
Những dấu vết bí ẩn trong thung lũng Phrygian. (Alexander Kolpin / Dopotopa.com)
Tiến sĩ Alexander Koltypin, nhà địa chất học và là giám đốc khoa học của khoa Khoa học Tự nhiên tại Đại học Độc lập Quốc tế về Sinh thái học và Chính trị học Moscow, khẳng định chắc chắn rằng những dấu vết này là công trình của một “chủng tộc chưa biết đến”, và “chúng đã có từ cách đây 12 hay 14 triệu năm”.
Sau khi hoàn thành các nghiên cứu thực địa tại bán đảo Anatolia, nhà nghiên cứu này đã ghi nhận các rãnh kỳ lạ, được mô tả trên MailOnline như: “những rãnh xe hóa thạch trong nền túp đá phấn được tạo ra từ tro núi lửa đầm nén“.
Theo giải thích từ giới học thuật, những con đường này băng qua địa hình vùng thung lũng Phrygie, đưa ta trở lại các thời kỳ lịch sử khác nhau. Những vết tích đầu tiên có lẽ là được thực hiện từ thời Đế chế Hittite (khoảng 1600 TCN đến 1178 sau CN). Qua thời gian, những “con đường” này đã ghi hằn dấu ấn việc sử dụng chúng từ những người Phrygia, người Hy Lạp và các đội quân của Alexander Đại đế. Theo Những con đường Văn hóa (Culture Routes), một Tổ chức Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, những con đường này là mạng đường bộ đối với người La Mã.
Dựa vào nghiên cứu thực địa cùng các đồng nghiệp, Alexander Koltypin cho rằng việc xe cộ đi lại đã làm hằn lên những rãnh đường này, tuy nhiên, các giả định về xe trâu, xe bò, xe ngựa là không phù hợp. Thay vào đó, Koltypin nghĩ về những xe “nặng, lớn khổng lồ, trước thời kỳ hồng thủy và đi được mọi địa hình”. Hơn nữa, ông xác định rằng nó có niên đại xấp xỉ 14 triệu năm và chúng đến từ một nền văn minh xa lạ (chưa được biết).
Nhà địa chất học này khẳng định rằng những rãnh xe lăn này có từ thời tiền sử, qua xem xét các phong hoá của đá và những rạn nứt quan sát được. “Xác định tuổi của đá núi lửa là một phương pháp đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và có hiệu quả”, Alexander Koltypin cho biết.
Lưu ý cuối cùng là về khoảng cách giữa mỗi cặp rãnh đường luôn không đổi, và điều này tương ứng gần như chính xác với khoảng cách giữa các bánh xe của xe cộ hiện đại. Tuy nhiên, những rãnh đường này lại quá sâu so với các loại xe cộ hiện đại, điều này đặt ra những câu hỏi mới.
Các rãnh đường này sâu một mét, và chạy song song theo chiều ngang giống như được hằn lên từ hai đầu mút của những trục xe cổ.
Hãng tin Express cho biết, Alexander tin rằng các rãnh này đã được hằn vào trong đất đá mềm và ẩm ướt do trọng lượng lớn của xe cộ thời tiền sử. “Và sau đó, những vết lún, cũng như bề mặt ở xung quanh, đã hóa đá, giữ nguyên vẹn các vết này”. Tương tự như trường hợp thường gặp trong việc phân tích các dấu chân khủng long, “chúng đã được bảo tồn một cách tự nhiên”.
Koltypin biết rằng các bằng chứng của ông gây tranh cãi, nhưng cũng lập luận rằng các học giả sẽ không bao giờ quan tâm đến một chủ đề “có thể làm hỏng tất cả những lý thuyết cổ điển của họ“.
“Tôi nghĩ rằng những gì chúng ta đang chứng kiến ở đây là dấu hiệu của một nền văn minh đã tồn tại rất lâu trước sự xuất hiện của nền văn minh của chúng ta. Có lẽ đã tồn tại những gì khác xa với con người hiện tại“, ông giãi bày.
Những dấu vết giống luống cày tại Misrah il-Kbir, Malta. (99 Maximilian / CC BY-SA)
Bài viết này được dịch/in lại từ Ancient Origins.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét