Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 09/10/2017
Sau gần ba năm kể từ ngày “phong trào cây dù” rần rộ xuống đường năm 2014
làm tắc nghẽn và tê liệt một phần thành phố Hong Kong, một lần nữa hàng người của
phong trào này đã cùng nhau biểu tình chống
nhà cầm quyền Bắc Kinh hôm Chủ nhật vừa qua.
Trong lúc Hong Kong cho cử hành lễ mừng lần thứ 68 ngày thành lập Cộng
hòa Nhân dân Trung Cộng, thì người biểu tình, với quần áo màu đen, hiên ngang
dưới cơn mưa tầm tả, tràn ra đường phố, lên tiếng yêu cầu trả tự do cho những “tù nhân chinh trị” bị cầm tù hôm tháng
qua, trong đó có cả nhóm người lãnh tụ của “phong
trào cây dù” Joshua Wong, Nathan Law và Alex Chow. Việc bắt giam, đánh dấu
biến cố đáng nhớ trong năm 2014, năm mà ba người này đã vận động được hàng chục
ngàn người Hong Kong ủng hộ họ, xuống đường đòi hỏi dân chủ trực tiếp hơn nữa tại
vùng đất cựu thuộc địa Anh quốc, tuy nhiên, dù cuộc biểu tình hôm Chủ nhật, đã
gây tiếng vang lớn một lần nữa tinh thần đoàn kết của những người tham gia
nhưng một số người quan sát thời cuộc e rằng, thiếu sự hướng dẩn của nhóm người lảnh đạo
đang bị giam giữ cho thấy việc bắt bớ và giới hạn quyền tự do phát biểu chính
trị của chánh quyền Hong Kong xem ra vẫn còn có nhiều hiệu quả. Theo lời của
Avery Ng, người lãnh đạo cuộc biểu tình này và cũng là chủ tịch tổ chức “liên đoàn Dân chủ Xã hội,” khi phải trực
diện với một chế độ toàn trị, điều tốt nhất mà giới cầm quyền hy vọng là người
dân sẽ cứ im lặng.
Cộng thêm với Wong, Law và Chow, cũng có hàng loạt thành viên của “phong trào cây dù” đang ở trong tình thế
sẽ bị bắt giữ, bao gồm Benny Tai, một giáo sư tại đại học đường Hong Kong, người
đầu tiên đưa ra ý kiến cho cuộc biểu tình năm 2014, Kong Tsung-gan, tác giả quyển
sách “Cây Dù: Một Câu Chuyện Chính Trị Kỳ
Thú Ở Hong Kong” cho biết “chưa bao
giờ trong lịch sử Hong Kong, lại có quá nhiều chính trị gia và những người
tranh đấu cho dân chủ phải đối mặt với các cáo buộc từ tòa án”, Hong Kong
đã có 39 vụ án, về tội trạng của những người lãnh đạo ủng hộ dân chủ từ khi có
vụ biểu tình, 21 vụ đang tiếp tục tiến hành. Chính quyền Hong Kong bác bỏ lời
chỉ trích của giới chống đối cho rằng những vụ án này nhằm cho mục đích chính
trị.
Cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, tố cáo đích danh Bộ Trưởng Tư Pháp Rimsky
Yuen của Hong Kong là người đứng sau lưng của các vụ bắt bớ, ông Chris Patten,
cựu toàn quyền của thuộc địa Hong Kong, chỉ trích bộ trưởng Yuen về việc muốn
có bản án tù cho Wong và các người tranh đấu khác mặc dù vụ xử án xem ra đã xử
xong, trong lá thư viết trong nhà tù, Wong cho biết, bị giam giữ là một phần
không tránh khỏi của cuộc tranh đấu lâu dài và khốn khó cho con đường dân chủ,
hình của Wong và các người lãnh đạo phong trào đang bị giam được in trên các tấm
bảng lớn và những tờ giấy rơi tại ngày biểu tình Chủ nhật, ông Danny Chan, một
trong những người lớn tuổi tham gia cùng giới trẻ nói rằng “các người già cả ở Hong Kong như ông đều
thích Wong,họ cần phải lên tiếng ủng hộ những người trẻ đang ở trong nhà tù”.
Cũng trong tuần này, nghị viên Cheng Chung-tai bị tìm thấy có tội làm “hạ giá trị” của Trung cộng và Hong Kong
và bị phạt 640 đô la khi ông bẻ cong một số lá cờ Trung cộng và Hong Kong bằng
nhựa do nhóm người thân Bắc kinh mang vào viện lập pháp Hong Kong trong phiên họp
thường niên năm ngoái, một điều luật mới vừa ban hành bởi quốc hội Trung Cộng
cũng đề ra tội phạm hình sự cho những ai “không
tôn trọng” bài quốc ca của họ.
Khi chưa có gì rõ ràng là luật mới này sẽ áp dụng ra sao trong thực tiễn
tại Hong Kong, nơi tương đối được tự do bày tỏ tư tưởng hơn ở lục địa, bài quốc
ca này cũng là một đề tài chính của những người biểu tình ở Hong Kong, đươc biết,
giới ham mộ túc cầu địa phương đã chế nhạo bài hát trong suốt trận đấu với đội
banh Trung cộng. Jeffrey Ngo, trưởng nhóm nghiên cứu của đảng chính trị
Demosito, Wong và Law thẳng thắn chỉ trích “dùng điều luật về “ái quốc” hạn chế
sự tự do phát biểu tư tưởng được phản ảnh như là việc tăng dần mức độ toàn trị
tại Hong Kong. Sự ủng hộ mạnh mẽ, đặc biệt ở giới người trẻ ở Hong Kong đối với
những đảng phái chính trị địa phương, thường cổ động cho quyền tự trị lớn hơn
cho Hong Kong và ngay cả sự độc lập, tách khỏi Trung cộng đồng thời gặp phải phản
ứng giận dữ từ nhà cầm quyền Bắc Kinh. Người đại diện cho Bắc Kinh tại Hong
Kong, Wang Zhimin trong tuần qua, lên tiếng cho biết sẽ không có việc khoan nhượng
cho quan điểm đòi Hong Kong độc lập, tư tưởng này không có chỗ đứng ở Trung cộng
hay cả trên thế giới.
Cuộc xuống đường tuần hành ngày Chủ Nhật là vụ biểu tình chính thứ nhì kể
từ khi Wong và các người tranh đấu khác bị vào tù, nhưng trong khi cảnh sát cho
biết có khoảng 4300 người tham gia, con số quá thấp so với vài chục ngàn lần biểu
tình tháng tám, kết quả cho thấy khó khăn trước mắt cho các nhóm chống đối vẫn
còn đó, so sánh kết quả lần biểu tình của “phong
trào cây dù” và “cách mạng hoa Hướng
dương” của Đài Loan, xảy ra cùng thời điểm, người ta nhận ra sự khác biệt
quá lớn, người ủng hộ cho “cách mạng hoa
Hướng dương” hiện nay lớn mạnh và có chân trong các định chế quyền lực
trong khi đó, ở Hong Kong, số người lãnh tụ của các vụ biểu tình, thắng cử đã bị
tước quyền từng người một, mặc dù, quả là một chiến thắng lớn cho nhóm người
tranh đấu đòi dân chủ được dân chúng bầu lên nhưng cuối cùng không thành công
giữ được vị thế của họ.
Chan Kin-man, một trong những người lãnh tụ phong trào không phải là
sinh viên nói rằng, ông lo ngại cho sự tăng dần mức độ thất vọng ở thành phố
này, dựa vào bằng chứng với con số người Hong Kong bỏ di dân ra ngoại quốc ngày
càng nhiều hơn, trong lúc cả Anh quốc và Hoa kỳ lên tiếng bày tỏ sự e ngại đối
với hiện tình Hong Kong thì cựu toàn quyền Patten nghi ngờ liệu các quốc gia
này có thật sự muốn tránh khủng hoảng trong mối liên hệ kinh tế mua bán với
Trung cộng hay không. Duncan Ker, giám đốc nhóm “tình báo kinh tế vùng Á Châu”, cho biết, phong trào thân dân chủ
truyền thống đã không còn hấp dẫn vì người dân Hong Kong quan niệm, sẽ không có
dịp may nào làm cho nhà cầm quyền lục địa cho phép có một sự cải tổ chính trị
thật sự trong tương lai.
Một sự thử thách lớn sẽ đến vào đầu năm tới,
khi có kỳ bầu cử bổ túc số nghị viên mới thay thế cho nhóm nghị viên dân chủ bị
nhà cầm quyền Bắc Kinh tước quyền, nếu các người tranh đấu đã có khả năng vận động
người dân Hong Kong bầu lên 6 nghị viên địa phương năm 2016 thì lần này vẫn còn
có dịp may làm chuyện đó một lần nữa. Nhóm tranh đấu hy vong rằng, sẽ có con số
kỷ lục người đi bầu lần này như họ đã làm kỳ vừa rồi nhưng cái khó khăn cho họ
là, nhiều lãnh tụ của các nhóm đối lập sẽ bị ngăn cản, hoặc bị loại trừ tư cách
ứng cử viên vì một lý do nào đó như nhà cầm quyền Bắc Kinh đã từng làm với những
người ủng hộ Hong Kong độc lập trong quá khứ.
Thuyên Huy
Monday 09.10.2017
rất hấp dẫn
Trả lờiXóa