Thanh Niên Online
Bệnh
Parkinson là một thoái hóa của hệ thần kinh trung ương gây rối loạn vận
động. Đây là một bệnh mạn tính tiến triển, tức là bệnh kéo dài và nặng
dần theo thời gian.
Cho
tới nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân
gây bệnh Parkinson, nhưng qua nhiều bằng chứng nghiên cứu, các nhà khoa
học cho rằng bệnh Parkinson liên quan chủ yếu đến yếu tố di truyền và
độc tố môi trường.
Cơ chế gây bệnh Parkinson
Theo thông tin trên trang NINDS,
bệnh Parkinson xảy ra khi các tế bào thần kinh trong não bị thoái hóa
và chết dần. Mặc dù ảnh hưởng tới nhiều vùng não bộ, nhưng các triệu
chứng điển hình của bệnh Parkinson là kết quả của sự mất mát các tế bào
thần kinh ở vùng chất đen (substantia nigra).
Các
tế bào thần kinh ở vùng chất đen có nhiệm vụ sản xuất ra một chất dẫn
truyền thần kinh quan trọng có tên là dopamine. Chất này có nhiệm vụ dẫn
truyền tín hiệu giữa các chất đen và thể vân (corpus striatum) để thực
hiện nhuần nhuyễn các hoạt động có chủ ý. Việc suy giảm dopamine ảnh
hưởng xấu tới chức năng vận động.
Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết bệnh nhân Parkinson bị mất ít nhất
60 - 80% lượng tế bào sản xuất dopamine và đồng thời cũng bị mất một
lượng đáng kể tế bào thần kinh sản xuất norepinephrine. Norepinephrine
là một chất dẫn truyền thần kinh có liên quan chặt chẽ với dopamine, là
“sứ giả” của hệ thần kinh giao cảm (điều chỉnh các chức năng tự động của
cơ thể, chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp). Sự suy giảm norepinephrine
có thể giải thích các triệu chứng phi vận động của bệnh Parkinson, bao
gồm mệt mỏi bất thường và các vấn đề về huyết áp.
Ngừa Parkinson, Alzheimer từ cà phê
Uống
một lượng cà phê vừa phải mỗi ngày sẽ giúp ngừa nguy cơ bị suy giảm
nhận thức do tuổi tác và các bệnh thoái hóa thần kinh khác như Alzheimer
(một dạng mất trí nhớ) và Parkinson (bệnh liệt rung).
Nguyên nhân
Di truyền học: Các
nhà khoa học đã xác định được một số đột biến gien liên quan đến bệnh
Parkinson, bao gồm alpha-synuclein và nhiều gien khác. Họ hy vọng rằng
việc phát hiện các gien liên quan đến bệnh Parkinson sẽ giúp xác định
các phương pháp mới để điều trị căn bệnh này.
Môi trường:
Tiếp xúc với một số độc tố nhất định trong môi trường có thể gây ra các
triệu chứng Parkinson (chẳng hạn như MPTP, mangan kim loại…) ở những
người nhạy cảm về mặt di truyền.
Ti thể:
Một số nghiên cứu cho thấy ti thể có tham gia vào sự phát triển của
bệnh Parkinson. Ti thể là những thành phần sản xuất năng lượng của tế
bào, và sự bất thường trong ti thể là nguyên nhân dẫn đến sự hư hại của
màng tế bào, protein, ADN và các phần khác của tế bào. Những thay đổi
liên quan đến stress oxy hóa cũng được phát hiện trong não bộ của người
bệnh Parkinson.
Tập thể dục tốt cho bệnh nhân Parkinson
Đối
với bệnh nhân Parkinson (bệnh mạn tính về hệ thần kinh làm các cơ bị
rung và yếu), tập thể dục giúp cải thiện dáng đi, cân bằng cơ thể và
giảm nguy cơ bị té ngã.
Những gien có liên quan
Alpha-synuclein
là gien đầu tiên được xác định có liên quan đến bệnh Parkinson. Từ
những năm 1990, các nhà nghiên cứu tại Viện Y khoa Quốc gia Mỹ đã nghiên
cứu hồ sơ di truyền của các gia đình có người mắc bệnh Parkinson và
thấy rằng bệnh của họ có liên quan đến sự đột biến gien alpha-synuclein.
Mối liên kết này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu năm 2003 của các
nhà nghiên cứu di truyền về bệnh Parkinson.
Ngoài
gien alpha-synuclein, các gien khác liên quan đến bệnh Parkinson bao
gồm: Parkin, DJ-1, PINK1, LRRK2, DJ-1, PINK1, và GBA - gien tạo ra
enzyme glucocerebrosidase. Đột biến ở gien GBA gây bệnh Gaucher (căn
bệnh khiến axít béo, dầu và steroid tích tụ trong não), và những thay
đổi trong gien này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Ngọc Khuê
rất hữu ích
Trả lờiXóa