Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Chạy trốn từ địa ngục Triều Tiên, thiếu nữ bị lừa bán sang Trung Quốc kể lại hành trình tìm kiếm tự do

18 tuổi, Joy quyết định bỏ trốn sang Trung Quốc, quốc gia mà Triều Tiên ca ngợi là nơi hạnh phúc nhất thế giới.  
Joy, một phụ nữ trẻ người Triều Tiên hiện sống tại Hàn Quốc, đã kể lại hành trình tìm kiếm tự do của cô mà ít ai có thể tưởng tượng nổi ở độ tuổi đôi mươi.
Câu chuyện của cô được chuyển thể qua bộ phim mang tên “Sleep Well, My Baby” (Hãy ngủ ngon, con yêu).

Nhân vật chính trong phim Sleep Well, My Baby (Ngủ ngoan, con yêu). Bộ phim dựa trên các tình tiết có thật liên quan đến đến Joy, một phụ nữ Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc (Ảnh: Facebook)
Nhân vật chính trong phim Sleep Well, My Baby (Ngủ ngoan, con yêu). Bộ phim dựa trên các tình tiết có thật liên quan đến đến Joy, một phụ nữ Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc (Ảnh: Facebook)

Joy viết trên trang web của bộ phim: “Khi còn nhỏ tôi không có ước mơ nào cho tương lai, vì gia đình tôi chỉ cố gắng sinh tồn. Cha tôi có một trang trại, nhưng một ngày chính quyền đã chiếm toàn bộ tài sản của ông. Chúng tôi phải bắt đầu bán gỗ trái phép để kiếm tiền. Chúng tôi luôn lo lắng rằng chúng tôi sẽ bị bắt. Chúng tôi sống trong nỗi sợ hãi và lo lắng liên tục.”

Joy kể lại tuổi thơ khốn cùng ở Triều Tiên. Cô không dám lộ mặt và tên thật vì lo sợ người thân ở quê nhà sẽ bị trả thù (Ảnh: www.libertyinnorthkorea.org)
Joy kể lại tuổi thơ khốn cùng ở Triều Tiên. Cô không dám lộ mặt và tên thật vì lo sợ người thân ở quê nhà sẽ bị trả thù (Ảnh: www.libertyinnorthkorea.org)

“Tôi nhớ có lần tôi không có gì ăn trong vòng 2 ngày. Cha mẹ tôi lên núi để tìm cỏ để luộc lên ăn. Có lần chúng tôi không thể tìm thấy cỏ, vì vậy cha tôi và tôi đi đến cánh đồng của một người nào đó. Ông ấy cõng tôi trên lưng và, khi chúng tôi đến đó, chúng tôi giả vờ là tôi phải đi tiểu để tôi có thể vào trong ruộng và ăn một bắp ngô non.”
Cuộc sống trở nên quá khó khăn, mẹ Joy đã ly dị cha cô và bỏ đi. Cha cô kết hôn với một phụ nữ khác nhưng họ thường xuyên cãi vã vì gia cảnh túng thiếu. Cả hai người đều muốn ép Joy kết hôn vì họ không thể nuôi sống cô được nữa. Một vấn đề khác mà Joy phải đối mặt là việc anh rể cô đã cố gắng hãm hiếp cô.
Quá túng quẫn, Joy quyết định liều mình trốn sang Trung Quốc để thoát khỏi sự vô vọng ở quê nhà. Lúc đó cô mới 18 tuổi.

Lo sợ bị trả thù, cô Joy không tiết lộ danh tính và che mặt khi tham gia sự kiện ‘AMA” (Hãy hỏi Tôi Mọi thứ) ở New York, để quảng bá cho bộ phim về hành trình đến tự do của cô
Sợ bị trả thù, Joy không tiết lộ tên thật và che mặt khi tham gia sự kiện ‘AMA” (Hãy hỏi Tôi) ở New York (Mỹ), để quảng bá cho bộ phim về hành trình đến tự do của cô.

Joy quyết định vượt biên với niềm hy vọng có được cuộc sống hạnh phúc ở Trung Quốc. Ở đất nước cô, chính quyền họ Kim quảng bá Trung Hoa là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với số điểm tuyệt đối là 100, kế đến là Triều Tiên với 98 điểm, Business Insider cho biết đánh giá năm 2011 của Bình Nhưỡng. Cũng trong bảng xếp hạng này, Hàn Quốc xếp thứ 152 với 18 điểm, và “Đế quốc Mỹ” đội sổ với 3 điểm.
Joy kể lại trên trang Reddit: “Tôi nghe đồn rằng tôi có thể trốn sang Trung Quốc, rồi sẽ được một cặp vợ chồng già Trung Quốc nào đó nhận làm con nuôi và sẽ có một cuộc sống hạnh phúc ở đó. Mẹ kế của tôi quen biết một người môi giới, ông ấy đã thuyết phục tôi tới Trung Quốc”.
Sống ở phía bắc của Triều Tiên, tiếp giáp với Trung Quốc, cô Joy đã được người môi giới đưa tới Sông Tumen, nơi cô được thông báo về thời gian và địa điểm để vượt qua biên giới. Nhưng, ngay khi đặt chân tới Trung Quốc, Joy bị một kẻ môi giới khác bắt giữ. Hắn yêu cầu cô phải trả tiền để được trốn thoát, nếu không sẽ bị bán làm vợ người khác.
“Tôi không có tiền và rất sợ bị cảnh sát Trung Quốc bắt. Tôi cảm thấy đúng là mình đã bị mắc bẫy,” Joy chia sẻ. Cuối cùng, Joy bị bán làm vợ cho một người đàn ông với giá 3.000 USD (khoảng 68 triệu đồng).
“Cuộc sống thật khó khăn, nhưng tôi đã sinh được một bé gái, con bé trở thành niềm vui sống của tôi”, Joy cho biết.

Một cảnh trong phim Sleep Well, My Baby (Ngủ ngoan, con yêu), dựa trên những tình tiết trong hành trình tìm kiếm tự do của Joy, một phụ nữ Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc.
Một cảnh trong phim Sleep Well, My Baby (Ngủ ngoan, con yêu), dựa trên những tình tiết trong hành trình tìm kiếm tự do của Joy, một phụ nữ Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc.

Joy cho biết chồng cô không phải là người bạo lực, nhưng cô cảm thấy thật khó sống với người đã mua mình bằng tiền. Sau 2 năm chung sống, Joy đã tìm thấy cơ hội trốn thoát khỏi Trung Quốc với niềm hy vọng có được tự do.
Trải qua cuộc hành trình dài 4.800 km, cô bay đến một nước Đông Nam Á, và cuối cùng đến Hàn Quốc. Dù đã đặt chân đến mảnh đất tự do, cô vẫn cảm thấy đau đớn trong tim vì không thể mang theo người con gái yêu dấu của mình.
Cô Joy viết: “Bởi vì hành trình rời khỏi Trung Quốc rất nguy hiểm đối với người Triều Tiên, nên tôi đã phải bỏ lại con gái mình. Hiện giờ, tôi sống ở Hàn Quốc và đang học ngành xã hội để có thể giúp đỡ những người phụ nữ Triều Tiên thoát khỏi nạn buôn người.”


Joy hiện sống tị nạn ở Hàn Quốc, mong một ngày có thể giành lại người con gái ở Trung Quốc (Ảnh: www.libertyinnorthkorea.org)
Joy hiện sống tị nạn ở Hàn Quốc, mong một ngày có thể giành lại người con gái ở Trung Quốc (Ảnh: www.libertyinnorthkorea.org)

Joy mới 25 tuổi và hy vọng có thể quay lại Trung Quốc để đón con gái mình. Cô chia sẻ: “Tôi có thể có được con gái mình nếu gia đình họ cho phép tôi đón nó. Nhưng sẽ rất khó khăn để đón cháu về Hàn Quốc ngay bây giờ, vì họ muốn giữ lại con bé. Hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ đón được cháu về Hàn Quốc để sống với tôi”.
Joy cũng cho biết thêm thông tin về cuộc sống của người dân ở Triều Tiên, nơi mà nhiều người đào thoát như cô từng mô tả là “địa ngục trần gian”.
Kể lại về tuổi thơ ở Triều Tiên, cô cho biết cuộc sống khắc nghiệt như ‘một trận chiến” đối với hầu hết người dân. “Tôi không mấy khi được đến trường vì cuộc sống quá khó khăn đối với chúng tôi. Nạn đói lớn đã khiến cho chúng tôi không có thức ăn, chưa kể chúng tôi phải làm việc tại các trang trại thay vì đi học.”

Thay vì đến trưởng, trẻ em Triều Tiên phải làm việc trên các công trường

Joy cho biết: “Chỉ những người được coi là trung thành với chế độ, mới được phép ở Bình Nhưỡng. Tôi sống ở phía bắc của đất nước, nên vượt biên sang Trung Quốc dễ dàng hơn. Tôi biết rất nhiều người đã bị biến mất, và có tin đồn rằng họ bị đưa đến các trại giam. Chưa bao giờ có một cách nào để khẳng định điều đó. Họ chỉ biến mất một ngày nào đó mà thôi”.
Cô cũng chia sẻ: “Tôi nhớ sách giáo khoa luôn miêu tả nước Mỹ như một nơi khủng khiếp và người Mỹ như quỉ dữ. Người ta nói với chúng tôi rằng miền Bắc và miền Nam không thể thống nhất bởi vì Mỹ muốn giữ cho đất nước chúng tôi bị chia cắt để làm chúng tôi suy yếu”.
Phạm Duy ĐKN

1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...