THẦY CHU VĂN BÌNH (Tức nhà văn CHU TỬ)
Nhà văn Chu Tử
có tên khai sinh là Chu Văn Bình, sanh ngày 17 Tháng Tư năm 1917 tại làng Mía,
Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Theo lời tự thuật của ông, vì bị bạn bè trong lớp
sỉ nhục, thách thức nên sau khi đậu tiểu học, ông cố gắng và chỉ mất có ba năm
thì thi đậu tú tài, thay vì phải 7 năm. Mất thêm mấy năm nữa, ông học Luật tới
năm thứ ba, rồi nghỉ một thời gian, không rõ vì sao. Sau đó, ông đậu cử nhân
Luật và trở thành một trong vài người đậu cử nhân hiếm hoi hồi những năm cuối
thập niên ba mươi, đầu thập niên bốn mươi tại tỉnh Sơn Tây. Tham gia sinh hoạt
đấu tranh từ nhỏ, trong khi còn học lớp nhất trường Hưng Hóa, Chu Tử, vào đêm
nổi dậy của Việt Nam Quốc Dân Ðảng năm 1930, đã theo đàn anh Nguyễn Khắc Nhu,
biệt danh Xứ Nhu, phó đảng trưởng, đi hạ đồn Hưng Hóa của Pháp. Thất bại, bơi
qua sông trên đường rút lui, tới được bờ thì quá mệt, và quá vui, nhà cách mạng
13 tuổi ngủ một giấc, và từ đó mất liên lạc với Xứ Nhu. Ông bị tù thời Pháp,
sau đó còn bị tù thời Nhật, thời chế độ Ngô Ðình Diệm, như ông viết. Tuy vậy hồi
thời Việt Minh, ông đã có lần ngồi xử án một vài phiên tòa địa phương.
Hồi còn tuổi thanh
niên, Chu Tử mở trường dạy học, học trò rất đông. Nhưng tấm lòng ông không an
phận ở đó. Ông dừng lại ở văn chương, ở báo chí, văn, ông đã cho xuất bản một
loạt các truyện dài mà nhan đề chỉ có một chữ: Yêu (Ðường Sáng, Saigon, 1963,
tái bản 3 lần trong một năm), Sống, tức Loạn I (Ðường Sáng, 1963), Loạn (Ðông
Bắc, 1964). Cuốn nào cũng là truyện dài, và truyện nào cũng đăng báo trước khi
in thành sách. Thường là đăng báo của ông, như tờ Sống, hay báo do ông chủ
trương, như Dân Việt, Ðời, Sóng Thần, vì với ngòi bút công phá tàn khốc, Chu Tử
không còn được phép đứng tên làm chủ nhiệm một tờ báo nào nữa, sau tờ Sống.
Chu Tử
là bút hiệu của thầy giáo Chu Văn Bình (1917-1975),
một nhà văn, nhà báo người Việt. Ông được biết đến là chủ nhiệm nhật báo Sống và là tác giả những cuốn tiểu thuyết như Yêu
và Ghen.
Ông một thời
dạy học ở Trường tư thục Phùng Hưng ở Hải Phòng ,sau 1954 vào Nam làm Hiệu Trưởng
Trường Trung Tiểu học Lê Văn Trung ở tỉnh Tây Ninh, cùng thời có các thầy cô như Luật sư
Trần văn Tuyên, Nguyễn ngọc Thơ, Phạm Tài Đoan, Tạ cao Huê, Tạ chí Đông Hải, Hồ
Việt Điểu…..
Sang thập niên 1960 ông
mở nhật báo Sống ở Sài Gòn. Mục "Ao thả vịt", "Thơ
đen", và trang Nhạc trẻ rất được độc giả rất hâm mộ. Những cây viết cộng
tác có Tú Kếu,
Nguyễn Mạnh Côn, Bùi Giáng. Nhật báo Sống do Chu Tử chủ
trương là cơ sở đầu tiên đăng tác phẩm Loan mắt nhung
của Nguyễn
Thụy Long.
Vì bất đồng
chính kiến, tòa báo bị Lực lượng Tranh thủ Cách mạng của nhóm Phật giáo cực đoan tấn công năm 1966. Cũng vào
thời điểm đó ông bị mưu sát gần nhà, bị trúng đạn nhưng thoát chết.
Nhiều suy đoán
về kẻ chủ mưu ám sát Chu Tử. Nhưng theo Nguyễn Xuân Hoàng thì có hỏi: “Vậy
người bắn ông là ai, ông không nhất quyết. Nhưng ông nói, rất…Chu Tử và hào
sảng, là ông sẵn sàng tha thứ, mong có dịp gặp người đã bắn ông để… cám ơn,
“không phải một lần mà tới ba lần, vì kẻ sát nhân đã giúp tôi ba điều vô giá,
dù có núi tiền núi bạc, cũng không mua nổi!” Đó là:
Điều thứ nhất là ông cám ơn kẻ sát nhân đã cho ông ăn bốn viên đạn mà ông vẫn sống để có dịp biết rằng mọi người, kể cả những nhân vật đã từng bị ông lùa vào “Ao Thả Vịt” cọ rửa kỹ lưỡng trước đây, đã quan tâm lo lắng cho ông và gửi thư, điện tới chúc mừng ông chóng thoát cơn hiểm nghèo, đồng thời lên án bọn khủng bố. Và ông cũng tội nghiệp cho ông Từ Chung đã chết liền tại chỗ, không có dịp nhìn thấy người đời tiếc thương và ưu lo cho mình.
Điều thứ hai khiến ông biết ơn kẻ sát nhân là “bốn viên đạn của kẻ sát nhân đã tạo cơ hội để bao nhiêu thù ghét mà ngòi bút oan nghiệt của tôi đã tích lũy từ bao năm nay, vụt tiêu tan biến thành lòng tha thứ. Tôi vốn là kẻ vô tâm, thương mình, thương người, nhưng khi tôi cầm bút, hình như có ma lực gì, xui khiến tôi trở thành tàn ác, ba que, xỏ lá đến cùng cực. Do đó từ mấy năm nay, các bạn cộng tác với tôi và tôi đã gây ra nhiều thù ghét không đâu”. Và ông Chu Tử hứa để đền đáp lại sự “đại xá” của kể cả những người thù ghét ông song đã ưu lo cho ông khi ông bị bắn suýt chết, ông công khai xin lỗi và “tuyên bố từ nay sẽ không bao giờ còn ‘hỗn’ với ai” nữa.
Và điều thứ ba khiến ông thấy muốn gặp kẻ sát nhân để cám ơn vì – đây là điểm nói lên bản chất hồn nhiên lãng mạn của Chu Tử -- nhờ bốn viên đạn đưa ông tới gần cái chết mà ông có kinh nghiệm của kẻ đã kề cận cái chết, rất hữu ích cho việc… sáng tác vì ông đã có kinh nghiệm thực, không còn phải nặn óc tưởng tượng ra nữa”. (CTKHT, tr. 66-67)
Cuối thập niên 1960 nhật báo Sống bị thu hồi giấy phép vì chỉ trích việc chính phủ Ngô dình Diệm đã cho Quân đội Hoa Kỳ toàn quyền sử dụng căn cứ Cam Ranh. Vào thập niên 1970 ông đứng chủ biên báo Sóng Thần nhưng sau cũng rút lui. Vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975 trên đường thoát khỏi Việt Nam trên con tàu định mệnh Việt Nam Thương Tín, tàu trúng pháo B-40 khi qua cửa Cần Giờ và ông tử thương, được thủy táng ngay cửa biển. Lúc đó ông thọ 59 tuổi.
Điều thứ nhất là ông cám ơn kẻ sát nhân đã cho ông ăn bốn viên đạn mà ông vẫn sống để có dịp biết rằng mọi người, kể cả những nhân vật đã từng bị ông lùa vào “Ao Thả Vịt” cọ rửa kỹ lưỡng trước đây, đã quan tâm lo lắng cho ông và gửi thư, điện tới chúc mừng ông chóng thoát cơn hiểm nghèo, đồng thời lên án bọn khủng bố. Và ông cũng tội nghiệp cho ông Từ Chung đã chết liền tại chỗ, không có dịp nhìn thấy người đời tiếc thương và ưu lo cho mình.
Điều thứ hai khiến ông biết ơn kẻ sát nhân là “bốn viên đạn của kẻ sát nhân đã tạo cơ hội để bao nhiêu thù ghét mà ngòi bút oan nghiệt của tôi đã tích lũy từ bao năm nay, vụt tiêu tan biến thành lòng tha thứ. Tôi vốn là kẻ vô tâm, thương mình, thương người, nhưng khi tôi cầm bút, hình như có ma lực gì, xui khiến tôi trở thành tàn ác, ba que, xỏ lá đến cùng cực. Do đó từ mấy năm nay, các bạn cộng tác với tôi và tôi đã gây ra nhiều thù ghét không đâu”. Và ông Chu Tử hứa để đền đáp lại sự “đại xá” của kể cả những người thù ghét ông song đã ưu lo cho ông khi ông bị bắn suýt chết, ông công khai xin lỗi và “tuyên bố từ nay sẽ không bao giờ còn ‘hỗn’ với ai” nữa.
Và điều thứ ba khiến ông thấy muốn gặp kẻ sát nhân để cám ơn vì – đây là điểm nói lên bản chất hồn nhiên lãng mạn của Chu Tử -- nhờ bốn viên đạn đưa ông tới gần cái chết mà ông có kinh nghiệm của kẻ đã kề cận cái chết, rất hữu ích cho việc… sáng tác vì ông đã có kinh nghiệm thực, không còn phải nặn óc tưởng tượng ra nữa”. (CTKHT, tr. 66-67)
Cuối thập niên 1960 nhật báo Sống bị thu hồi giấy phép vì chỉ trích việc chính phủ Ngô dình Diệm đã cho Quân đội Hoa Kỳ toàn quyền sử dụng căn cứ Cam Ranh. Vào thập niên 1970 ông đứng chủ biên báo Sóng Thần nhưng sau cũng rút lui. Vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975 trên đường thoát khỏi Việt Nam trên con tàu định mệnh Việt Nam Thương Tín, tàu trúng pháo B-40 khi qua cửa Cần Giờ và ông tử thương, được thủy táng ngay cửa biển. Lúc đó ông thọ 59 tuổi.
Thầy Chu văn Bình tức nhà văn, nhà báo
Chu Tử có nhiều tác phẩm nổi tiếng như:
Yêu, tác phẩm này năm 1973 được
dựng thành phim với diễn viên Thanh Lan và Nguyễn Đình Toàn;
Đỗ Tiến Đức đạo diễn.
Nhà văn Viên
Linh có đoạn kể về thầy Chu văn Bình, tức nhà văn Chu Tử như sau: “Định mệnh nào tai ác đã thù hằn theo đuổi để
hại cho bằng được con người khốn khổ tài hoa ấy, trong quãng giờ khắc điêu linh
bất hạnh ấy của quê hương, và bằng cung cách gớm ghê thảm khốc dành cho một
hình hài yếu đuối như hình hài Chu Tử, trưa ngày 30 tháng Tư, 1975 – khi ông
buồn bã đứng dựa thành tàu, nhìn Saigon lần cuối, nhìn quê hương lần cuốỉ...
Chu Tử bị bắn một lần hồi tháng Tư, 1966 ngay trước nhà ttrong con hẻm trường
Hoài An, Phú Nhuận - vỡ một mảnh hàm - nhưng ông sống sót và hồi phục chóng
vánh kỳ diệu trong thương yêu phẫn nộ của công luận.
Viên đạn oan khiên nghiệp chướng ngày 30 tháng Tư 75 cũng đã thổi bay hàm dưới và là viên đạn chí tử, dứt điểm mà định mệnh đã dành cho đời Chu Tử. Tôi như nhìn thấy ông nằm ngay trước mặt, đau đớn, quằn quại trên vũng máu và kêu rên, và gọi tên thống thiết đứa con gái thương yêu Chu Vị Thủy đã cùng mẹ, cùng em và chồng con ở lại...
Tôi như nghe được cả tiếng ông giục Sơn dốc trọn ống thuốc ngủ cho ông nuốt chửng để khỏi kéo dài cơn thảm thiết. Chu Tử đã chào thua định mệnh, chết dữ dằn và phải chết trầm hà. Số mệnh tham lam đã bắt ông phải trả cả vốn lẫn lời quá nặng. Tôi đã vô cùng gần gụi và có quá nhiều kỷ niệm với nhà văn Chu Tử. Đầu năm 64, tờ Ngày Nay của ông Hiếu Chân bị đóng cửa, tôi đã rời Ngày Nay, theo ông trong cái ê-kíp đầu tiên viết mướn cho cho những vị chủ báo, có vị không bao giờ viết báo.
Viên đạn oan khiên nghiệp chướng ngày 30 tháng Tư 75 cũng đã thổi bay hàm dưới và là viên đạn chí tử, dứt điểm mà định mệnh đã dành cho đời Chu Tử. Tôi như nhìn thấy ông nằm ngay trước mặt, đau đớn, quằn quại trên vũng máu và kêu rên, và gọi tên thống thiết đứa con gái thương yêu Chu Vị Thủy đã cùng mẹ, cùng em và chồng con ở lại...
Tôi như nghe được cả tiếng ông giục Sơn dốc trọn ống thuốc ngủ cho ông nuốt chửng để khỏi kéo dài cơn thảm thiết. Chu Tử đã chào thua định mệnh, chết dữ dằn và phải chết trầm hà. Số mệnh tham lam đã bắt ông phải trả cả vốn lẫn lời quá nặng. Tôi đã vô cùng gần gụi và có quá nhiều kỷ niệm với nhà văn Chu Tử. Đầu năm 64, tờ Ngày Nay của ông Hiếu Chân bị đóng cửa, tôi đã rời Ngày Nay, theo ông trong cái ê-kíp đầu tiên viết mướn cho cho những vị chủ báo, có vị không bao giờ viết báo.
Trong
mấy ngàn người trên tàu, chỉ có Chu Tử bị thiệt mạng. Cháu Chu Sơn, con trai
anh, mà cũng là phóng viên trang 3 của chúng tôi trong tờ nhật báo Tiền Tuyến,
đứng bên bố nhưng không nguy hại gì. Theo Trung Tá Phạm Hậu kể lại: “Có tiếng
pháo kích từ bên bờ sông mé phải bắn qua. Ðạn đại bác của xe tăng hay đạn B40,
B41 quái quỉ gì đó… rơi lõm bõm trên sông. Một viên đạn bay qua đầu chúng tôi,
rơi trúng vào chiếc tầu to lớn – tầu Việt Nam Thương Tín chở hàng hóa và hành
khách dân sự – đang vùn vụt chạy rất nhanh ở phía trái chúng tôi. Khói bốc lên
nghi ngút trong chốc lát. Sau mới biết chính quả đạn này đã sát hại nhà văn Chu
Tử…”
Theo cháu Chu Sơn kể lại với tôi, thi
hài Chu Tử được bó vải, thả xuống Thái Bình Dương ngày hôm sau. Anh là thuyền
nhân đầu tiên được thủy táng. Anh là nhà văn lưu vong đầu tiên vẫn trong hải
phận quê hương. Và như thế, có bao giờ anh rời xa Ðất Nước? Từ lúc viết văn đến
khi từ trần, anh hoàn tất ý niệm ban đầu của một người cầm bút, mấy ai có thể
làm được như anh?”(Theo Viên Linh)
Nhà thơ Du Tử Lê có nói về Chu Tử như sau: “Tôi
nghĩ, trong sinh hoạt văn học, nghệ thuật miền Nam, 20 năm, nhiều người
biết, tác giả tiểu thuyết “Yêu” là nhà văn Chu Tử. Nhưng số lượng
những người biết nhà báo Chu Tử còn nhiều hơn gấp bội.
Lý do, ở
lãnh vực báo chí, nhất là giai đoạn tác giả “Yêu” làm chủ nhiệm
nhật báo “Sống”, ông đã không ngừng thổi một luồng sinh khí mới cho
sinh hoạt báo chí miền Nam thời đó vốn hiền lành, ngại đương đầu với
chính quyền hoặc, những nhân vật có quyền thế về tôn giáo, chính
trị cũng như những tệ nạn xã hội...
Cũng chính
vì chủ trương làm một cuộc cách mạng đầy nguy nan cho xã hội miền
Nam mà, nhà báo Chu Tử đã có không ít kẻ thù. Kẻ thù của ông đủ
loại. Từ một ông tướng quyền uy nghiêng đất, lệch trời, tới một vị
lãnh đạo tôn giáo… Từ nhân vật số một, số hai của miền Nam, tới quý
vị tổng trưởng, bộ trưởng trong chính phủ… ông đều không tha một ai,
nếu ông có tài liệu trong tay”.
Và “Như tôi
biết, và nếu trí nhớ của tôi chưa đến nỗi quá tồi tệ thì, ngay số
báo ra mắt, tác giả “Yêu” qua cột mục “Ao thả vịt” đã cho nổ một
trái bom chứa nghìn cân thuốc nổ TNT - - Giữa lúc tình hình chính
trị miền Nam thời đó, đang ở giai đoạn cực kỳ nhậy cảm, với những
tranh giành quyền lực. Tuy không quá lộ liễu, nhưng sự căng thẳng được
ghi nhận là có thể tính trên từng địa chỉ, từng góc phố…”. (Du Tử
Lê)
Nhà văn CHU
TỬ và Thanh Lan (phim Yêu)
Du Tử Lê viết
tiếp: “Bao nhiêu năm tôi đã ngậm ngùi tưởng niệm Chu Tử chết cùng vận nước. Tôi
day dứt nhớ và tiếc nhiều điều chưa trọn vẹn cùng ông. Chu Tử sống mang không
biết bao nhiêu ngộ nhận và ân oán. Một con người có văn tài và khí phách, sống
giữa đám đông mà lúc nào cũng cô đơn thê thảm, cũng muốn bung phá và nổi loạn
vì cái đớn hèn khiếp nhược ở chung quanh... Tôi nghĩ, thôi thà Chu Tử chết trầm
hà như thế là yên phận…(Du Tử Lê)
** Tài liệu sưu
tầm, săp xếp lại để tưởng nhớ thầy Hiệu Trưởng Chu văn Bình của Trường Trung
Học Lê văn Trung Tỉnh Tây Ninh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét