cao và xa mà không cần tiếp nhiên liệu. Cụ thể, Eitan có thể bay ở độ cao hơn 13 km và hoạt động liên tục 20 giờ.
Ngoài ra, Eitan cũng có thể mang theo khối lượng lớn hàng hóa và nhiều loại bom khác nhau, bao gồm cả các loại bom dẫn đường bằng công nghệ hiện đại.
Eitan có lớp vỏ và động cơ có thể chịu được mọi điều kiện thời tiết. Nhà sản xuất trang bị cho máy bay các công nghệ như hệ thống chống đóng băng, khả năng cất cánh, hạ cánh tự động và hệ thống điện tử ba cổng hiện đại.
3. Predator C của Mỹ
Thêm một chiếc UAV đến từ nước Mỹ với tên gọi Predator C hay Avenger. Không giống như MQ-9, Predator C được trang bị động cơ phản lực và thiết kế để tàng hình đối với radar, bao gồm cả việc chứa vũ khí trong thân như các tiêm kích hiện đại khác của Mỹ.
Predator C được thiết kế để mang đầy đủ các loại vũ khí của MQ-9, đồng thời được trang bị thêm radar khẩu độ tổng hợp Lynx và một phiên bản hệ thống ngắm mục tiêu quang học của chiến đấu cơ F-35 Lightning II.
Bên cạnh đó, chiếc UAV này cũng có trần bay lên đến hơn 18 km, tốc độ hơn 700 km/h trong suốt 20 giờ. UAV cũng có thể mang theo 1.3 tấn vũ khí và có thể ngắm bắn rất chính xác. Predator C cũng có thể tự hoạt động theo chương trình định sẵn và người điều khiển.
Với thiết kế và công nghệ của Predator C, mẫu UAV này tỏ ra vượt trội hơi so với MQ-9, tuy nhiên đây vẫn chưa là mẫu may báy chính thức và đưa vào sử dụng phổ biến như MQ-9. Quân đội Mỹ vẫn còn rất nhiều thử nghiệm và chỉnh sửa cần thiết đối với mẫu UAV này.
4. X-45 UCAV của Mỹ
X-45 được xem là thế hệ UAV tiếp theo và được thiết kế bởi công ty Boeing. X-45 có thiết kế khá lạ với nhiều vây nhỏ cùng đuôi hướng về phía sau. Hiện tại, UAV này vẫn là mẫu thử nghiệm của Quân đội Mỹ kết hợp cùng Boeing.
X-45 bao gồm nhiều phiên bản với các hậu tố A, B, C, N và một phiên bản có tên gọi Phantom Bay. Tất cả các mẫu đều có khả năng mang bom thông minh JDAM và bom đường kính nhỏ với 8 quả ở mỗi phía. Ngoài ra, X-45 cũng được trang bị hệ thống máy tính thông minh, có thể tự quyết định mục tiêu để tiêu diệt.
5. X-47B PEGASUS
X-47B được xem là "người anh em" của X-45 khi sử dụng công nghệ tương tự nhau. Đặc điểm khác nhau nổi bật nhất chính là môi trường họat động.
Nếu X-45 được hoạt động trên sân bay của đất liền thì X-47B lại hoạt động chủ yếu ở tàu sân bay. Điều này khiến X-47B cũng mang nhiều đặc tính khác bao gồm khả năng cất cánh và hạ cánh trên đường băng ngắn cùng khả năng tiếp nhiên liệu trên biển.
UAV này thường bay ở tốc độ Mach 0.45 và có thể cao hơn. Nhà sản xuất cũng không giấu giếm việc muốn biến X-47 thành một chiếc B-2 thu nhỏ khi thiết kế UAV này có thể mang tới 2 tấn bom thông minh cùng nhiều loại vũ khí chết người khác.
6. WING LONG II của Trung Quốc
WING LONG II được phát triển bởi Tổng công ty máy bay Thành Đô và được thiết kế đặc biệt cho hoạt động giám sát, trinh sát. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng không quên thiết kế thêm cho máy bay này khả năng mang theo tên lửa không-đối-đất, cho phép tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất như xe tăng, bọc thép, kho nhiên liệu…
Theo nhà sản xuất, WING LONG II cũng có thể mang theo nhiều loại bom dẫn đường bằng laser hay bom nhỏ chống mục tiêu mềm. Trong tương lai, đây sẽ là một chiếc máy bay quan trọng trong Không quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
7. BAE TARANIS của Anh
Còn được biết đến với tên gọi Raptor, BAE Taranis là một mẫu UAV hiện đại của Anh, hiện vẫn đang được phát triển và bay thử lần đầu tiên vào năm 2013. Đây là kiểu UAV bán tự hành, có thể tự hoạt động cũng có thể điều khiển do phi công ở mặt đất. Máy bay được thiết kế để bay các nhiệm vụ liên lục địa trong khi có thể mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau.
Các hệ thống điện tử phúc tạp kết hợp với các vũ khí hiện đại cho phép Taranis có thể tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền lẫn trên không. Máy bay cũng đi kèm với công nghệ tàng hình với radar.
8. ELBIT HERMES 900
Elbit Hermes 900 là một UAV cỡ trung của Israel được thiết kế cho các nhiệm vụ tác chiến. Máy bay có sải cánh 15 m, khối lượng 970 kg; động cơ có thể giúp máy bay bay lên độ cao tối đa 9.1 km và mang theo 300 kg vũ khí. Ngoài ra, máy bay này cũng được trang bị nhiều loại cảm biến tùy chọn, radar và máy tính trí thông minh nhân tạo.
Elbit Hermes 900 được trang bị chủ yếu tên lửa không-đối-đất. Ngoài Israel, Brazil, Chile, Colombia, Mexico và Thụy Sĩ cũng đang sử dụng UAV này.
9. RQ-4 GLOBAL HAWK
Được phát triển với vai trò là máy bay trinh sát, RQ-4 có thể cung cấp thông tin tình báo tổng quan nhờ hệ thống sử dụng radar khẩu độ tổng hợp phân giải cao (Synthetic Aperture Radar - SAR) và cảm biến quang học/hồng ngoại tầm xa (Long-range Electro-Optical/Infrared - EO/IR).
RQ-4 có thể bay vòng quanh một khu vực trong thời gian dài và có thể khảo sát ít nhất 100000 km vuông địa hình trong một ngày.
Với hệ thống cảm biến hiện đại, RQ-4 cũng có thể gắn các vũ khí như tên lửa hay bom có độ chính xác cao. Phiên bản vũ trang nhỏ hơn cũng được sản xuất để tham gia vào chương trình Hunter-Killer của Quân đội Mỹ nhưng đã bị loại bởi MQ-9.
10. GRAY EAGLE UAS
Gray Eagle UAS là mẫu máy bay không người lái được phát triển bởi General Atomics, một bản nâng cấp của MQ-1.
Máy bay được trang bị một động cơ nặng và mạnh mẽ nhưng lại tiết kiệm nhiên liệu hơn so với thông thường, vì vậy Gray Eagle UAS được xem là mẫu máy bay rất hiệu quả trong nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Máy bay có thể hoạt động ở độ cao 8.8 km mang nhiều vũ khí nguy hiểm bao gồm: 4 tên lửa Hellfire hoặc 8 lên lửa AIM-92. Ngoài ra, máy bay cũng có thể mang 4 quả GBU-44/B Viper Strike.
Theo Tri Thức Trẻ
rất lợi hại
Trả lờiXóa