Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Đoc Báo : NGÀY HỘI NƯỚC SẼ TRỞ THÀNH QUÁ KHỨ (từ TC.Da Màu)


Tin báo Phnom Penh Post [31/10/2015] Thủ tướng Hun Sen một lần nữa đã phải ký sắc lệnh huỷ bỏ ngày Lễ Hội Nước dự trù tổ chức vào ngày 24 tới 26 tháng 11 "do mực nước sông quá thấp và tình trạng hạn hán mà Vương quốc Cam Bốt đang phải đối đầu, đồng thời đòi hỏi mọi người phải tập trung nỗ lực và vận dụng mọi phương tiện có thể có được nhằm giải quyết vấn đề thiếu nước trên các ruộng lúa trong mùa khô." Đây là lần thứ tư trong vòng 5 năm chính phủ Hun Sen đã phải huỷ bỏ Lễ Hội Nước truyền thống hàng năm, thường tụ hội hàng mấy trăm ngàn người đổ về thủ đô Nam Vang để tham dự lễ hội đua thuyền trên sông Tonle Sap. [3]
Không biết từ bao lâu rồi, Lễ Hội Nước Bon Om Tuk có lẽ có từ thời vua Jayavaman VII thế kỷ thứ XII, người có công xây dựng khu đền đài Angkor như một kỳ quan của thế giới, và từ đó cứ hàng năm, khi vừa hết Mùa Mưa, mực nước sông Mekong bắt đầu ổn định và con sông Tonlé Sap lại chảy xuôi dòng kéo theo vô số tôm cá từ Biển Hồ đổ vào các nhánh sông Mekong, xuống xa tới ĐBSCL. Đây cũng là thời điểm của Ngày Hội Nước được tính theo tuần trăng vào khoảng tháng 11 diễn ra trước Hoàng Cung, khu mà người Pháp gọi là Quatre Bras /Chatomuk, nơi bốn nhánh sông Mekong hội tụ. Trong dịp lễ hội này, vua và hoàng hậu tới đây chung vui với thần dân, và “Khai Mùa” cho ngư dân đánh cá, cho nông dân bắt đầu mùa gieo trồng.

clip_image006
Hình II: Lễ Hội Nước Bon Oum Tuk hàng năm trên sông Tonlé Sap trước Hoàng Cung;
năm nay 2015 cũng là năm thứ tư phải huỷ bỏ vì Biển Hồ cạn nước và sông Tonlé Sap cạn dòng [nguồn: internet]
Nhưng rồi trong những năm gần đây, Ngày Hội Nước Bon Om Tuk, trong cái ý nghĩa đích thực ban đầu, khi mà con sông Tonlé Sap còn đủ nước để chảy ngược chiều, khi trái tim Biển Hồ còn giữ được nhịp đập thì nay chỉ còn là một trái tim Biển Hồ thiếu nước và thoi thóp, điều mà chính những ngư dân nông dân Cam Bốt và dưới ĐBSCL biết rất rõ, do lượng cá và lúa thì càng ngày càng “thất thu”.
Với nhãn quan của các nhà hoạt động môi sinh, thì sẽ có một ngày “thảm họa môi sinh lớn nhất / greatest ecological catastrophe” đến với đất nước Cam Bốt, khi trái tim Biển Hồ ngưng đập; với cái chết chậm nhưng chắc chắn ấy của Biển Hồ thì tên tuổi ông Hun Sen không phải là hoàn toàn vô can.
Tưởng cũng cần nên ghi lại nơi đây những sự kiện phải nói là bi quan, liên hệ tới Biển Hồ, sông Tonlé Sap và con sông Mekong ngay trong thập niên đầu của thế kỷ 21:
Trên trang web World Wide Fund for Nature, đã ghi nhận: mực nước con sông Mekong tụt thấp xuống tới mức báo động kể từ 2004 và trở thành những hàng tin trang nhất trên báo chí. “Trung Quốc làm kiệt mạch sống sông Mekong_ New Scientist”; “Sông Mekong cạn dòng vì các con đập Trung Quốc_ Reuters AlertNet”; “Xây đập và con sông chết dần_ The Guardian”; “Sông cạn do các con đập Trung Quốc_ Bangkok Post”. Hầu hết đều mạnh mẽ quy trách cho việc xây các con đập thủy điện dòng chính của Trung Quốc trên khúc sông thượng nguồn.
Theo Fred Pearce, tác giả cuốn sách “Khi Những Con Sông Cạn Dòng, Nước – Khủng Hoảng của Thế Kỷ 21” xuất bản 2006, trong chương viết về con sông Mekong, đã có ghi nhận:
“Cuối năm 2003 và đầu năm 2004 là thời gian tuyệt vọng trên Biển Hồ. Cơn lũ mùa Hè thấp hơn. Thời điểm con sông Tonle Sap chảy ngược vào Biển Hồ đến trễ hơn và cũng chấm dứt sớm hơn. Thay vì 5 tháng con sông đổi dòng nay chỉ còn có 3 tháng. Rừng lũ thiếu ngập lũ và cá thì không đủ thời gian để tăng trưởng… Và mùa thu hoạch cá chưa bao giờ thấp như vậy. Tại sao? Đa số ngư dân đổ tại con sông cạn dòng. Khi con nước cạn trước Hoàng Cung, thì sẽ không có cá dưới sông.
… Vào tháng 05/2009, Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc đã phải lên tiếng cảnh báo rằng “chuỗi đập Vân Nam” là “mối đe dọa duy nhất – lớn nhất / the single greatest threat” đối với tương lai và sự phồn vinh của con sông Mekong, sẽ giết chết nhịp đập thiên nhiên của dòng sông vốn như một kỳ quan của thế giới.
Aviva Imhoff, nguyên giám đốc truyền thông Mạng Lưới Sông Quốc Tế / IRN, đưa ra nhận định: Trung Quốc đang hành xử một cách hết sức vô trách nhiệm. Chuỗi đập Vân Nam sẽ gây ra những tác hại vô lường nơi hạ lưu, gây rối loạn toàn hệ sinh thái con sông Mekong xa xuống tới Biển Hồ, nó như một chuông báo tử cho ngư nghiệp và nguồn cá vốn là thực phẩm của ngót 70 triệu cư dân sống ven sông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

THÁNG 11- THÁNG CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN….Trinh thi Hao

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tháng 7 âm lịch thường được gọi là tháng "cô hồn". Đây là dịp mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân,...