Trứng không làm tăng cholesterol, Mỹ bỏ khuyến cáo về trứng
Các nghiên cứu mới đã "minh oan" cho trứng với lý do làm tăng mỡ máu.
Chuyên
gia dinh dưỡng sức khỏe Nhật Bản Hirano Tomomi cho rằng, trứng chứa
chất methionin có thể cải thiện chức năng gan và giúp loại bỏ các chất
thải, độc tố trong quá trình chuyển hóa tại gan, nhưng cũng có thể thúc
đẩy quá trình đốt cháy lượng cholesterol trong máu, để ngăn chặn sự tích
tụ mỡ trong gan, gây xơ gan và giảm rủi ro cho động mạch.
Ngoài
ra, chúng còn là chất dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện tình trạng
trầm cảm, kích hoạt não để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ trong tương
lai.
Một
nghiên cứu khác tại Nhật Bản chứng minh rằng, trứng có một loạt các
chất dinh dưỡng thiết yếu với cơ thể, đặc biệt rất giàu axit amin thiết
yếu, có thể giảm cân một cách dễ dàng, giúp loại bỏ sự mệt mỏi và tăng
khối lượng cơ bắp, không dễ dẫn đến tăng đường trong máu..
Trong
những năm gần đây, Mỹ đã dỡ bỏ khuyến cáo hạn chế ăn nhiều trứng với
mục đích khống chế lượng cholesterol mà trước đó ban hành.
Tất
nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù vậy thì chúng là cũng không
nên ăn quá nhiều trứng hoặc thịt, mặc dù thịt nạc và thịt gia cầm được
xem là khá lành mạnh nhưng vẫn chỉ nên ăn ở mức cân bằng, vừa phải.
Trên
Tạp chí American College of Nutrition đăng một nghiên cứu phân tích
quan trọng được tiến hành trên 270.005 người ăn trứng xem có sự liên
quan tới bệnh động mạch vành, bệnh tim mạch hay không. Kết quả cho thấy
không có sự liên quan rõ ràng.
Ngược
lại, kết quả nghiên cứu cho rằng, nếu mỗi ngày ăn một quả trứng gà thì
có thể giảm 12% nguy cơ mắc đột quỵ, do trứng có thể giàu chất chống oxy
hóa, giúp cơ thể giảm stress và giảm viêm.
"Sát thủ" của sức khỏe hiện nay là chính là đường
Cũng
trong các khuyến cáo trước đây của Bộ y tế Mỹ, để hạn chế bệnh tật,
người dân cần hạn chế ăn dầu mỡ nhằm giảm lượng cholesterol - nguyên
nhân gây ra mỡ máu và các bệnh nguy hiểm khác.
Thông
tin mới nhất có thể khiến bạn bất ngờ là Bộ y tế Mỹ cho biets thứ cần
phải hạn chế nhất hiện nay không phải dầu mỡ mà chính là đường.
Cụ
thể, trong tài liệu Kim chỉ nam "Hướng dẫn chế độ ăn uống của người Mỹ
giai đoạn 2015-2020" kiến nghị, mỗi người cần tính toán việc ăn các loại
đường bổ sung mỗi ngày làm sao để không vượt quá 10% lượng calo/ngày.
Nếu
mỗi người cần 2000 đơn vị calo/ngày, xấp xỉ 10% nhiệt lượng thì không
nên ăn vượt quá 12 thìa cà phê đường/ngày. Cụ thể hơn, trong mỗi lon
nước ngọt chứa khoảng 10 thìa cà phê đường, nếu bạn uống 1 lon như vậy
là tương đương với lượng đường tối đa có thể tiêu thụ trong ngày.
Trong
đời sống hàng ngày, có rất nhiều món ăn chứa rất nhiều đường, người ta
quen gọi là đường phụ gia ở trong các loại bánh ngọt, các đồ ăn thức
uống chế biến sẵn. Bên cạnh đó, có rất nhiều loại trái cây bản thân có
chứa đường tự nhiên. Vì vậy, đây cũng là nguồn đường mà bạn cần biết
kiểm soát khi tiêu thụ chúng.
Đối
với chất béo bão hòa, muối và tinh bột, trong khi chế biến thực phẩm
thì lưu ý nên ăn ít hơn, thay vào đó là ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ
cốc nguyên hạt, hải sản và các sản phẩm từ sữa.
Mặc
dù bản Hướng dẫn chế độ ăn uống mới cho người Mỹ chỉ ra các loại đường
phụ gia có tác hại lớn hơn cả dầu mỡ, nhưng điều đáng chú ý là đường ở
trong thực phẩm tự nhiên, hoa quả, tinh bột cũng là đường. Vì vậy, khi
lựa chọn thực phẩm nên cân nhắc để làm sao vừa đủ dinh dưỡng, lại không
bị thừa đường.
Đây
cũng là một bước tiến mới trong chế độ ăn không chỉ áp dụng đối với
người Mỹ, mà các quốc gia khác cũng có thể tham khảo. Một trong những
nhiệm vụ quan trọng là phải phòng tránh triệt để bệnh tiểu đường.
* Theo Health/Ntdtv
(Từ Cảnh chuyển)
sức khỏe là vàng
Trả lờiXóa