Radio FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ
Hai 07/12/15
Antonio,
là một cậu thiếu niên chưa tròn 16 tuổi, đang sống tại một trong những thành phố,
có số
người bị giết nhiều nhất trên thế giới, không kể các vùng đang có chiến tranh,
cách Hoa Thịnh Đốn hơn 2775 cây số.
Tính từ
tháng tư năm rồi, năm em trong số đám bạn của Antonio đã bị bắn chết, ba đứa bị
nhóm găng-tơ bắn trong khi đang ngồi trong xe hơi và hai đứa khác bị bắn tại một
góc phố đông người. Chính Antonio cũng bị một viên đạn trúng vào đầu, làm cho
cánh tay trái không còn cử động hoàn toàn như trước và vết thẹo sâu hằn đậm thấy
rõ mồn một. Antonio hiện đứng trước hai sự lựa chọn cho bản thân mình, nếu muốn
sống còn, một là có khẩu súng riêng, hai là rời bỏ Honduras, một quốc gia nhỏ
bé ở Trung Mỹ, tìm đến Hoa kỳ, nơi anh ta có người chú đang sinh sống ở
Louisiana. Antonio giải thích, Chúa đã giúp nó sống sót cho tới ngày hôm nay
nhưng nó phải tìm mọi cách rời xa quê hương, vừa nói vừa cúi thấp đầu xuống, dưới
khung cửa kiếng xe hơi, chỉ cho biết tên mà không nói họ, vì sợ sẽ bị bắn sẽ vì
dám trò chuyện với ký giả báo chí. Antonio mơ có một ngày, anh có thể đi bộ một
cách thong dong trên đường phố, mà không phải nhìn trước nhìn sau, sợ ai đó sẽ
giết mình, sự sợ hãi của Antonio đến từ mọi phía, khu phố anh ta ở, San Pedro
Sula, đang chịu sự kiểm soát bất thành văn của một nhóm băng đảng găng-tơ, Mara
Salvatrucha, có cả ngàn thành viên, đầy đủ súng ống, có mặt khắp một vùng Trung
mỹ. Antonio lớn lên bên cạnh các thành viên này và đã từng làm người gát đường
cho họ hành động nhưng không muốn gia nhập, với cái thủ tục phải theo là phải
giết một người nào đó trước tiên. Tại khu phố khác, đối thủ của băng này cũng
nguy hiểm không kém là, nhóm Barrio 18, sẳn sàng bắn gục, bất cứ ai có dính líu
tới băng đối thủ Mara Salvatrucha, ngay cả quân đội, cảnh sát Honduras, cũng chẳng
có hiệu quả gì, nếu không nói là họ luôn luôn né tránh, đụng mặt trực tiếp với
các băng găng-tơ này.
Antonio không phải
là người duy nhất muốn tìm đường bỏ Honduras đi, Hơn 43 ngàn đứa trẻ vị thành
niên, không cha mẹ đi theo từ Honduras, Guatemala và El Salvador, đã vượt qua
biên giới , vào đất Mỹ kể từ tháng 10 năm trước, một làn sóng người cao hơn năm
2011 gấp mười lần. Một số tìm đường đoàn tụ với gia đình thân nhân, số khác kiếm
công ăn việc làm, vì họ tin lầm là, chánh phủ Obama, hứa ân xá cho bất cứ ai trốn
được qua biên giới nhưng lý do chính yếu nhất, theo sự tìm hiểu của cơ quan LHQ
thì, là lo sợ sự khủng bố của các nhóm băng đảng găng-tơ lên đời sống hàng ngày
của mình tai quê nhà.
Tại Chamelecon, một
trong những khu đông dân của thành phố San Pedro Sula, cảnh sát có bốn xe đi tuần
tiểu, cho con số dân khoảng 170 ngàn người, cảnh sát luôn cập nhật hóa, tấm bản
đồ, trên đó khoanh vùng kiểm soát của các băng đảng đối thủ, bằng các màu khác
nhau và theo dỏi các khu mà bọn này lấn chiếm, giành ảnh hưởng hàng tuần. Trong
vùng tranh chấp nhau, giữa hai băng Mara Salvatrucha và Barrio 18, nhà cửa bỏ
hoang từng dãy một, dân bỏ đi, để lại đủ thứ từ áo quần cũ, hình ảnh đến cả thức
ăn, các nhóm băng đảng thúc đuổi dân chúng đi chỗ khác, theo lời cảnh sát, để bọn
này tạo nơi này thành những vùng trái độn, cho nên nếu có ai thuộc phe khác lọt
vào sẽ bị bắt giữ ngay. Mirriam Hernandez và đứa cháu trai bốn tuổi, là người
trong nhóm dân bỏ nhà tới tạm trú tại một vùng ngoại ô kế cận, đã cho biết, nếu
họ không rời khỏi chỗ đó, bọn găng-tơ sẽ giết ngay, nhóm này không chỉ có trẻ vị
thành nhiên mà cả người lớn với súng lục và tiểu liên nữa. Tại căn nhà khác
trong khu, một bà lớn tuổi từ chối không chịu đi, bọn găng –tơ đã bắn vào đầu
bà hai tháng sau, trong nhà còn có hai đứa cháu nhỏ sống chung, nhưng sau khi
bà chết, cảnh sát không biết là họ đã đi đâu.
Trong bao nhiêu
năm qua, hai băng đảng găng- tơ Mara và Barrio 18 đã thu được không biết bao
nhiêu tiền mà họ gọi là “tiến thuế chiến tranh”, không chỉ có tài xế ta-xi,
công ty xe buýt và các tiệm buôn bán nhỏ đóng tiền cho họ mà còn cả những hảng
xưởng lớn, những người hàng nghề chuyên môn, độc lập cũng đã than phiền về chuyện
bị hăm dọa tống tiền. Hệ thống tư pháp tòa án không thề làm tròn chức năng đối
đầu với sự đe dọa này, theo lời đại úy Cesar Jhonson, phát ngôn nhân của bộ tư
lệnh cảnh sát Honduras thì, họ cần nạn nhân đến khai ra hành động tội phạm của
các băng đảng nhưng không có mấy người vì ai cũng sợ cho mạng sống của mình.
Mấy năm gần đây, sự
thay đổi đường dây buôn bán ma túy, đã làm cho đời sống dân chúng tồi tệ hơn, một
khi đám đầu nậu nghề này, tìm thấy ra địa bàn làm ăn mới là Honduras, sau khi bị
lùng diệt ở Mễ Tây cơ và Colombia. Trong năm 2009, 2010, Julian Gonzalez, một
người hoạt động nhân quyền, đứng ra phát động việc chống buôn bán ma túy một
cách triệt để ở Honduras, nói với báo chí là đường dây mới này sẽ mang đến nhiều
bạo động chết chóc lớn trong vùng Trung mỹ, năm ngày sau, ông đã bị một tên
trong cá nhóm băng đảng găng-tơ, chạy xe gắn máy, ám sát chết với 11 viên đạn
trên người, kể từ đó, sự tiên đoán của Gonzalez đã trở thành hiện thực. Tỷ lệ
giết người ở Honduras, một quốc gia có dân số khoảng dưới chín triệu, đã có hơn
bảy ngàn người chết trong năm 2013, con số cao nhất trên thế giới, bên ngoài
các nơi được gọi là vùng của chiến tranh, tỷ lệ này vẫn còn giữ nguyên cho tới
nay, không thấy giảm xuống. Mấy năm gần đây, các nhóm găng-tơ có khuynh hướng
chuyển hướng mục tiêu khủng bố sang người dân bình thường, cưỡng bức trẻ con phải
chọn lựa, giữa sự an toàn bằng cách tham gia với bọn này và tống tiền những gia
đình mà họ biết là có thân nhân đang ờ ngoại quốc.
Hiện nay, các nhóm
găng-tơ hình sự, lại tổ chức các chuyến đi, đưa người vượt biên, nhất là trẻ
em, đi lậu xuyên biên giới đa quốc gia để vào đất Mỹ, với tin đồn là, chánh phủ
Obama, hứa hẹn đã cấp phát giấy tờ di trú hợp pháp cho những người đã vào được
thị trấn El Norte. Tuy nhiên trong tháng sáu năm ngoái, làn sóng trẻ em vượt
biên xem ra có phần chậm lại, giảm hơn phân nửa nhưng con số vẫn còn xem là quá
cao, tại thành phố Choloma ở Honduras, một người chuyện làm việc này, 30 tuổi,
với cái hình xâm dưới chân mày ở cả hai mắt, miêu tả công việc anh làm trong
hai năm qua sau năm năm ngồi tù tại nhà tù La Messa ở Texas, Mỹ vì tội buôn bán
ma túy, anh ta không cho biết tên, nhưng nói đã làm việc cho nhóm găng-tơ tổ chức,
họ lấy giá 6500 đô la Mỹ cho mỗi một đầu người, tuy nhiên vì là người làm công,
anh ta chỉ được trả khoảng 750 đô la, là tiền công của một chuyến đưa người.
Đám tổ chức chủ nhân trả 1500 đô la mỗi đầu người, cho các nhóm băng đảng buôn
ma túy mạnh nhất, Gulf Cartel, để bảo đảm an toàn trong suốt con đường xuyên
qua vùng bắc Mễ Tây cơ và thung lũng Rio Grand vào đất Texas, nếu người vượt
biên bị đuổi về ở chuyến đầu, thì họ sẽ được đưa đi tiếp lần thứ hai, không phải
trả tiền.
Tin đồn, chánh phủ Hoa kỳ đang cấp giấy
phép, cho trẻ em đã vào được đất Mỹ hoàn toàn sai, nhưng nó vẫn cứ được loan
truyền rộng rãi tại các nước này và đó là động lực thúc đẩy các em thiếu niên
như Antonio, nhất quyết tiếp tục hành trình về phương Bắc, bất chấp những lời cảnh
báo của Hoa kỳ trên các đài truyền hình, đừng tin vào bọn đưa người lậu, nhưng
dường như, có cái gì đó hấp dẫn, dụ dỗ họ không thèm nghe lời khuyên bảo này,
như lời của anh thiếu niên Antonio, nó yêu quê hương nó nhiều lắm nhưng tương
lai của nó sẽ là cái gì và sẽ ra sao, nếu nó cứ lầm lũi sống ở đây, con đường
ra đi là hy vọng cuối cùng dù có phải hy vọng trong tuyệt vọng.
Thuyên
Huy.
(ảnh:Wikipedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét