Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

CHÍN ĐỢI MƯỜI SẦU vkp phượng ngày xưa


Cảm tác nhân đọc bài Viết Cho Tri Kỹ Người Dưng của Xích Long

Thân già chìm nổi lênh đênh
Trở về quê cũ nhẹ tênh cỏi lòng
Người dưng tri kỹ chờ mong
Trăm năm quá nửa tình nồng chẳng phai
Hai mươi năm cuối không dài!
Ai đành bỏ lỡ duyên say nợ thầm
Đầu càng trắng nghĩa càng thâm
Đôi tim máu đỏ cùng hâm tuổi già
Suối mơ chào đón trăng ngà
Núi cao chặn đứng phong ba đến gần
Biển xanh xô đẩy sóng thần
Bến bờ hạnh phúc đời cần có nhau
Chung tay vun quén tình sâu
Bỏ qua chín đợi mười sầu bao năm
Không tri kỹ cũng tri âm!!!


Saigon 5/8/2018- vkp phượng ngày xưa

CHUYỆN NGƯỜI KỸ NỮ - NGUYỄN TƯỜNG BÁCH


Vùng nọ, có một đô thị sầm uất, dân cư đông đúc, khí hậu điều hòa. Thương thuyền lui tới tấp nập bất kể ngày đêm, người đi như hội. Đô thị ngày càng mở rộng nhưng chỗ đẹp nhất vẫn là khu phố cổ, nhiều ngõ ngách nhỏ hẹp ẩn mình dưới hàng liễu rũ xanh tươi. Khách xa tới đây đều tấm tắc khen là thiên đường hạ giới. Trong khu phổ cổ có một kỹ viện, xây dựng lên từ đời nào không rõ. Kỹ viện có nhiều nàng kỹ nữ xinh đẹp, múa rất hay. Thương nhân đến đây lắm kẻ quên đường về.
Trong các nàng kỹ nữ, có một nàng kiều nữ, mặt đẹp như ngọc. Nàng không múa bao giờ, chỉ ca hát. Đặc biệt nàng tự ôm đàn, vừa đàn vừa ca, không hát cùng ai, không để cho ai đàn họa theo. Hàm răng trắng đều, nàng thường nở nụ cười tuyệt đẹp. Khách ra về bâng khuâng không biết lưu luyến tiếng hát hay nụ cười. Tông tích người kỹ nữ này không ai rõ, chỉ biết nàng đã vào kỹ viện rất sớm.
Cũng không ai biết ai dạy nàng hát, chỉ thấy mỗi lần hát, nàng đưa hồn vào lời ca tiếng hát, khách nghe đôi khi không biết mộng hay thực. Khách yêu tiếng hát thì nhiều nhưng không ai dám hỏi nàng làm vợ. Còn nàng thì hình như cũng chẳng thiết tha tới ai, sống một mình một bóng. Ngày qua ngày, người kỹ nữ hát càng điêu luyện, nhưng nàng chỉ còn thích hát một vài bài đắc ý, mỗi lần hát hầu như nàng lạc qua một thế giới khác.
Một buổi chiều kia, trời mưa dầm, nàng cảm thấy cô đơn vô hạn. Khách nghe thì nhiều nhưng thế giới hầu như trống rỗng, vắng lặng. Nàng nhìn mưa rơi tự hỏi “trời đất bao la thế này thôi sao, trượng phu quân tử chỉ chừng đó thôi sao?”
Nàng bất giác ôm hồ cầm:
Tích tịch tình tang
Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang ai người tri kỷ.
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường
Hồ trường hề! Hồ trường!
Ta biết rót về đâu
Rót về Đông phương, biển Đông nổi sóng sinh cuồng loạn
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong heo hút cát chạy đá giương
Rót về Tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về phương Nam, trời Nam mờ mịt.
Có người quá chén như điêng như cuồng(1)
Hát xong lệ tuôn như mưa, khách nghe ngậm ngùi, không ai nói điều gì. Bỗng trong đám người nghe, có một người khách lạ đứng dậy nắm lấy cây hồ cầm. Người này có vẻ là một lữ hành, áo quần mang nét phong sương, mặt còn trẻ, dáng điệu có chút bối rối. Vừa so dây, người lữ khách vừa nói:
- Mời nàng hát lại bài Hồ trường, lần này ta xin đàn cho nàng hát.
Người kỹ nữ ngỡ ngàng nhìn lữ khách. Nàng chưa kịp nói gì thì y đã tấu lên vài tiếng nhạc. Đàn hồ cầm vốn quen nhạc réo rắt, nhưng trong tay kẻ lữ hành lại khác hẳn. Âm sắc vang lên ấm như mùa xuân, tươi như hoa nở, sáng như bình minh.
Tích tịch tình tang
Nào ai tỉnh, nào ai say?
Chí ta ta biết, lòng ta ta hay.
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ.
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây(1)
Cùng tiếng đàn của người khách lạ, nàng cảm giác như có đôi nam nữ sóng vai nhìn bốn phương tám hướng, niềm cô đơn tan biến tự bao giờ. Nàng vừa hát xong, còn vương niềm vui sướng, người lữ khách đã đặt cây hồ cầm lại chỗ cũ, nói:
- Đường vào đạo có tám vạn bốn ngàn ngõ, thanh âm cũng là đạo. Trong các loại thanh âm thì im lặng là thanh âm vi diệu nhất.
Người kỹ nữ nghe câu nói, không kịp suy nghĩ gì thêm, nàng ngước mắt nìn lữ khách, mắt long lanh, muốn hỏi tên tuổi. Y im lặng đầm ấm nhìn lại, không nói gì, xoay người đi thẳng.
Mấy ngày sau, chiều nào người kỹ nữ cũng đợi lữ khách nọ trở lại. Nhưng ngày qua ngày không còn thấy tăm dáng của người đó đâu. Ngỡ rằng y là thương nhân, nàng ra phố xá, bến sông để tìm kiếm, nhưng y vẫn biệt tăm.
Sau một thời gian chờ đợi, người kỹ nữ tuyệt vọng, ngày càng mòn mỏi. Nàng chỉ biết hát bài Hồ trường, tự ôm đàn mà hát, lời ca càng ảo não hơn xưa. Cứ thế, ngày qua ngày, mấy mùa xuân trôi qua nàng không còn để ý tới. Một sáng kia, còn chưa tỉnh giấc, nàng bỗng nghe tiếng hát:
Như mẹ hiền thương yêu con một
Dám hy sinh bảo vệ cho con
Với muôn loài ân cần không khác
Lòng ái từ như bể như non (2)
Nàng nhìn qua cửa sổ, thì ra đó là tiếng hát của một bà cụ ăn xin. Cụ bà ngồi bên vệ đường, đầy người qua kẻ lại. Mặt mày ủ dột, vai mang một cái bị nhỏ bạc màu. Giọng người ăn xin yếu ớt, sắc âm thô kệch, nhưng lời ca nghe rõ từng tiếng. Khách qua đường không mấy ai để ý, nàng thương xót sai trẻ cho ít nắm cơm.
Ngày tháng trôi qua, tuy không nguôi thương nhớ người lữ khách ngày xưa, nàng kỹ nữ cũng không còn mong ngày gặp lại. Còn cụ bà ăn xin ngày nào cũng ngồi xin gần cửa sổ của phòng nàng, chỉ thuộc vỏn vẹn một bài hát, hát lui hát tới chỉ một bài đó. Nàng kỹ nữ nghe hoài cũng thuộc lòng.
Một buổi sáng kia, nàng thức giấc lúc bình minh chưa rạng hẳn. Đứng ngắm mặt trời vừa lên, nàng bổng nhớ âm sắc rực sáng của tiếng đàn người lữ khách chiều nọ. Hốt nhiên nàng cất tiếng hát bài ca của bà cụ ăn xin, đưa hồn vào từng ý nhạc. Nàng đứng nghe tiếng mình hát như nghe tiếng ai hát. Đến đoạn:
Có hình tướng hay không hình tướng
Ở gần ta hoặc ở nơi xa
Đã sinh rồi hoặc sắp sinh ra
Cầu cho tất cả đều an lạc. (2)
Bỗng nhiên nàng như lạc vào thế giới của chim chóc đang sống xung quanh. Tiếng chim hót dường như không phải chỉ có nhạc mà còn có lời, bỗng một tiếng chim cất lên:
- Vái chào cô nương! Vái chào cô nương!
Nàng ngỡ ngàng nhìn quanh. Bỗng một con chim câu sà xuống bên cạnh, nàng nhìn chằm chặp, hỏi chim:
- Ngươi hiểu tiếng người, hiểu ta nói chăng?
Chim đáp:
- Em hiểu cô nương, hiểu cả ý tứ cô nương nữa. Cô nương hát hay lắm nhưng âm thanh buồn quá.
Nàng kỹ nữ ngạc nhiên cười khanh khách nhưng giọng bỗng chùng xuống:
- Ta buồn sao ngươi biết được?
Chim câu thong thả trả lời:
- Cô nương buồn vì gã thiền sư đó, ai lại không biết.
Nàng kỹ nữ ngạc nhiên cực độ. Chim hiểu ý nói tiếp:
- Người gảy đàn cho cô nương mấy năm về trước là một gã thiền sư phiêu bạt, không gia đình, không bè bạn.
Nàng nửa tin nửa ngờ hỏi:
- Thiền sư sao vào kỹ viện nghe hát?
- Gã thiền sư đó đã tu dưỡng tới trình độ phi thường, nhưng y vướng nghiệp mê tiếng hát kỹ nữ. Có lần y đi khất thực, bên song nghe tiếng hát của cô nương...
Nghe nói đến người lữ khách, nàng hỏi dồn dập:
- Thế bây giờ y ở đâu, ta còn gặp lại y được nữa không?
Chim lắc đầu:
- Y đã qua cảnh giới hòa âm thiên, một thế giới xây dựng thuần túy bằng thanh âm, y không trở lại đời này nữa.
Nghe xong, nàng kỹ nữ hết sức đau đớn. Nàng ôm đàn nức nở:
Giờ còn mong chi người hát theo đàn
Giờ còn mong chi hợp cánh hoa tàn
Lời đàn năm xưa xe kết đôi lòng
Lời đàn năm nay đôi lứa xa vời (3).
Tiếng đàn giọng hát chưa bao giờ u uất như vậy. Cùng tiếng hát, nàng bỗng chốc đi vào một thế giới mưa gió sầu thảm, xa xa có tiếng suối reo sóng vỗ. Khắp nơi nước xanh trong một màu, không còn tiếng chim chóc nữa.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, nàng lại cất tiếng hát với ước mong gặp lại chim để hỏi chuyện thiền sư. Nhưng lần này nàng không rời bỏ được tâm ý loài người. Nàng hát suốt một ngày bài ca ăn xin với hy vọng nghe hiểu được tiếng loài chim nhưng vẫn không được. Ngày tháng trôi qua, nàng kỹ nữ thương nhở người lữ khách kia vô hạn nhưng tâm tư nhẹ nhàng thảnh thơi. Một ngày kia, nàng ngạc nhiên thấy mình rũ bỏ tâm bi lụy tự bao giờ. Tiếng hát vút cao:
… Nhưng thôi, tiếc mà chi,
Chim rồi bay, anh rồi đi
Đường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng
Gửi gió cho mây ngàn bay… (4)
Một đêm trăng nọ, trăng sao vằng vặc, nàng ngắm ánh trăng đọng trên cành cây ngọn cỏ. Ánh trăng trong mát, soi sáng muôn vật, không sở cầu, không phân biệt. Lòng không gợn chút cầu mong, hồn nhiên như ánh trăng, nàng bỗng hát bài ca người ăn xin. Đến đoạn:
Tung rải từ tâm khắp vũ trụ
Mở rộng tình thương không giới hạn
Tầng trên, tầng dưới và khoảng giữa
Không vướng mắc, oán thù, ghét bỏ.
Bỗng nhiên, nàng thấy mình đi từ thế giới này qua thế giới khác, như đi cả vũ trụ. Tâm tư thế nào, thế giới ấy liền biểu lộ, không hề vướng mắc. mỗi thế giới đều có một thanh âm khác nhau, chỗ nhẹ nhàng, nơi bi lụy, chốn say đắm, nơi thâm trầm. nàng sực nhớ lời người lữ khách “Trong các loại thanh âm, thì im lặng là thanh âm vi diệu nhất”. Vừa nhớ tới câu đó, một thế giới thù thắng hiện ra, đầy âm thanh mỹ diệu trầm bổng mà nàng chưa bao giờ được nghe.
Nàng đang bỡ ngỡ thì kẻ lữ khách năm xưa hiện ra, ánh mắt đầm ấm không hề thay đổi. Nàng bồi hồi cầm tay người lữ khách, mắt long lanh. Y cầm sẵn trong tay một cây đàn, vừa tấu lên vài tiếng nhạc, nàng cảm thấy sung sướng không thể nào tả xiết. Từ đó, trong thế giới hòa âm đầy thiên nhạc có tiếng tịch tình tang của một cây hồ cầm.
Một ngày kia, nàng kỹ nữ muốn trở về thăm quê cũ. Lấy nhân dạng của một bà già, nàng quay lại phố xưa. Đô thị ngày càng phát triển nhưng khu phố cổ với những ngõ ngách dưới rặng liễu xanh vẫn không thay đổi. Kỹ viện xưa vẫn còn, kẻ ra người vào không ngớt. Nàng đi đến cửa sổ phòng ngày xưa của mình, cảnh vật không hề đổi thay, kẻ ăn xin ngày nay nhiều hơn trước. Tại chỗ bà cụ ngồi ngày xưa, ai đã xây một cái miếu thờ, đề chữ “Hành Khất Miếu”. Nàng hỏi chuyện thì có bà cụ giải thích:
- Mấy mươi năm trước, có một bà cụ ăn xin ngồi đây từ năm này qua năm khác.
Bỗng một buổi tối sáng trăng, cụ đứng dậy bỏ đi. Có người hỏi đi đâu, cụ nói: “Chuyện cần làm đã làm xong, ta không trở lại đời này nữa”. Nói xong biến mất. Có lẽ đó là một bà tiên giáng phàm thử lòng người trần. Từ đó dân chúng ở đây xây miếu thờ, hương khói không khi nào dứt. Nàng kỹ nữ rùng mình, tới trước miếu thờ vái lạy. Trên bệ miếu, nàng thấy túi vải bạc màu của bà cụ ngày xưa. Mở túi vải ra chỉ có một cuốn sách nhỏ nhàu nát ghi mấy hàng chữ, đọc kỹ chính là bài ca ngày đó. Gấp cuốn sách lại, bìa đề ba chữ “Kinh Từ Bi” (2).
Người kỹ nữ nao nao trong dạ. Thì ra bài này là một bài kinh, tên gọi là “Kinh Từ Bi”. Bất giác nàng ngồi xuống vệ đường, thương nhớ và biết ơn cụ già vô hạn, ca lại bài ca. Trẻ con thấy một người ra vẻ ăn xin ca bài ca lạ tai, vỗ tay reo cười.
Trong kỹ viện, có ai đó vừa ngưng đàn.
CHÚ THÍCH:
(1) Trích Hồ trường, một sáng tác của Nguyễn Bá Trác (đầu thế kỷ 20).
(2) Kinh Từ Bi (Metta-Sutta), Kinh ngắn gồm 10 đoạn, mỗi đoạn 4 câu.
(3) Trích Cung Đàn Xưa, nhạc Văn Cao.
(4) Trích Gửi gió cho mây ngàn bay, nhạc của Đoàn Chuẩn, Từ Linh.

(Vui Phan Lê ST)

Về Bài "CẢM HOÀI " của ĐẶNG DUNG (Bài Phỏng Dich của Hồ Nguyễn,Trần Đông Thành

感懷 (鄧容)
世 事 悠 悠 奈 老 何
無 窮 天 地 入 酣 歌
時 來 屠 釣 成 功 易
運 去 英 雄 飲 恨 多
致 主 有 懷 扶 地 軸
洗 兵 無 路 挽 天 河
國讎未報頭先白
幾度龍泉戴月磨

CẢM HOÀI của ĐẶNG DUNG
Thế s du du ni lão hà,
Vô cùng thiên đ
a nhp hàm ca.
Th
i lai đ điếu thành công d,
V
n kh anh hùng m hn đa.
Trí chúa h
u hoài phù đa trc,
T
y binh vô l vãn thiên hà.
Qu
c thù v báo đu tiên bch,
K
 đ Long Tuyn đi nguyt ma.
ĐẶNG DUNG


PHỎNG DỊCH NÔM: CẢM HOÀI
Tui già dng dc biết sao đây,
Tri đt mênh mông rượu ngt ngây.
Thi đến ngư ông hàng tht đt,
Hết may dũng chí cũng su cay.
C công phò chúa xoay vòng đt,
Đui gic Ngân Hà kéo khó thay!
Nghip nước chưa xong đu đã bc,
Bao phen mài kiếm dưới trăng quay.

HỒ NGUYỄN (26-11-18)

HỌA: TIẾNG QUỐC THAN
Xú thế vạn niên phận bạc đây,
Non sông nghịch cảnh đão hồn ngây.
Thi nay nghiêng nga quê hương t,
Lúc bui nhiu nhương d đng cay.
Khí thế anh hùng luôn bật khởi,
Tài trai tuổi hạc khó trong tay.
Đùng đùng bốc cháy lòng yêu nước,
Tiếng Quốc kêu than đất vẫn quay. 
Trần Đông Thành



ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC 4 : CẦU LAM (Đỗ Chiêu Đức diển giãi)

          Inline image
  
           CẦU LAM là cây cầu màu xanh lam, mà cây cầu mà màu xanh lam là cây cầu đẹp và nên thơ vô cùng, vì nơi đó là chỗ ở của người đẹp, của các nàng tiên, của người trong mộng… nên khi muốn nghe Thúy Kiều đờn, Kim Trọng đã phải rào đón trước :
                        Sinh rằng : Gió mát trăng trong,
                        Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam.
                        Chày sương chưa nện CẦU LAM,
                        Sợ lần khần qúa ra sởm sỡ chăng ?
Hay như trong Lâm Tuyền Kỳ Ngộ :
                        CẦU LAM hội ấy đành khôn hẹn,
                        Con tạo trời kia bỗng khéo xây.
        Cầu Lam là LAM KIỀU, là nơi ở của người đẹp mà ta hằng ao ước. Nên khi dò la tìm chỗ ở của Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết về chàng Kim Trọng như sau :
                        Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều,
                    Xăm xăm đè nẻo LAM KIỀU lần sang.
       Ngay cả Mã Giám Sinh khi đến trả giá để mua Thúy Kiều cũng phải làm ra vẻ cao qúy nho nhã lịch sự :
                        Rằng mua ngọc đến LAM KIỀU,
                    Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.
   
       Lam Kiều hay Cầu Lam còn có liên quan đến CHÀY SƯƠNG là cái Chày dùng để giả thuốc trường sinh làm sính lễ cưới vợ, như Kim Trọng đã nói ở trên :
                        CHÀY SƯƠNG chưa nện CẦU LAM,
Có nghĩa  là : Chưa trình sính lễ để hỏi cưới, để hợp thức hóa mối duyên của đôi lứa yêu nhau.
       Lam Kiều cũng làm cho người ta nghĩ đến QUỲNH TƯƠNG, là thứ rượu được ướp bằng trái cây, như rượu cocktail của ta bây giờ, nhưng ngày xưa Quỳnh Tương là rượu qúy chỉ dùng để đãi khách qúy mà thôi. Nên để trân trọng cho lần đầu tiên gặp gỡ, Kim Trọng đã dùng chén HÀ là chén có hoa văn như mây ở trên trời, rót rượu Quỳnh Tương vào để đãi Thúy Kiều :
                          Chén HÀ sánh giọng QUỲNH TƯƠNG,
                         Dải là hương lộn bình gương bong lồng !
         Để tìm hiểu một cách thấu đáo, chính xác sự liên quan giữa các điển tích Lam Kiều, Cầu Lam, Chày Sương, Quỳnh Tương … như thế nào, mời tất cả cùng đọc và tìm hiểu xuất xứ sau đây :
         Thật ra LAM KIỀU không phải là Cây cầu màu xanh lam, mà là LAM KIỂU DỊCH 藍橋驛, là Dịch quán Lam Kiều, nằm ở đông nam của xứ Lam Khê( Dòng sông xanh ) thuộc huyện Lam Điền tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Nơi nổi tiếng là đường cái quan ra vào kinh thành Trường An của đời Đường. Lam Kiều còn nổi tiếng với câu chuyện của Bùi Hàng cưới được vợ đẹp là Vân Anh và vợ chồng đều lên tiên theo tích sau đây...

                     Inline image
                    Chung thuyền gặp Vân Kiều
          Theo sách Thái Bình Quảng Ký, quyển 50: Đời Đường Mục Tông (795-824), năm Trường Khánh có Tú tài Bùi Hàng 裴航 lai kinh ứng thí, nhưng thi rớt. Buồn vì vô tích sự nên định đi du ngoạn Tương Dương một chuyến để giải khuây. Khi đến bến để thuê thuyền thì chỉ còn một khoang thuyền nhỏ, khoang chính của thuyền đã có một phu nhân thuê rồi. Mặc dù có rèm sáo che chắn, nhưng vì ở chung trên một chiếc thuyền, lúc lên xuống ra vào, khi gió động rèm châu, Bùi Hàng cũng lén ngắm nhìn dung nhan của vị phu nhân chung thuyền. Chàng chợt ngẩn người ra và mê mẫn trước sắc đẹp như tiên giáng thế của vị phu nhân mà ngày thường chỉ nghe tiếng nói thanh tao như ngọc của nàng qua bức rèm châu. Hỏi thăm thị nữ theo hầu thì được biết đó là Phàn Phu Nhân. Chàng bèn làm một bài thơ tỏ tình ái mộ của mình, rồi nhờ thị nữ chuyển đến cho phu nhân bài thơ sau đây :
             
   同舟胡越猶懷想,   Đồng chu Hồ Việt do hoài tưởng.
                況遇天仙隔錦屏。   Huống ngộ thiên tiên cách cẩm bình.
                倘若玉京朝會去,   Thảng nhược Ngọc kinh triều hội khứ,
                願隨鸞鶴入青雲。   Nguyện tùy loan hạc nhập thanh vân.
Có nghĩa :
                Cùng thuyền Hồ Việt cũng thương nhau,
                Huống gặp người tiên cách sáo rào.
                Nếu đó Ngọc Kinh về phó hội,
                Nguyện cùng chắp cánh vút trời cao !

       Phàn phu nhân xem xong mỉm cười nói thầm : Rõ khéo đa tình, rất tiếc ta không phải là đối tượng của chàng ! Bèn lấy ra một mảnh hoa tiên, cất bút đề thơ hồi âm :
               
 一飲瓊漿百感生,   Nhất ẩm quỳnh tương bách cảm sanh,
                玄霜搗盡見雲英。   Huyền sương đão tận kiến Vân Anh.
                藍橋便是神仙窟,   Lam Kiều tiện thị thần tiên quật.
                何必崎嶇上玉京?   Hà tất khi khu thướng Ngọc Kinh ?
Có nghĩa :
                  Một chén quỳnh tương trăm cảm sanh,
                  Chày sương giã thuốc gặp Vân Anh.
                  Lam Kiều chốn ấy thần tiên ngụ,
                  Sao phải gập ghềnh đến Ngọc Kinh ?!

        Bùi Hàng đọc thơ mà không hiểu ngụ ý của Phu nhân muốn nói chi. Huyền sương là cái gì và Vân Anh là ai, sao lại ở trong thần tiên quật (hang động của thần tiên). Chàng cứ ngẩn ngơ suy nghĩ mãi không hiểu nàng muốn ám chỉ việc gì. Chừng định hồn lại thì phu nhân và thị nữ đã lên bờ đi mất. Dò la mãi cũng không biết được mãi mai tin tức gì. Buồn lòng, chàng bèn quay trở lại Trường an định chờ khoa thi tới. Khi về đến Lam Kiều Dịch, xa xa trông thấy có mấy mái nhà tranh thật nên thơ, sẵn đang khát nước chàng bèn ghé lại xin chén nước uống. Sau khi hỏi xin bà lão đang ngồi quay tơ trứơc cửa, thì bà lão gọi vói vào trong nhà : " Vân Anh, bưng nước ra mời khách !". Bùi Hàng ngẩn người ra nhớ lại bài thơ của Phàn phu nhân có nhắc đến Vân Anh. Chàng hồi hộp nhìn vào bên trong bình phong, quả nhiên một người con gái khoảng mười lăm mười sáu tuổi đẹp như tiên nga bưng nước ra mời khách. Chàng uống cạn ly nước mát ngọt lịm tận tim gan. Tuy nàng đã lui vào bên trong mà hương thừa vẫn còn phảng phất đâu đây. Chàng lấy cớ là đi đường người mệt ngựa mõi mà nấn ná ở lại nghỉ ngơi.
          Sau khi làm quen và trao đổi hàn huyên với bà lão, Bùi Hàng mới khẩn khoản ngỏ ý muốn xin cưới Vân Anh, thì bà lão bảo rằng :" Đó là cháu gái của lão, bà cháu sống nương tựa lẫn nhau, nếu muốn cưới nó thì phải giúp lão giả xong thang thuốc Huyền Sương, vì là thuốc của tiên ban nên phải giả bằng chày ngọc cối ngọc. Nếu trong một trăm ngày mà chàng tìm được chày ngọc cối ngọc đến đây giả thuốc cho ta , thì ta sẽ gả nó cho chàng ". Bùi Hàng vui mừng hớn hở từ biệt bà lão để ra đi tìm chày ngọc cối ngọc.
         Chàng lang thang suốt hơn hai tháng trường, bỏ cả khoa thi để quyết chí tìm chày cối ngọc. Nhưng vẫn biền biệt không tìm đâu ra cả. Buồn lòng và lo lắng, gặp ai cũng chỉ hỏi có chày ngọc cối ngọc mà thôi. Một hôm đang lang thang để hỏi thăm tin tức ở kinh thành, tình cờ gặp được người buôn ngọc cho chàng biết là có người đang rao bán chày cối ngọc, nhưng lại đòi đến hai ngàn lượng bạc. Chàng đành phải bán cả hành trang, cả ngựa và cả tên gia đồng theo hầu mới đổi được chày ngọc cối ngọc mang về Lam Kiều cho bà lão. Bà lại bảo chàng phải ở lại Lam Kiều để giã thuốc Huyền Sương cho đúng một trăm ngày nữa. 
                    Inline image
                        Bùi Hàng dâng thuốc
        Khi thuốc đã giã xong và khi bà lão đã uống xong thuốc, bèn dẫn Vân Anh ra đi và bảo chàng hãy nán đợi. Hôm sau, có đoàn ngựa xe từ đâu đến đón chàng đi đến một nơi mây mù vần vũ, lầu các nguy nga, tòa rộng dãy dài, tiêu thiều nhạc sáo vang vang, trúc tơ dìu dặc như tiên cảnh. Bà lão không còn nghèo nàn như trước mà hiện ra như một lão Phật gia trong cung tiên, cô dâu Vân Anh đẹp rực rỡ với " Hoa quan chấp chới hà y rỡ ràng " được thị tì hai bên đở ra để làm lễ tơ hồng. Bùi Hàng bàng hoàng ngây ngất, sung sướng đê mê bên cô dâu thơm phức và đẹp như … tiên !                   
       Sau khi cử hành hôn lễ, bà lão còn đưa hai vợ chồng đến ra mắt một tiên nương chị của cô dâu Vân Anh là Vân Kiều. Bùi Hàng mới giật mình nhận ra đây là Phàn phu nhân đi cùng thuyền với mình lúc trước. Thì ra Vân Kiều Phàn phu nhân đã báo trước mối duyên giã thuốc của mình với Vân Anh ở Lam Kiều rồì, mà trước đây mình đâu có biết.
       Sau những năm tháng sống vui vẻ bên nhau, vợ chồng Bùi Hàng cũng cùng tu và cùng đắc đạo thành tiên cả.

                          Inline image
       Đây cũng là câu chuyện xung đột giữa đạo Nho và đạo Lão. Vì chuyện của Bùi Hàng mà một số Nho sinh bỏ Nho theo Lão để tu tiên. vừa có vợ đẹp vừa có cuộc sồng thoải mái như … tiên. Không bị ràng buộc bởi công danh phiền toái mà còn phải biết a dua nịnh bợ với cấp trên và cũng chưa chắc đã được yên thân trong quan trường đầy hiễm họa.
                                                                          Đỗ Chiêu Đức
                    Inline image

                      Lam Kiều Dịch Quán

Hội chứng lạ khiến bàn tay tấn công chính chủ nhân của nó

Người mắc hội chứng hiếm gặp này có thể tự tay bóp cổ chính mình.
Cơ thể con người là một tạo phẩm hoàn hảo của tạo hóa. Nhưng sau rất nhiều nỗ lực và cố gắng của khoa học, nhân loại cũng mới chỉ hiểu được một phần rất nhỏ về cơ thể người. Những điều chưa giải mã được luôn là yếu tố thúc đấy chúng ta tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn nữa.
Và sau đây, chúng ta sẽ đến với một hiện tượng như vậy. Nó mang tên: Hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh (Alien Hand Syndrome) - hội chứng vô cùng hiếm gặp, khi mới chỉ xuất hiện đúng 50 ca bệnh trong lịch sử thôi.

Hội chứng lạ - tay của bạn bị điều khiển bởi một ai đó giấu mặt


Người mắc hội chứng này sẽ mất kiểm soát hoàn toàn về một chi nào đó trên cơ thể.

Hội chứng này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1908 bởi nhà thần kinh học người Đức Kurt Goldstein. Về cơ bản người mắc hội chứng này sẽ mất kiểm soát hoàn toàn về một chi nào đó trên cơ thể. Tức là, tay hoặc chân của họ sẽ tự cử động như có thứ gì đó điều khiển vậy, dù bản thân họ hoàn toàn đang tỉnh tảo.
Họ ý thức được về sự chuyển động của bộ phận này, nhưng không cách nào làm chủ được nó. Thành phần "bất trị" ấy có thể là tay hoặc chân, nhưng đa phần đều rơi vào tay trái hoặc tay không thuận của người bệnh.
Hiện tượng "trên bảo dưới chẳng nghe" này không chỉ gây sợ hãi và hoảng loạn đơn thuần, mà còn tiềm ẩn nhiều điều đáng ngại khác. Chẳng hạn, tự nhiên tay của bạn... giở chứng, tự sờ soạng lên cơ thể, hất tung đồ vật. Và đó là còn nhẹ đấy, vì đôi khi cái tay ấy có thể trở nên bạo lực. Đã có những trường hợp ghi nhận cánh tay liên tục tát mạnh hoặc thậm chí bóp cổ, tấn công chính chủ nhân của mình và những người xung quanh.
Tuy nhiên, có bệnh nhân chia sẻ rằng họ cảm thấy cái tay này cũng khá đáng yêu, khi nó cố tình ngăn không cho họ uống rượu, hút thuốc hoặc làm những việc có hại cho sức khỏe. Vài người còn đặt tên cho nó, và chung sống với "anh bạn" này một cách hòa bình.

Nhưng đa phần người bệnh đều tìm mọi cách để kiểm soát cái tay bất trị.

Những bệnh nhân ở dạng nhẹ có thể kiềm chế được phần nào hành động của cánh tay này nếu họ thật sự nỗ lực. Các trường hợp kém may mắn thì bị cánh tay phản kháng một cách giận dữ và quyết liệt, đến mức chỉ thiếu điều muốn chặt đi luôn (dù chưa ai làm).

Lời giải mã

Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa đồng ý hoàn toàn với một giả thuyết nào. Tuy nhiên, họ đưa ra một vài khả năng dẫn đến hội chứng này, và tất cả đều liên quan đến các tổn thương về não bộ.
  • Khả năng đầu tiên có thể là tổn thương thể chai - dải thần kinh làm cầu nối giữa 2 bán cầu não. Các nhà khoa học phát hiện ra điều này khi nhận thấy số bệnh nhân mắc bệnh bỗng dưng tăng đáng kể vào thập niên sau 1940 - thời điểm mà y học vẫn đang điều trị bệnh động kinh bằng cách cắt bỏ thể chai.
  • Khả năng thứ hai là bệnh nhân có lẽ bị tổn thương thùy trán - khu vực có vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển các hành động lí trí.
  • Khả năng cuối cùng là di chứng sau đột quỵ, sang chấn tâm lí, do một khối u trong não, hoặc chứng thoái hóa thần kinh dẫn đến phình mạch ở não. Các thương tổn này tuy có triệu chứng và nguyên nhân khác nhau, nhưng đều có khả năng dẫn đến hội chứng "tay ngoài hành tinh" nếu gây ảnh hưởng lên một trong 3 vùng: vỏ não trước, thể chai hay thùy đỉnh.

Vị trí của thương tổn cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của cái tay bị lỗi.

Vậy cuối cùng, chúng ta có giải pháp nào cho hội chứng này?

Thường thì mỗi bệnh nhân sẽ chọn cho mình một cách đối phó riêng, dựa trên chỉ dẫn của bác sĩ. Đó có thể là sử dụng hóa chất như NMB gây tê liệt thần kinh cơ, tiêm boxtox để làm yếu chi bị lỗi, hay sử dụng thuốc an thần.
Nhiều người chọn giải pháp tâm lí như tạo "công ăn việc làm" cho cái tay để làm nó xao nhãng, bằng cách cầm hoặc nghịch một vật gì đó. Khi cái tay vẫn nhất quyết gây rối, nhiều người cố gắng ra lệnh cho nó bằng lời, hoặc dùng đến... vũ lực.
Rất nhiều phương án, nhưng thật đáng buồn rằng tất cả chỉ có thể kiềm chế chứ không chữa trị được tận gốc hội chứng này. Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực rất nhiều – nhưng câu trả lời e rằng sẽ phải cần tới kha khá thời gian nữa mới xuất hiện.

(Theo helino.vn )

Chấn động: Nhân loại chuẩn bị đối mặt động đất toàn cầu

Từ VCCorp.vn

Trái Đất chuẩn bị đón nhận một cơn động đất quy mô cực lớn trong những ngày tới. Lý do là các hành tinh trong hệ mặt trời chuẩn bị xếp thẳng hàng, tác động tới các mảng kiến tạo của hành tinh xanh.

Sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Kim và Mặt Trời chuẩn bị xếp thành 1 đường thẳng hàng vào 21.12.2018. Ảnh: Getty.

Theo Express dẫn lại thông tin từ trang điện tử “dự báo động đất thời đại mới” Ditrianum, Sao Kim, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, Mặt trăng và Sao Hỏa đều đang có lực hấp dẫn ảnh hưởng tới Trái Đất, kéo giãn các mảng kiến tạo, qua đó gây ra động đất trên toàn cầu.
Cụ thể, thông qua việc sử dụng Chỉ số Hình học Thái Dương Hệ (SSGI), nhà nghiên cứu Frank Hoogerbeets – người điều hành trang Ditrianum – khẳng định sau 3 năm quan sát, đang có dấu hiệu rõ ràng cho thấy một số tập hợp “hình học hành tinh” (tập hợp các vị trí của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời - PV) gây nên sự gia tăng địa chấn tại Trái Đất nhiều hơn các tập hợp khác.
Theo Express, tập hợp “hình học hành tinh” mà ông Hoogerbeets muốn nói tới sẽ xảy ra vào khoảng thời gian từ ngày 21 đến ngày 25.12.2018, khi Sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Kim hình thành 1 đường thẳng.
“Theo ước tính hiện tại, Trái Đất vào khoảng 21-25.12 sẽ xuất hiện động đất mạnh 7-8 độ magnitude”, ông Hoogerbeets đưa ra dự đoán.
“Đây là một lời cảnh báo rất đúng lúc bởi rất nhiều người trên thế giới đã lên kế hoạch vui chơi cho dịp lễ Giáng Sinh”.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều chuyên gia lên tiếng bác bỏ tuyên bố của nhà nghiên cứu Hoogerbeets vì cho rằng với công nghệ hiện tại, không có cách nào để có thể dự đoán động đất.
“Chúng ta không thể dự đoán hay dự báo động đất”, ông John Bellini – một nhà vật lý địa chất thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) khẳng định.
“Đôi lúc, trước khi một cơn động đất lớn xảy ra, chúng ta có thể cảm nhận thấy 1-2 cơn ‘tiền chấn động’. Tuy nhiên, chỉ khi động đất thật sự xảy ra, chúng ta mới biết đó là ‘tiền chấn’”.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

LẶNG LẼ ĐÊM VỀ _ Thơ Thu Hà


Lặng lẽ tôi về qua bóng đêm
Sương rơi lã chã ướt vai mềm
Đèn khuya phố nhỏ buồn hiu hắt
Nước mắt tuôn dòng thương khóc ai

Tình đã phai rồi theo gió lay
Người mang thương nhớ bỏ nơi nầy
Tôi ôm ấp mãi chân trời ấy
Màu tím trời chiều mây vẫn bay
Người đã quên rồi câu Trúc Mai
Tình yêu ngày trước đã lạt phai
Trách ai vội bỏ lời thệ hãi
Buông bỏ ân tình câu phôi phai
Lặng lẽ đêm về tôi nhớ ai
Đường đêm giờ vắng bóng trăng gầy
Trời khuya phố nhỏ bên thềm vắng
Mây trắng lưng trời mây vẫn bay
Lặng lẽ lưng trời mây vẫn xoay
Ta nghe thương nhớ đọng đong đầy
Trời đêm sương phũ dầy vai áo
Xin trả cho người câu ước giao!.

Thu Hà

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Thơ Xướng Họa (Cao Mỵ Nhân,Lý Đức Quỳnh,Mai Xuân Thanh,Minh Thúy,Như Thị,Thanh Hòa,Mailoc,Ng.t-Mỷ Ngọc,Đỗ Chiêu Đức,M.Đ,Songquang,Trịnh Cơ


MỘT CHIỀU

Một chiều nắng tắt phía chân mây
Lặng lẽ nhìn hoa lúc cuối ngày
Chạnh nhớ người đi xa tít tắp
Thầm thương kẻ ở lại buồn thay
Tiền thân có thể là chim hạc
Hậu kiếp e chưa gặp tổ bầy
Ngó mãi nhân gian sầu cảm luỵ
Chén quỳnh đã cạn vẫn chưa say ...

     Hawthorne. 18 -11 – 2018
CAO MỴ NHÂN

Bài Họa:

ĐÔNG CHIỀU

Đông chiều vần vũ xám ngàn mây,
Núi lặng nhìn sông nước tiễn ngày.
Ngược cánh chim cô trời gió trở,
Ngang bờ bến rộng chủ vườn thay.
Nghìn năm góp lại từng chung tổ,
Một đận lìa chia đã lẻ bầy.
Sống lạc loài nhau mòn mỏi nhớ,
Gom sầu vạn cổ chuốc đời say…

Lý Đức Quỳnh

CHIỀU XƯA
(Thuận-Nghịch độc)

Đọc Xuôi:
Đông chiều tối lạnh gió mưa mây
Chạnh nghĩ yêu em với tháng ngày
Không thấy đây hình người nhớ mãi
Có đâu này diện mạo buồn thay
Lòng đau bởi cội nguồn xa tổ
Khổ cực vì non nước lạc bầy
Mong ước nên hồi tâm chuyển ý
Đong đầy kẻo phí của men say

Đọc Ngược:
Say men của phí kẻo đầy đong
Ý chuyển tâm hồi nên ước mong
Bầy lạc nước non vì cực khổ
Tổ xa nguồn cội bởi đau lòng
Thay buồn mạo diện này đâu có
Mãi nhớ người hình đấy thấy không
Ngày tháng với em yêu nghĩ chạnh
Mây mưa gió lạnh tối chiều đông

Mai Xuân Thanh
Ngày 18/11/2018

CHIỀU BUÔNG LƠI

Cánh Nhạn lơi dần cuối dãy mây
Đàn ai réo rắc vọng đưa ngày
Chiều lay kỷ niệm đau lòng vẫn
Giọng hát ân tình buốt dạ thay
Nhịp điệu chơi vơi sầu viễn xứ
Cung tơ lạc lỏng tủi xa bầy
Hoàng hôn phủ xuống mờ nhân ảnh
Chẳng rượu sao mình lại choáng say

Minh Thuý
     17 tháng 11 _2018

CẢM HOÀNG HÔN

Nắng trườn vội vã biệt làn mây
Rõ cuộc tàn phai giữa tháng ngày
Chiều xuống u buồn vì khói nhuộm
Đêm về ảm đạm bởi màu thay
Thương cò thảng thốt bay tìm bạn
Tội vạc chơ vơ đứng gọi bầy
Vũ trụ vô thường dầm thống khổ
Xin người hãy bớt những lần say

Như Thị

ĐÔNG BUỒN

Trời đông xám ngắt một mầu mây
Cây trụi cành trơ cưỡng tháng ngày
Đồi vắng,rừng thưa chim khuất nẻo
Sông vơi,suối cạn cá xa bầy
Nghẹn ngào thương sót đời dâu bể
Thổn thức sầu đau nỗi đổi thay
Sớm úa hương xưa ngàn đắm đuối
Chóng tàn sắc cũ vạn mơ say

Thanh Hoà.

CHIỀU !

Một mình thơ thẩn gió cùng mây,
Vạt nắng mong manh hấp hối ngày.
Xơ xác vườn thu hoang vắng lạ!
Mơ hồ dạ khúc não nề thay!
Cành trơ chiêm chiếp chim run cánh
Sương trắng kêu thương nhạn gọi bầy.
Hoa bướm tình duyên đà héo hắt
Chiều buồn, chiều hỡi mắt ta say!

Mailoc
       Cali 11-19-18

CHIỀU THU BUỒN.

Nắng nhạt chiều buồn vương tím mây,
Hương thu quyến rũ cả đêm ngày.
Sương giăng mờ ảo người xa tắp,
Lá đổ trầm tư gió lạnh thay.
Trời rộng điểm thêm vài cánh hạc,
Rừng hoang vắng hẳn đám chim bầy.
Ra đi   vui bước quên phiền lụy,
Ở lại mong chờ mộng vẫn say.

Nguyễn Thị Mỹ- Ngọc.
     Nov.19/2018.

CHIỀU DỊ QUỐC

Nắng khuất chân trời đỏ ráng mây,
Chiều tan chiều tắt tiễn đưa ngày.
Chiều theo gió cuốn chân mây vắng,
Chiều bỏ người buồn thảm não thay.
Nhớ nước cuốc kia sầu khác xứ,
Kêu sương nhạn nọ khóc tan bầy.
Một vòng trái đất muôn ngàn lối,
Nửa thế kỷ dài chợt tỉnh say !

Đỗ Chiêu Đức
cuối thu 2018

VỌNG CỐ HƯƠNG

Vần vũ chiều lên ngập bóng mây
Hồn hoang bão tố đọng bao ngày
Lang thang viễn xứ đời ngăn cách
Lẩn thẩn quê người mộng đổi thay
Tiễn kẻ ra đi buồn nhớ nước
Đưa người ở lại xót thương bầy
Quê hương ấp ủ ngày tao ngộ
Rượu uống bao giờ mới biết say

  M.Đ

NGÀY BUỒN

Chiều xuống,lòng buồn gởi gió mây
Chờ mong "người ấy' suốt bao ngày
Tình yêu há dễ mau phai nhạt !
Mộng ước đâu hề vội đổi thay !
Ta vẫn thân đơn ,hoài ảo vọng
Đời như chim lẻ, đã xa bầy
Nhiều khi mượn rượu tìm quên lãng
Bầu cạn hết rồi thấy chẳng say

Songquang
11192018

MỘT CHIỀU…SAY

Lãng đãng trời sầu ngợp bóng mây
Đường xa dong ruổi đã bao ngày
Dừng chân giữa bóng chiều dần tắt
Lạc bước trong màn tối, ngại thay!
Tiếng quạ kêu sương về lại tổ
Lời chim rối rít  sợ lìa bầy
Trần ai còn lắm người bi lụy
Có kẻ buồn tình  … chếnh choáng say.

     Paris, 20/11/2018
Trịnh Cơ


MUỐN CẦM TAY

Trời làng luôn đổi những làn mây
Nhớ bạn thân huân ngắm mỗi ngày.
Cây bút bỏ quên thường nhắc mãi
Đôi lời trao lại gợi buồn thay.
Nhờ trăng tìm hộ nơi lưu trú
Mướn gió đưa đi ý giãi bày.
Vẫn đọc bài đều nhưng cứ muốn
Tay cầm, nhìn mắt, cụng li say .

Trần Như Tùng


Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...