Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

FM974 :Nam Dương: Hơn Nửa Thế Kỷ Vết Thù Hằn Cộng Sản Vẫn Chưa Lành



Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 16/10/2017


      Sự chạm trán xô xát giữa người biểu tình, người chống biểu tình và cảnh sát trước văn phòng của Viện Hỗ Trợ Luật Pháp Nam Dương tại trung tâm thủ đô Jakarta trong tuần này, được xem là một sự bắt đầu bất thường trong năm nay của những người hoạt động chống cộng sản ở Nam Dương.

    Nhóm người thiên tả tụ họp tại văn phòng, biểu tình phản đối cảnh sát đã ngăn chận không cho phép họ tổ chức buổi hội thảo, tranh luận về vụ tàn sát những người cộng sản trên khắp nước Nam Dương trong những năm 1965-66. Tiếng đồn lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội cho rằng, những người này là cảm tình viên của đảng Cộng sản Nam Dương (PKI), để đáp ứng tin tức này, những người cánh hữu bảo thủ cực đoan và các nhóm hồi giáo đã kéo đến chống lại. Hàng năm, lễ kỷ niệm ngày khởi đầu cuộc tàn sát tàn bạo “phong trào 30 tháng 9” đều được tổ chức, cuộc tàn sát kéo dài cả năm trời nhắm vào những người dân bị kết tội là cảm tình viên của đảng cộng sản Nam Dương, những người Hoa và những người thiên tả trong những năm 1965 – 66, và được người ta nhớ tới như một trong các thời kỳ u u ám và bạo động nhất của lịch sử nước này. Đảng cộng sản Nam Dương (PKI), ở thời điểm bấy giờ, là một trong các đảng cộng sản lớn nhất trên thế giới với hơn hai triệu đảng viên, bị cáo buộc đã có âm mưu cùng với sáu sĩ quan cao cấp của quân đội làm đảo chánh chống lại nhóm tướng lãnh cầm quyền nhưng bất thành, chế độ “Trật Tự Mới” của Suharto, cầm quyền với bàn tay sắt trong hơn ba thập niên, nổi lên nắm trọn quyền hành từ sau biến cố đó.

    Vụ tàn sát trên toàn quốc đã giết chết ít nhất 500 ngàn hay có thể là hơn ba triệu, được xem là cuộc tàn sát tàn khốc nhất trong thế kỷ 20 và việc này đã chưa bao giờ được các chánh quyền Nam Dương sau này nhắc lại hay nói tới. Việc tin đồn có liên quan tới số mạng của những người còn thân cộng sản PKI không phải là chuyện ngẩu nhiên, một khi tình hình chính trị khá phức tạp hiện tại căng thẳng hơn trước kỳ bầu cử năm tới 2019. Có nhiều người nghi ngờ cựu trung tướng và bộ trưởng dưới thời Suharto, ông Prabowo Subianto gần như sẽ thách thức ông Joko Widodo, tổng thống đương nhiệm trong kỳ bầu cử này.  Trong lần bầu cử năm 2014 tổng thống Joko Widodo chỉ thắng khoảng 53% số phiếu và cũng có tin đồn từ phía ủng hộ ông Prabowo, nói rằng, ông Widodo được nuôi lớn bởi người cộng sản và gốc thuộc sắc tộc người Hoa. Những tiếng đồn này một lần nữa lại rộ lên và lan truyền rộng rãi hơn trước trên các trang mạng xã hội và điện thoại di động, các tin tức này xem ra có hiệu quả gây ra áp lực khá nặng với tổng thống Widodo, đến nổi ông đã nhanh chóng buộc phải lên tiếng đã kích lý tưởng thiên tả và chỉ trích mạnh mẽ đảng cộng sản PKI mặc dù đảng này không còn chính thức hiện hửu, hôm 29 tháng 9, trong một bài tường thuật, tờ báo Jakarta Post viết “tổng thống Widpdo nói rằng, đừng bao giờ để đảng cộng sản PKI và chủ thuyết cộng sản sống lại lần nữa”.

    Về phía tướng Prabowo, với sự liên hệ với giới báo chí địa phương và quốc tế, và đã có mặt trong suốt những ngày người dân Hồi giáo biểu tình dữ dội chống lại cựu Thị trưởng Basuki Ahok Purnama, một người gốc Hoa trong năm nay, được giới quan sát cho rằng, ông ta đã gián tiếp cho biết đang bắt tay vào việc vận động tranh cử mặc dù chưa chính thức tuyên bố tư cách ứng cử viên. Quân đội Nam Dương vẫn giữ thái độ cứng rắn chống cộng sản và Prabowo đã được sự tiến cử từ nhóm cánh hửu “mặt trận chống cộng sản Nam Dương (FAKI)”, tư tưởng bất tin chủ nghĩa cộng sản được hậu thuẩn bởi một số luật lệ nhằm áp chế ý tưởng và hành động của những người thiên tả, một sắc lệnh ban hành trong thời gian xãy ra vụ tàn sát năm 1965 -66 vẫn còn hiệu lực, ngăn cấm cả hai đảng cộng sản Nam Dương và loại trừ chủ thuyết Mác- xít Lê-Nin.

    Việc Widodo thắng cử làm cho những người hoạt động xã hội và những người còn sống sót là nạn nhân của “phong trào 30 tháng 9”có một hy vọng lóe lên về sự hòa giải và hàn gắn chuyện đã qua, sau khi tổng thống Widodo hứa sẽ cho mở cuộc điều tra về những vụ vi phạm nhân quyền trong quá khứ, trong lúc ông còn là thị trưởng Solo, vùng trung tâm đảo Java, ông đã cho phép dân chúng được đi biểu tình và nhóm “Joint Secretariat”, là nhóm cổ động cho sự đối thoại về các vụ tàn sát người cộng sản trước đây được nhóm họp công khai.

    Các vụ ruồng bố người theo cộng sản và bắt bớ vẫn còn xãy ra bình thường nhưng thủ phạm không bao giờ bị đưa ra ánh sáng, tháng năm vừa qua, cảnh sát đã bắt một người bán hàng ở cửa hàng quần áo thung ở khu thương mại Blok M tại phía nam Jakarta sau khi có người báo là ở đó bày bán áo thung in dấu hình búa liềm cộng sản. Trong thực tế, hiện chủ thuyết cộng sản không còn nữa trên đất Nam Dương nhưng những sự tuyên truyền âm ỉ chống đối cộng sản có từ thời Suharto vẫn sống còn, Harsono, một người tranh đấu cho nhân quyền nói rằng, người Nam Dương cần có thêm nhiều tin tức, dữ kiện của cuộc tàn sát năm 1965 và các vụ vi phạm nhân quyền khác để tránh bị lợi dụng cho những mưu đồ chính trị hiện tại.

    Thật vậy, phần lớn chính sách tuyên truyền chống cộng sản từ thời kỳ Suharto vẫn tiếp tục, không có thách thức bởi các lãnh tụ sau này, mọi ám ảnh, bóng tối của giai đoạn giết người ghê gớm đó tan biến dần, không ai nhắc tới. Những năm đầu của chế độ “trật tự mới” của Suharto (1966 – 1998) được định nghĩa như là thời kỳ cực thịnh của lý thuyết Pancasalia, nền tảng của một triết lý quốc gia gồm năm nguyên tắc, củng cố quyền lực của quân đội trong việc cai trị đất nước và chủ trương chống lại chủ nghĩa cộng sản cực đoan, khuynh hướng này tiếp tục như dấu ấn tăng cường chế độ độc quyền của Suharto khi Nam Dương cho sản xuất cuốn phim tuyên truyền năm 1984 “Pengkhianatan G30S/PKI”, ngầm gián tiếp nhắc nhở người ta, chống cộng sản, ít nhất cũng là một phần của quyền lực Suharto. Phim này được chiếu hàng năm tại các trường trung học và các nơi công cộng trên khắp cả nước cùng lúc với ngày kỷ niệm hàng năm của “phong trào 30 tháng 9”, phim diễn tả hành động khát máu của đảng viên PKI khi giết các tướng lãnh quân đội trong kế hoạch lật đổ chính quyền Nam Dương nhưng bất thành.

    Năm nay cũng bộ phim dài ba tiếng rưỡi đã gây ra nhiều bàn cải hơn trước đây, giới luật gia than phiền rằng, phim quá bạo động để cho trẻ em xem trong khi đó giới khoa bảng và những người hoạt động xã hội cho rằng nội dung thích hợp và đúng đắn. Những người ủng hộ bộ phim và người cánh hửu muốn cái thông điệp chống chủ nghĩa cộng sản phải nên truyền bá rộng rãi và phổ biến hơn nữa, trong số đó có Hutomo Mandala Putra, người con trai út của Suharto, mới vừa đây, lên tiếng phản bác luận cứ của những ai than phiền bộ phim. Kết quả của một cuộc khảo sát vừa đăng bởi tổ chức Saiful Mujani Research & Consulting, có văn phòng ở thủ đô Jakarta tìm thấy có 86.8% người dân Nam Dương không thấy có sự đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản và cho rằng, người ta lợi dụng cuộc tàn sát cho mục đích chính trị không hơn không kém.

    Nói chung, giới trẻ của Nam Dương bắt đầu đi tìm sự thật của những gì đã xãy ra trong năm 1965 và nhận ra rằng, cái chủ trương chống chủ nghĩa cộng sản ở Nam Dương, trong thực tế là một phần của chính sách tuyên truyền “Trật Tự Mới” để hợp pháp hóa việc bám víu quyền lực của một số người trong hơn ba thập niên.

   

Thuyên Huy

Monday 16.10.2017


1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...