Hợp đồng là nạo vét, thông luồng
trước, rồi mới tận thu cát nhiễm mặn sau. Nhưng cửa biển chưa thông,
luồng lạch đã thay đổi, sạt lở. Nông dân trắng tay vì nhiều tỷ đồng tôm
giống bị cuốn sạch ra biển. Thôn, xóm hoang tàn, ‘chờ’ ngày bị sóng biển
giận dữ cuốn trôi…
Nạo, vét dưới nước, ai biết đấy là đâu!
Ông Nguyễn Hoàng Minh (người dân thôn
Khê Tân, Tịnh Khê) cho hay trên Báo Quảng Ngãi hồi năm 2013: các công
ty, doanh nghiệp nói nạo vét cửa biển sâu 5m, nhưng ai là người giám
sát? Doanh nghiệp hút cát dưới nước, khối lượng bao nhiêu chẳng ai biết.
Bài học ở Cửa Lở vẫn còn nóng hổi. Ở Đức Lợi, ngành chức năng và doanh
nghiệp nói nạo vét có 580.000m3 làm sao người dân tin được. Lấy
580.000m3 mà bờ biển sạt lở đến vậy, còn ở Cửa Đại, nếu lấy 50 triệu m3
chắc thôn Khê Tân và xã Nghĩa An “trôi” ra biển mất.
Nhà báo Nguyễn Hoài Nam viết hồi tháng 10 năm nay: “Nhức
nhối nhiều năm nay chính là lĩnh vực nạo vét ở Việt Nam. Lĩnh vực nạo
vét được xem là dễ ăn nhất vì kinh phí cao (từ 13 – 15 tỷ đồng/1km
luồng), lại an toàn vì nạo vét ở dưới nước, nghiệm thu dưới nước và đổ
bùn thải cũng ở dưới nước, lĩnh vực này an toàn tuyệt đối vì tang vật
sai phạm không thể có để xử lý. Theo đó, mỗi năm Nhà nước phải bỏ ra
khoảng 500 tỷ đồng để nạo vét duy tu luồng đón tàu lớn của Quốc tế ra
vào cảng”.
Tại vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh
(Khánh Hòa) trong tháng 8 năm nay, chỉ 2 năm sau khi tiến hành dự án nạo
vét luồng, tận thu cát nhiễm mặn kéo dài tới 9 năm (từ 2014 đến 2023),
nhiều khu vực đã bị sóng biển ngoạm cát cuốn ra xa. Có nhà bị ‘ngoạm’
sâu tới 4-5m, nên nhà bị mất móng rồi. Nước đục, môi trường ô nhiễm.
Nguyên nhân là tàu lớn tận lực ngày đêm hút cát, cát không bồi trở lại
để giữ bờ gây nên tình trạng xâm thực dữ dội như trên.
Dân mất biển, mất nhà, mất kế sinh nhai
Không phải tới giờ con người mới phải
lãnh chịu hậu quả gây ra đối với thiên nhiên. Điều đáng nói là ai là
người phải gánh chịu, và thiệt hại lớn nhường ấy, kể bao nhiêu cho đủ?
Vào tháng 10/2013, liên tiếp trong
2 ngày, hàng trăm người dân kéo đến UBND xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa,
Quảng Ngãi) để phản đối việc một doanh nghiệp nạo vét, thông luồng biển
Cửa Đại gây sạt lở bờ biển nghiêm trọng, theo báo Vnexpress đưa tin.
Nói là thực hiện dự án nạo vét, thông
luồng cửa biển, nhưng sau gần 3 tháng tiến hành thì tàu thuyền không thể
ra khơi, còn triều cường thì xâm thực sâu vào đất liền nhấn chìm nhiều
hồ tôm, đất đai sạt lở, nhà cửa có nguy cơ bị cuốn mất.
“Trước đây có bãi gò cách bờ hơn
1.000 m chắn sóng. Từ ngày doanh nghiệp về đây nạo hút cát, bãi gò không
còn nữa khiến những cột sóng dữ dội tấn công vào bờ. Nếu triều cường
xâm thực khốc liệt như mấy ngày qua thì chẳng mấy chốc các khu dân cư
ven biển có nguy cơ bị xóa sổ“, báo Vnexpress dẫn lời ông Nguyễn Hiệp (80 tuổi) ở xã Nghĩa An.
Cho tới tháng 11 năm nay, Cửa Lở vẫn
trung bình sạt từ 10-15 m mỗi năm. Riêng từ năm 2013-2014, mức độ sạt lở
lớn từ 30-40 m ăn sâu vào trong đất liền, tiến sát vào nhà cửa, hồ tôm.
Nhiều ngôi nhà bị sạt lở nặng nên người
dân đành bỏ hoang. Mỗi hộ di dời được hỗ trợ từ 10- 20 triệu đồng/hộ. Vì
thế cho nên còn lại hơn 10 hộ khó khăn, người già không đủ kinh phí để
mua đất nơi an toàn là còn ở lại.
Hội An đang trả “nợ” biển, sông bằng sự
biến mất dần của bãi biển Cửa Đại, dưới tác động rất mạnh của sóng xâm
thực. Hậu quả của việc hút cát, tác động dòng là mỗi ngày biển lấn sâu
vào 2-3m, hệ sinh thái vùng bờ biển bị phá hủy nghiêm trọng. Người dân
cố gắng trì níu giữ biển bằng cọc tre, bao cát, còn chính quyền loay
hoay nhiều năm khắc phục bằng những biện pháp tạm thời.
Đầu tháng 8 vừa qua, gần 50 ghe thuyền
chở hơn 100 bà con tại vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bao
vây khu vực nạo vét, tận thu cát biển, lại kéo lên trước trụ sở UBND xã
Đại Lãnh để phản đối việc hút cát, yêu cầu dừng hút cát, theo thông tin
trên báo VOV.
Tại khu vực sông Đồng Kho, xã Phước An,
huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, người dân đã phải làm đơn gửi lên UBND xã
kêu cứu khi đứng trước nguy cơ trắng tay, nợ nần chồng chất. Nạo vét,
hút cát làm bờ sông đã bị hõm, có nguy cơ sạt lở, một số bè cá bị gãy,
nước đục, tôm, hàu chết.
Vào thời điểm hàu gần thu hoạch thì họ
hút cát khiến cho những con hàu bị nước bẩn, đục làm chết khoảng 70%, số
còn lại đen, gầy, kém chất lượng cũng không bán được. Hiện tại giá hàu
thương lái mua vào khoảng 20.000 đồng/kg nhưng hàu nhà anh Sáng giá
khoảng 5.000 đồng/kg, thông tin trên báo Pháp Luật TPHCM.
“Chuyến này mất vốn còn lỗ thêm cả
trăm triệu đồng. Từ khi hàu chết dần chết mòn, tết nhất ở ngoài sông
không dám về nhà. Vì không bán được hàu thì chẳng có tiền trả nợ, chủ nợ
cứ đòi hoài nên đành trốn luôn”, anh Dương Văn Sáng tay cầm con hàu gầy hốc, khóc cho hay.
“Cứu” bờ biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam)
Tình trạng nguy cấp của bờ biển Cửa Đại
khiến tháng 5 vừa qua, nhiều chuyên gia đã tập trung để tìm giải pháp
phòng chống bồi lấp cửa sông, chống sạt lở và tôn tạo bờ biển Cửa Đại.
Để cứu bờ biển Cửa Đại, ngoài biện pháp
trước mắt là là kè thì về lâu dài thì phải nuôi bãi, vì chỉ có nuôi bãi
mới tạo ra bãi biển nhanh.
Nuôi bãi nhân tạo giúp tôn tạo bờ biển
bằng cách sử dụng nguồn vật liệu chủ yếu là cát có chất lượng phù hợp để
bù đắp cho lượng bùn cát bị thiếu hụt. Có hai hình thức là nuôi bãi
thuần túy và nuôi bãi kết hợp với công trình.
Giải pháp này đã được thế giới thực hiện
từ năm 1930, trong đó thực hiện nhiều nhất ở châu Âu, đặc biệt ở Hà
Lan. Việt Nam chưa áp dụng phương pháp này để chống xói lở, nhưng chúng
ta đã sử dụng phương pháp này để lấn biển như dự án Đa Phước, dự án lấn
biển Hạ Long, dự án Kiên Long…
Theo PGS.TS Trần Thanh Tùng, với giải
pháp nuôi bãi, khó khăn không phải là yếu tố công nghệ, mà là kinh phí,
chúng ta không đủ kinh phí tái tạo bãi sau 5 năm. Vì vậy, khả thi nhất
là triển khai đồng bộ cả giải pháp công trình lẫn tạo bãi, nuôi bãi…
GS-TS. Hitoshi Tanaka (Đại học Tohoku, Chủ tịch Hội Xây dựng Nhật Bản): Cần có một nghiên cứu tổng thể
Ông cho hay, để có thể đưa ra các giải
pháp hiệu quả cần có một nghiên cứu tổng thể, phân tích kỹ các số liệu
thu thập từ thực tế. Hiện nay, ở khu vực bờ Bắc của Cửa Đại đang xảy ra
xói lở nghiêm trọng nhưng khu vực bờ Nam chưa diễn ra và đang có nhiều
doanh nghiệp đầu tư các dự án ven biển.
Do vậy, nếu không sớm có một nghiên cứu tổng thể thấu đáo thì hiện tượng sạt lở cũng có thể xảy ra ở bờ Nam trong tương lai gần.
GS.TS. Lương Phương Hậu (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội): 1/4 chiều dài bờ biển Việt Nam cần được ‘cứu’
Hiện tượng sạt lở bờ biển không chỉ xảy
ra ở khu vực biển Cửa Đại mà hiện nay 1/4 chiều dài bờ biển Việt Nam
cũng đang xảy ra tình trạng này, GS.TS. Lương Phương Hậu cho hay.
Hiện nay có 5 giải pháp chống sạt lở và
tôn tạo bờ biển phố biến trên thế giới là gia cố bờ, mỏ hàn biển, đê
giảm sóng, nuôi bãi và kết hợp tổng thể các giải pháp trên.
Mỗi cửa biển có một đặc điểm riêng biệt
về quá trình vận hành dòng chảy, những biến động bồi lấp do sóng biển
nên trước khi triển khai bất kỳ một giải pháp lâu dài nào trong thực tế
cần phải nghiên cứu thật kỹ, để tránh lãng phí trong đầu tư mà không
mang lại hiệu quả.
(Theo trang thông tin của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường)
|
Phan A tổng hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét