Radio FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ
Hai 30/11/15
Robert Anyunt, người chỉ huy của quân chống đối, đưa tay chỉ xuống cái làng nằm xa xa phía dưới chân núi, cho biết, đó là nhà ở của những người lính thuộc quân đội chính quyền Miến Điện, rồi nói thêm, nếu họ định cho quân tiến lên đây thì, không phải là chuyện dễ làm đâu. Robert Anyunt là một người lính của lực lượng sắc tộc võ trang có tên TNLA (Quân đội quốc gia giải phóng Ta’ang) và đây là lần đầu tiên họ đồng ý, “mặt đối mặt”, cho phóng viên báo chí Mỹ phỏng vấn, họ phủ nhận thẩm quyền của chính quyền trung ương Miến Điện. Cuộc chiến mà lực lượng TNLA theo đuổi, được giới quan sát viên thời cuộc cho là cuộc chiến giấu mặt dài nhất đối với thế giới bên ngoài hơn 60 năm qua. Hiện có không ít hơn con số 15 nhóm võ trang sắc tộc ly khai khác biệt nhau hoạt động trên đất Miến. Trong đó, có một số, như quân đội độc lập người Kachin và quân đội thống nhất quốc gia Wa, đã kiểm soát và cai trị một vùng lảnh thổ khá rộng trong nhiều năm qua. Sự đối kháng sắc tộc khá phức tạp này, được gọi là sự thử thách gai gốc nhất cho chính quyền, cũng như cuộc bầu cử mang tính cách lịch sử hôm Chủ nhật vừa rồi, với kết quả cho thấy đảng chính trị đối lập của bà Aung San Suu Kyi thắng lớn và chiếm được số ghế đa số ở quốc hội.
Vài tuần cuối cùng, trước ngày 8 tháng 11 là ngày bầu cử, quân chính quyền và quân của nhóm sắc tộc Shan đánh nhau dữ dội trong vùng đông bắc của lảnh thổ Shan, vì lẻ đó, ủy ban tổ chức bầu cử trung ương đã phải hủy bỏ các phòng phiếu ở nhiều làng xã, một hai ngày trước khi người đi bầu. Trong tháng mười, có hơn 6000 thường dân trong vùng này bỏ chạy đi lánh nạn, một số chạy đến Taunggyi, thủ phủ của lảnh thổ Shan, tạm ở nhà của bạn bè hay người thân. Ở đó, có một người bị thương rất nặng ở bụng và cánh tay trái, 26 tuổi, tên Sai Wan, nằm dài một chỗ chờ điều trị, anh nói với phóng viên là, “anh bị kẹt giữa hai lằn đạn của hai bên đánh nhau, tại làng mình trong đêm 26 tháng 10, quân chính quyền bắn anh một cách cố ý, máu của vết thương rỉ ra suốt đêm, cô vợ đang mang thai của anh, đã cố băng bó tạm cho anh hết sức khó khăn cho tới khi anh được bác sĩ săn sóc, tám tiếng đồng hồ sau đó”.
Gần đó, tại một văn phòng của đảng sắc tộc Shan, có người tham gia tranh cử, nhân viên làm việc cáo buộc chính quân chính quyền Miến Điện mở cuộc tấn công họ trước. Người nhân viên này, ông Sao Yoon Paing không chần chừ nói to, “họ, người sắc tộc Shan đã phải chịu khổ đau trong suốt 60 năm qua, hầu hết người của quân đội là người Miến, nhóm sắc tộc lớn, đông nhất tại quốc gia này”, Sao Yoon Paing thêm “họ luôn luôn bức hiếp người Shan, nếu họ rời khỏi nơi này, chiến tranh sẽ chấm dứt ngay”. Trong khi đó, Zaw Htay, phát ngôn nhân của tổng thống Miến cho rằng, chính quyền lúc nào cũng muốn đối thoại tìm giải pháp chính trị với các nhóm võ trang như từ trước tới giờ, ngược lại, ông này đổ lỗi là chính nhóm Shan đã châm ngòi nổ trong vụ chống đối, theo ông biết, chính quân của Shan tấn công căn cứ của quân đội, không chịu tuân theo thỏa thuận ngừng bắn như đã thương thuyết với chính quyền trong tháng mười, hiện tại, chỉ có tám trong số mười lăm nhóm ký tên đồng ý với việc ngừng bắn, các nhóm khác như quân đội Arakan, quân đội miên minh dân chủ người Kokang Miến và quân đội quốc gia giải phóng Ta’ang chưa hề được mời tham dự vào chuyện thương thuyết.
Muốn lên tới được cứ địa an an toàn của quân TNLA, phóng viên báo chí đã phải đi ngang những con đường đất ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp và bụi nắng hàng giờ, băng xuyên qua vùng lảnh thổ của người Shan. Những con đường mòn xuyên rừng này thường bị nạn đất chùi, đổ xuống chắn ngang, một số mới vừa được phát quang, ủi sạch. Dọc theo đường, chiếc xe chở phóng viên chạy ngang một toán kiểm soát, có khoảng chừng mươi người lính của quân đội chính quyền Miến, đứng ngồi trốn nắng dưới dăm ba tàn cây lớn, một người trong số đó trên tay cầm cây súng dài, dùng cho việc rình bắn sẻ. Lực lượng TNLA, cho biết, mục đích của họ là để bảo vệ quyền lợi của nhóm sắc tộc thiểu số Ta’ang, có dân số khoảng một triệu người. Robert Anyunt, trong bộ quân phục của quân đội Ta’ang, một lần nữa tự giới thiệu là trung đoàn trưởng, hảnh diện nói thẳng “họ chiến đấu để giải phóng người Ta’ang khỏi ách thống trị, áp chế của chính quyền Miến”, anh ta thêm, “người sắc tộc Ta’ang có quyền được có riêng một lảnh thổ tiểu bang cho mình trong thể chế liên bang ở Miến Điện như họ đã đề nghị”.
Mặt khác, trong việc quản trị vùng lảnh địa của mình, quân TNLA đã cho dán nhiều tấm hình lớn chung quanh thủ phủ Pang Law cũng như các ngôi làng Ta’ang quanh vùng, tuyến bố nơi đây là vùng “không có xì ke ma túy”. Anh Anyunt cho biết, nạn ma túy đã gây nhiều khổ sở cho cộng đồng người Ta’ang, quân TNLA đã và đang tìm cách tiêu diệt nó, quân TNLA bắt giam, xử phạt người buôn bán, trồng cây á phiện hay hút chích. Nhóm chỉ huy quân TNLA cũng cho phóng viên báo chí xem một vài đoạn phim quay lại một số trận đánh với quân lính chính quyền trong vùng rừng núi. Trong một lần phục kích, quân TNLA bắn chết một người lính của chính quyền, bỏ xác anh ta nằm giữa đường bùn lầy lội, và quân TNLA còng tay, làm nhục hai người linh khác trước mặt dân chúng trong làng, vì tội chuyên chỡ bạch phiến. Theo “văn phòng chuyên về ma túy và hình sự của LHQ” thì, Miến Điện hiện nay, là quốc gia sản xuất á phiện lớn hàng thứ nhì, trên thế giới, sau A Phú Hản. Số lượng dùng ma túy đã lên tới mức báo động đỏ trong vòng một thập niên qua, nhứt là tại các vùng người sắc tộc thiểu số sinh sống.
Giới quan sát thời cuộc thế giới cho rằng, việc xung đột sắc tộc ở Miến là một phần của vấn nạn hiện thời mà nước này đã có từ sau khi Miến Điện giành được độc lập năm 1948. Quyền lợi của sắc tộc, được xem là động lực chính mà họ, các nhóm dân tộc thiểu số, đứng lên võ trang chống lại chính quyền như lực lượng TNLA của người Ta’ang chẳng hạn. Cũng theo lời anh Anyunt, “người Ta’ang cảm thấy họ đang dần dần bị bỏ rơi và đang có chiều hướng bị biến mất trên trên trái đất này”, anh đã cầm súng chiến đấu từ hơn 11 năm qua, gần hết phần đời tuổi trẻ của mình, như là một ngưới lính của quân đội Ta’ang, với số tiền lương khoảng 9 đô la Mỹ một tháng, lực lượng TNLA không phải là nhóm duy nhất chiến đấu chống lại chính quyền Miến, hầu như, theo anh, các nhóm sắc tộc khác cũng làm như vậy, con đường duy nhất để bảo vệ cộng đồng của họ là phải có riêng một quân đội cho chính mình. Hoàng hôn chậm xuống, mang theo về từng cụm mây xám đen, lờ lững ngang qua đỉnh núi, trời mù mờ phủ trọn cả làng Pang Law, chừng độ mươi người lính của quân TNLA, từ đâu đó trở lại nhà sau một ngày hoàn tất các chuyến đi canh tuần tại các khu rừng già chung quanh vùng.
Làng Pang Law không có đường lộ trải nhựa hay điện dùng, dấu hiệu độc nhất cho thấy sự hiện hửu chính quyền ở đây, là một cái trường học, lụp sụp, nền nhà bám đầy bụi dơ bẩn, nhưng lại không có lấy bất cứ cuốn sách giáo khoa nào. Cho tới một ngày nào đó, chưa ai biết, nhưng hiện tại, lực lượng võ trang người Ta’ang, là người đại diện duy nhất cho luật pháp tại vùng đất của núi rừng hoang dã này và từ đó, người ta không thể quên rằng, tại Miến Điện vẫn còn đó những cuộc chiến giấu mặt.
Thuyên Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét