Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Sóng nhiệt chết chóc đe dọa phía Bắc Trung Quốc


Thu Hằng | 

Sóng nhiệt chết chóc đe dọa phía Bắc Trung Quốc
Cư dân tránh nóng ở hồ nước tại TP Tế Nam, tỉnh Sơn Đông Ảnh: AP

Khu vực đồng bằng phía Bắc Trung Quốc, một trong những vùng đông dân cư nhất trái đất, sẽ trở thành nơi nắng nóng chết chóc nhất thế giới vào cuối thế kỷ này, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ.

Nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Communications tuần này cho thấy nếu không cắt giảm mạnh khí thải carbon, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những đợt nóng ẩm có thể đẩy khu vực nói trên ra khỏi biên giới có thể sinh sống vào năm 2070.
Kết quả nghiên cứu về khu vực đồng bằng phía Bắc Trung Quốc - bao gồm các đô thị lớn như Bắc Kinh và Thiên Tân - đặc biệt đáng lo ngại bởi phần lớn trong số 400 triệu cư dân ở đây là những nông dân tiếp xúc trực tiếp với khí hậu. Nắng nóng và độ ẩm cao có thể đoạt mạng thậm chí cả những người khỏe mạnh chỉ trong vòng 6 giờ.
GS MIT Elfatih Eltahir, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Trung Quốc hiện là nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất, tiềm ẩn những tác động nghiêm trọng đến chính dân số của họ. 
Nếu mức phát thải khí trên toàn cầu hiện tại tiếp tục, khả năng sinh sống của khu vực đông dân nhất ở quốc gia đông dân nhất sẽ bị hạn chế".
Các dự báo dựa trên nghiên cứu cho thấy con người không thể sống sót quá ngưỡng nhiệt độ và độ ẩm nhất định. 
Ngưỡng đó được xác định bằng phép đo gọi là nhiệt độ bầu ướt (WBT) - được đo bằng cách quấn vải ướt quanh bầu (hoặc bộ cảm biến) của nhiệt kế, để hơi nước bốc lên có thể làm mát bầu. Nghiên cứu cho thấy khi WBT lên tới 35 độ C, người bình thường không thể sống sót ngoài trời hơn 6 giờ.
Các nhà khoa học cho biết nguy cơ chết người từ sóng nhiệt tăng đáng kể bởi các hoạt động nông nghiệp tập trung ở khu vực tương đối khô cằn nhưng màu mỡ nói trên của Trung Quốc. Theo đó, tưới tiêu trong nông nghiệp khiến nước bốc hơi nhiều hơn, dẫn tới độ ẩm cao hơn trong không khí làm gia tăng căng thẳng sinh lý.
Các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh nếu không cắt giảm khí thải nhà kính, khu vực đồng bằng phía Bắc Trung Quốc sẽ vươn tới ngưỡng WBT 35 độ C nhiều lần trong khoảng thời gian từ năm 2070 tới 2100. Chẳng hạn tại Thượng Hải, WBT có thể sẽ vượt quá ngưỡng gây tử vong khoảng 5 lần và ngưỡng WBT "cực kỳ nguy hiểm" xảy ra hàng trăm lần. WBT "cực kỳ nguy hiểm" theo quy ước của Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ là mức WBT trên 31 độ C - có thể khiến con người đổ bệnh hoặc thậm chí tử vong nếu không cẩn trọng.
Trên thực tế, các dấu hiệu của tương lai đáng lo ngại này đã bắt đầu xuất hiện. Nghiên cứu phát hiện sự gia tăng đáng kể về nắng nóng cực đoan ở vùng đồng bằng nói trên trong 50 năm qua.
 

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...