Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Vì sao ngày càng có nhiều người mắc bệnh thận?

Tại các nước phát triển như Mỹ và Hà Lan, nhóm người mắc bệnh về thận ở các mức độ khác nhau chiếm khoảng 6,5% đến 10%. Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người bị suy thận, trong đó khoảng 26.000 người suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Ngoài ra, mỗi năm có thêm gần 8.000 ca bệnh mới. Vậy đâu là nguyên nhân khiến số người mắc các bệnh về thận ngày càng nhiều?

1. Lạm dụng thuốc

Thường xuyên dùng nhiều các loại thuốc, rất dễ khiến cho thận bị tổn hại. Ví dụ các loại thuốc Tây như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, các vị thuốc trong đông y như lôi công đằng, khiên ngưu tử, thương nhĩ tử.

2. Ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc

Có rất nhiều trường hợp do sử dụng thực phẩm trị bệnh nhưng không rõ thành phần và xuất xứ nên dẫn đến các bệnh thận cấp tính, mạn tính, chức năng của thận bị suy kiệt.

3. Thường xuyên nhịn tiểu

Do công việc bận rộn nên có nhiều người nhịn tiểu, nước tiểu ở bàng quang quá lâu, dẫn đến vi khuẩn sinh sôi, khi vi khuẩn đi qua ống niệu đạo đến thận, sinh ra bệnh thận mạn tính. Nhịn tiểu có thể gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, suy thận, sỏi thận.

4. Thức đêm, làm việc và nghỉ ngơi không có giờ giấc

Từng có nghiên cứu cho thấy, buổi tối nếu ngủ dưới 5 tiếng đồng hồ, chức năng của thận sẽ giảm sút nhanh hơn người ngủ đủ giấc, khả năng xuất hiện protein nước tiểu cao hơn. Hơn nữa thức khuya, làm việc và nghỉ ngơi không có giờ giấc không chỉ làm tổn hại đến thận, mà còn dễ dẫn đến béo phì, bệnh tim mạch, cao huyết áp.

5. Hút thuốc

Bệnh thận giai đoạn cuối dễ phát sinh nhiều chứng bệnh khác, nhất là bệnh về tim mạch, hút thuốc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới huyết quản, huyết áp. Người bị bệnh thận hút thuốc trong thời gian dài có tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch lớn hơn rất nhiều so với người bị bệnh thận không hút thuốc.

6. Uống quá ít nước


Uống quá ít nước sẽ ảnh hưởng không tốt tới thận (Ảnh: Fotolia)

Uống nhiều nước sẽ tạo thành gánh nặng cho thận, nhưng uống ít nước quá cũng không tốt cho thận. Bởi vì uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu ít, khiến cho những nồng độ chất thải trong nước tiểu, vi khuẩn gia tăng, dễ sinh ra sỏi thận, thận ứ nước.
Ngoài ra, những người thích uống đồ uống thay nước cần chú ý, bởi vì trong đồ uống có thể chứa nhiều thành phần axit, uống nhiều quá sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn, từ đó gây tổn thương đến thận.

7. Ăn uống quá mặn

Ăn quá mặn cũng không tốt, bởi vì cơ thể sau khi hấp thu lượng lớn muối sẽ khiến huyết áp tăng cao, dẫn đến máu trong ở thận không thể duy trì được lưu lượng bình thường, từ đó sinh ra các bệnh về thận.

8. Các nguyên nhân khác

Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, áp lực cuộc sống quá nhiều, thực phẩm mất vệ sinh, v.v, khiến cho sức khỏe con người ngày càng ảnh hưởng. Các loại bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, béo phì, bệnh lao phổi, dễ dẫn đến thận bị tổn thương.

Phán đoán tình trạng của thận thông qua triệu chứng nhỏ của cơ thể:

Khả năng nghe có rõ hay không? Nếu như xuất hiện hiện tượng ù tai, thính lực giảm sút, điều này cho thấy thận đã bị tổn thương.
Màu sắc của da khác thường? Nếu xuất hiện các triệu chứng da sạm đen, hốc mắt trở nên đen, mắt sưng mọng, điều này cho thấy thận không còn hoạt động tốt nữa.
Tóc có đen hay không? Tóc bị bạc sớm, dễ rụng, tức là thận không tốt.
Xương cốt có còn khỏe mạnh hay không? Bệnh loãng xương, đau lưng cũng là dấu hiệu cho thấy thận không tốt.
Nước tiểu có bọt hay không? Không nhịn được tiểu, tiểu rát, nước tiểu có bọt đục có nghĩa là thận không hoạt động tốt.
Sáng dậy chân tay bị sưng phù cho thấy thận đang có vấn đề.

Bồi bổ thận thế nào cho tốt?

1. Ăn củ mài
Theo đông y, củ mài có nhiều công dụng bồi bổ thận rất tốt, vừa có thể ăn vừa có thể làm thuốc. Nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày ăn 50 – 200g củ mài, có tác dụng làm cho thận khỏe hơn.
2. Ăn nhiều đồ ăn có màu đen
Theo đông y, thức ăn có màu đen tự nhiên sẽ có tác dụng bồi bổ và bảo vệ thận. Có thể lựa chọn gạo đen, đỗ đen, vừng đen, mộc nhĩ đen, nấm, tảo biển, rong biển, v.v, để tẩm bổ cho thận.
3. Uống đầy đủ nước
Thận được coi là một công xưởng vệ sinh của cơ thể, trong quá trình thận tiến hành loại bỏ các chất thải trong cơ thể, thì nó cũng cần có đủ lượng nước. Uống nước theo giờ giấc cũng là cách quan trọng để dưỡng thận, mỗi ngày uống khoảng 2 lít nước là tốt nhất.
4. Khống chế lượng muối vào cơ thể
Trong quá trình ăn uống, muối sẽ được đưa vào cơ thể, khiến cho thận khí vượng, làm mất cân bằng lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Bình thường ăn uống không nên ăn quá mặn, khống chế lượng muối nạp vào cơ thể khoảng 3g mỗi ngày.
Dù là người bị bệnh về thận hay người bình thường, đều nên tạo thành thói quen ăn uống đồ ăn có lượng muối ít, để giảm bớt gánh nặng cho thận.

Hình thành các thói quen tốt cho sức khỏe

Cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, cộng thêm béo phì và hút thuốc, đều là những mầm mống nguy hiểm của bệnh thận mạn tính, do đó, người bị những bệnh này cần giữ giữ huyết áp, lượng đường trong máu và lượng mỡ máu cho tốt bằng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, khống chế trọng lượng cơ thể và không hút thuốc.
Ngủ sớm, dậy sớm, hạn chế thức khuya, hạn chế uống trà đặc và cà phê, cai thuốc lá, quan trọng nữa là không được nhịn tiểu. Người có triệu chứng rõ rệt, nặng thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Thanh Xuân (HNPĐ)

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...