Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

FM974 :Nepal: Sita Chhaudry - Từ Một Đứa Nô Lệ Tới Bà Nghị Viên Hội Đồng Xã



Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 23/10/2017


      Sita Chhaudry trở thành người nô lệ, lần đầu tiên sau ngày vừa tròn mười tuổi, gần như hầu hết hàng năm của một thập niên sau đó, cha mẹ cô lại bán con, hết lần này rồi lần khác cho những gia đình chủ điền giàu có, với số tiền lương hàng năm khoảng 50 đô la để làm công việc ở đợ, lau nhà, nấu cơm và trông giữ trẻ con.

    Như tên người địa phương gọi “kamlari”, có nghĩa là người ở đợ có hợp đồng, Chhaudry đã bị đánh đập, bỏ đói và buộc phải làm việc 12 giờ mỗi ngày cho những gia đình giàu có trên khắp đất nước, họ cho người đi đến các vùng xa xôi mua trẻ em làm nô lệ, trả giá rẻ vì cái nghèo khổ của cha mẹ đám trẻ em, vốn thuộc giai cấp bần cùng nhất trong xã hội Nepal, nên họ sẳn sàng bán con. Chuyện mua nô lệ diễn ra mỗi năm cùng một thời gian, mùa gặt Maghi trong tháng giêng, những người chủ đi tìm mua, thường kiếm trẻ em trong các gia đình người Tharu như Chhaudry chẳng hạn để ký hợp đồng, giá cả và điều kiện làm việc. Đây là lần đầu tiên nơi Chhaudry học công việc đầu, ở tuổi lên 10, lo săn sóc, bồng bế em bé sơ sinh của một gia đình nhà giàu. Chhaudry, giờ đã 30 tuổi, bùi ngùi kể lại “cô là một đứa trẻ khốn khổ, thức dậy từ 4 gờ sáng rồi làm việc suốt ngày trong sợ hãi, liệu gia đình này sẽ la mắng hay đánh đập mình, cô chỉ được ăn những gì cặn thừa mà họ bỏ lại hay lo lắng về chỗ nào bên ngoài nhà mà cô sẽ ngủ trong đêm, vì gia đình này không cho cô được vào trong nhà, khi cô ngủ cô vẫn cứ sợ sệt, nghĩ tới cái gì mình đã làm sai trong ngày hay sẽ làm sai vào ngày mai”.

    Ngày nay, cuộc đời của Chhaudry đã khác, được trả tự do từ một đứa nô lệ vài năm trước đây sau phán quyết của tòa án tối cao Nepal, mới vừa qua, cô được bầu lên làm nghị viên trong kỳ bầu cử địa phương đầu tiên ở Nepal trong 20 năm qua, Chhaudry, người chưa hề đến trường cũng như học đọc học viết, cô dự định sẽ tận dụng thời gian năm năm giữ chức vụ này để tranh đấu và phát huy giá trị của cộng đồng sắc tộc người Tharu của mình và giới phụ nữ trong xã hội Nepal ngày nay. Tại một buổi họp ở làng Saathbidggha,  gồm ba mươi người, tất cả là  những người nô lệ như cô trước đây, cô không ngần ngại cho biết, mặc dù thất học nhưng cô đã trải qua quá nhiều kinh nghiệm trong đời, họ sẽ có nhiều thứ để nói lên ở đây, hơn là chỉ loanh quanh với sự nghèo đói và mưa bảo, cô muốn xác định tất cả mọi vấn đề, từ hạ tầng cơ sở yếu kém ở trường học đến việc giúp đở người già cả, để hợp tác với các cấp chính quyền cải thiện những thứ đó.

    Sự thay đổi mà Chhaudry muốn có sẽ là những bước căn bản thấy được tại quốc gia vùng núi Hy Mã Lạp Sơn này, nơi phụ nữ đang là những viên gạch lát đường để có bình đẳng và tiếng nói mạnh mẽ hơn, một khi chồng, cha, con họ phần lớn đã đi làm lao động ở ngoại quốc, lợi tức của họ đem về, đóng góp một phần ba số tiền cho tổng sản lượng quốc gia Nepal, con số cao nhất trên thế giới, do vậy, phụ nữ Nepal phải tự lực cánh sinh cho chính bản thân, tài chánh và cộng đồng của họ, ước lượng có khoảng 20 ngàn phụ nữ ra tranh cử trong kỳ bầu cử vòng đầu vào tháng năm ở Nepal, nhiều người không quá 30 tuổi. Hỏi về chuyện đã xãy ra cho mình, Chhaudry cho biết, cô không trách móc cha mẹ về những gì đã qua tại vì đâu đâu, mọi người đều làm như vậy, khi nói tới việc bị bán làm nô lệ, ở đây không có chuyện kế hoạch hóa gia đình hay ngừa thai, hầu hết những gia đình sắc tộc Tharu đều hăng hái trong việc có nhiều con hơn vì họ có thể kiếm được nhiều tiền khi đem bán con đi mỗi năm.

   Qua nhiều thế hệ, con gái người Tharu, chưa 6 tuổi đã bị gia đình đem bán đi hay cho người ta, để  đổi lấy tiền trả món nợ mà họ đã thiếu những người thuộc giai cấp cao hơn hay các gia đình chủ điền, con trai Tharu thường bị buộc đi chăn trâu chăn bò, lao động nặng nhọc lấy số tiền khoảng 20% lợi thức hàng năm của gia đình, mặc dù, trên nguyên tắc, trẻ con nô lệ “kamlari” phải được cho ăn uống, nơi ở và đi học nhưng trên thực tế, chỉ có số ít hiếm hoi được may mắn, đa số còn lại, chuyện hảm hiếm, rối loạn tinh thần và đánh đập là chuyện thông thường. Tuy nhiên, phần lớn những gia đình người Tharu này không có sự lựa chọn nào khác, Falki, 60 tuổi, đã làm nô lệ trước kia, buộc phải đem bán đứa con gái 5 tuổi cho mạng lưới “kamlari” để phần còn lại của gia đình bà tránh lâm vào cảnh đói khát, một quyết định đau lòng mà cho tới giờ này bà vẫn còn hối tiếc. Trong nước mắt, bà Falki bùi ngùi kể lại, năm con gái bà 14 tuổi, lúc gia đình chủ nhân, nơi mà con gái bà ở đợ, báo tin cho biết là em bị bệnh , kêu bà lên đón con về, phải mất mấy ngày trời mới đi tới đó, khi đến nơi, gia đình bà được người ta đưa thẳng tới nhà xác bệnh viện, cảnh sát bảo rằng con gái bà treo cổ tự tử trong nhà kho nên họ không mở cuộc điều tra, gia đình chủ nhân một mực nói không hề đụng tới em, chỉ vì em bị khủng hoảng tinh thần nhưng làm sao bà biết, liệu con bà có bị hãm hiếp hay giết chết hay không.

     Mặc dù các hình thức nô lệ khổ sai chính thức bị cấm đoán năm 2000, nhưng trong năm 2013, có một cuộc biểu tình dữ dội xãy ra sau khi cảnh sát thất bại trong việc tình nghi cái chết bị giết của em bé gái “kamlari” 12 tuổi, em đã bị gia đình chủ nhân tưới dầu xăng thiêu sống tại nhà họ, hàng trăm em bé gái được người ta tin rằng, vẫn còn sống như đời nô lệ hiện nay, trong đó làm việc cho nhà của một số chính trị gia và thương gia có máu mặt, theo tổ chức Nepal Youth Foundation cho biết.  Theo chương trình trợ giúp của chính quyền Nepal đưa ra, một số người nô lệ “kamlari” đã được cấp đất và vật liệu xây cất nhà cửa để làm lại cuộc đời sau khi không còn là nô lệ nữa nhưng vì họ, thất học mù chữ, không có kinh nghiệm đời sống xã hội và không có cơ hội tìm việc làm cho nên, thực trạng là nhiều người đó, cuối cùng cuộc đời đôi khi còn tệ hơn cả khi còn làm nô lệ.

    Làng Saathbidggha nơi cô Chhaudry sinh sống là một thí dụ về sự thất bại của chương trình này, xây cất nhà cửa trên ốc đảo cát giữa cửa sông đã chịu lụt nặng trong mùa mưa, năm nay nhà của Chhaudry đã bị ngập nước tới mái, buộc cô cùng hai đứa con gái phải chạy vào trung tâm tản cư lánh nạn. Theo lời của ông Gopal Ghimire, giám đốc dự án của tổ chức Practical Action Nepal, một tổ chức phi chánh quyền đã giúp cộng đồng của cô Ghhaudry lập kế hoạch chống lụt và cách thức di tản thì, quyết định cấp phát đất cho người nô lệ “kamlari” cuối cùng gây ra nhiều trở ngại hơn là những gì họ muốn hóa giải. Các cộng đồng này thiệt mất tất cả khi đối diện với thiên tai cho nên, giúp họ di tản xem ra có hiệu quả hơn khi nạn lụt xãy ra, vì họ có thể giữ được một vài gia súc mà họ nuôi và không phải bắt đầu lại bằng con số không từ đầu, khi thiên tai qua đi.

    Hiện cô Chhaudry tạm thời là người đứng đầu của cộng đồng và chịu trách nhiệm theo dỏi hệ thống báo động lụt lũ, cô bận cả ngày trong việc trông coi con cái, tổ chức các buổi gặp gỡ dân chúng trong cộng đồng và học hỏi làm một chính trị gia, cô tự làm mọi thứ một mình trong khi chồng cô, cũng một người nô lệ trước đây, làm đầu bếp cho một nhà hàng ở thị trấn gần biên giới Ấn Độ, trước hoàn cảnh này, Chhaudry cho biết, cô phải mạnh dạn vì không có sự lựa chọn nào khác, chỉ có đàn bà phụ nữ như cô ở đây, đàn ông gần hết đang ở xa tận bên Ấn Độ hay thành phố xa xôi nào đó.

    Cũng một người nô lệ “kamlari”, bà Kamala nói, nếu tưởng tượng tới người thủ tướng của một quốc gia thì ở cộng đồng này, đó là những gì Chhaudry đã làm cho họ ngày hôm nay. Chhaudry cười ngặt nghẽo “khi còn là con nít, cô thường thấy phụ nữ trên màn ảnh truyền hình và nghĩ rằng, nếu mình có dịp may, cô sẽ là một trong những người đó, và bây giờ giấc mơ ngày đó của cô đã trở thành sự thật.



Thuyên Huy

Monday 23.10.2017 – Viết theo Daily Mail UK

1 nhận xét:

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...