Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

HAI NGƯỜI KHÁCH TRỌ : Hai vợ chồng người Do Thái tỵ nạn Cách họ cảm ơn nước Mỹ


Hai ông bà Peter and Joan Petrasek , sống ở Seattle , Hoa Kỳ đã qua đời , để lại di chúc nhờ luật sư chuyển toàn bộ gia tài của mình là $847,215.57 cho chính phủ Hoa Kỳ . Hai ông bà không có con cháu , và thân nhân gần cũng không có ai vì họ là những người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết hại . Hầu hết thân nhân của họ đã chết trong các trại tập trung của Hitler từ mấy chục năm trước .


Hai ông bà không để lại gia tài cho các hội từ thiện mà để lại cho chính phủ Hoa Kỳ , vì theo di chúc , họ muốn cám ơn chính phủ Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón họ và giúp đỡ họ có cuộc sống mới từ trại tập trung kinh hoàng của Đức Quốc Xã .


Ông Peter Petrasek sanh năm 1920 tại nước cộng hòa Czech . Khi quân đội Đức xâm lược nước này thì ông mới 12 tuổi . Chị của ông chết vì trúng đạn pháo kích , cha của ông bị bắt vào trại tập trung và bị giết tại đây , mẹ của ông thì bị lưu lạc mất tích . Ông còn sống sót là nhờ có sức khỏe và thể hình tốt , nên được chọn chuyển vào trại Thiếu nhi để phục vụ cho quân đội Đức .


Khi quân đội Mỹ của phe Đồng Minh giải phóng khu trai tập trung đó , ông được nhận vào quy chế tỵ nạn của Mỹ và được đưa sang Mỹ , được 1 gia đình người Mỹ nhận nuôi . Ông không trở về quê hương vì sau khi Phát xít Đức thua cuộc thì đất nước của ông lại bị Liên Xô chiếm đóng và trở thành nước Czech cộng sản .


Bà Joan , vợ ông , cũng là người Do Thái , đến từ Ái Nhĩ Lan . Hai người gặp nhau và làm đám cưới ở Canada , sau đó bà theo ông về Mỹ và sống ở Seatle cho đến ngày mất . Ông Peter làm thợ cơ khí cho hãng Bethlehem Steel suốt mấy chục năm và bà Joan làm nghề thợ may .


Khi bà Joan bị ung thư năm 1998 , biết không qua khỏi , 2 vợ chồng bàn đến việc để lại gia tài cho ai . Hai ông bà đã đồng ý và viết di chúc giống hệt nhau , trong đó nói họ rất cám ơn nước Mỹ đã cho họ cơ hội sống 1 cuộc sống bình an và tự do , 1 cuộc sống không chiến tranh , không lo nghĩ và được đối xử bình đẳng và tôn trọng như mọi người Mỹ khác , là những điều mà họ biết họ không có được nếu sống trong 1 quốc gia độc tài như Phát xít hay Cộng sản , và họ muốn biểu lộ lòng biết ơn đó bằng cách để lại toàn bộ gia tài chắt chiu cả đời cho chính phủ Mỹ .

Sau khi ông Peter mất , đại diện của Nhà Trắng đã được mời đến văn phòng luật sư của hai ông bà để nhận tấm ngân phiếu , và đã chuyển nó vào ngân khố quốc gia của nước Mỹ .

(H.Phi chuyển)

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...