Mời xem ghi chép từ một cuộc trò chuyện
Vào năm 2003, học giả Trung Quốc đại lục Vu Kiến Vanh (Yu Jianrong/于建嵘)
trong một lần diễn giảng ở Đại học Phúc Đán, ông đã kể lại đoạn đối
thoại với một người Đài Loan về vấn đề cưỡng chế. Ông hỏi người Đài
Loan:
– Nếu một quan chức cưỡng chế nhà của bạn thì bạn làm thế nào?
– Không thể nào, chỉ cần nhà tôi là nhà hợp pháp, không có sự đồng ý của tôi, làm sao anh ta dám đụng đến?
– Tôi nói giả sử?
– Tôi đến tòa án tố cáo anh ta, tòa sẽ xử theo pháp luật giúp tôi, tòa sẽ bắt hắn bồi thường gấp 10 lần giá trị căn nhà của tôi!
– Nếu tòa không lập án hoặc không xử theo pháp luật thì phải làm thế nào?
– Làm sao họ có thể làm như thế, không thể nào!
– Tôi nói giả như họ như thế thì phải làm thế nào?
– Tôi sẽ tìm Nghị viên đi tố họ, Nghị viên của tôi sẽ đến điều tra,
sau khi Nghị viên điều tra xong sẽ họp báo công bố thông tin, sẽ đưa vấn
đề ra Quốc hội, tên quan viên và tòa án này sẽ bị xử lý.
– Giả như vị Nghị viên này không quan tâm đến việc của bạn, không đến điều tra thì làm thế nào?
– Sao các ngài sao có nhiều “giả như” như thế? Đây không phải việc
tôi muốn bảo Nghị viên làm, đây là việc mà Nghị viên phải tự mong muốn
đi làm, vì phiếu bầu nằm trong tay tôi, ông ta làm sao có thể không quan
tâm? Không thể có “giả như” như thế! Nghị viên luôn mơ để có những việc
thế này xảy ra!
Cuối cùng học giả Đại lục Vu Kiến Vanh tổng kết: Tôi đã đến rất nhiều
nước, bao gồm Đức, Nhật, Pháp, Mỹ… Đến đâu tôi cũng hỏi nhiều người, câu
trả lời của mọi người đều gần tương tự như nhau. Tại sao tôi nói về Đài
Loan? Vì Đài Loan và một số nước khác ở châu Á có văn hóa tương đồng
nhau. Nhà cửa ở Đài Loan quan chức cũng không dám tự tiện cưỡng chế. Khi
nào các nước khác ở châu Á được như thế?
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung- Tinh Vệ dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét