Mời Quí vị xem để biết mối liên hệ của ngài với Cao Đài giáo
I- TIỂU SỬ: Đức Victor Hugo sinh ngày 26-2-1802 tại
Besançon, Pháp (France). Sau khi được
đào tạo và trở thành một luật sư, Ngài bắt tay vào làm việc như một nhà văn.
Ngài trở thành nổi tiếng là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch tài ba nhất của
Pháp vào thời điểm đó. Ngài sống và làm việc tại Paris, Brussels và Channel
Islands.
Ngài mất vào
ngày 22-5-1885 tại Paris.
Cha Ngài là
Joseph-Lesopold-Sigisbert Hugo, là một vị tướng lãnh thời vua Naponéon và mẹ là
bà Sophie Tresbuche. Cha ông tên Joseph Léopold Sigisbert Hugo (1773-1828). Ông
Joseph đã phục vụ quân đội Pháp trong thời kỳ cách mạng và lên tới cấp bậc đại
tá. Về sau, do lòng dũng cảm và công trạng chiến trường, ông trở thành một vị tướng
trong quân đội dưới triều vua Napoléon. Mẹ là Sophie Trébuchet (1772–1821), gốc
ở Bretagne. Ông Léopold thường ở ngoài mặt trận, chỉ huy quân đội, hết đi từ Ý
đến Y Pha Nho. Bà Sophie sống tại Paris với các con và qua đời vì bịnh.
Ông có hai anh
em là Jean François Abel Joseph Hugo (1798–1855) và Eugène Hugo (1800–1837).
Ông có vợ là bà Adèle Julie Foucher (1803–1868). Victor cử hành lễ cưới Adèle tại nhà thờ Saint Sulpice lúc ông mới 20 tuổi.
Ông Victor Hugo có 5 người con mang tên theo thứ tự như sau: Leopold Hugo
(1923–mất hai tháng sau khi sinh), Leopoldine Hugo (1824–1843), Charles Melanie
Abel Hugo (1826–1871), Francois-Victor Hugo (1828–1873), Adèle Hugo (1830–1915)
Năm 1816,
Victor theo học tại trường Trung học Louis Le Grand cùng với anh Eugène.
Tại
trường trung học, Victor Hugo là một học sinh xuất sắc về Toán và Văn
chương. Chương trình học rất nặng, nhưng hễ rảnh lúc nào là
Victor làm thơ lúc ấy. Đến cuối năm 1817, Victor lúc 15 tuổi đã có tập
thơ đầu
tiên: Poésies diverses gồm mấy
ngàn câu thơ. Khi Hàn Lâm Viện Pháp mở một cuộc thi về thơ
với đề tài “Cái vui của sự học trong mọi
hoàn cảnh của đời người”, Victor liền làm xong một bài thơ gồm 334 câu, được xếp hạng 9. Tập thơ không được giải thưởng, nhưng
Victor lại nổi danh. Các báo ở Paris đều viết bài khen Victor Hugo là thần
đồng. Thi đàn Académie des Jeux floraux ở Toulouse tổ chức một cuộc thi về thơ
vớiđầu đề “Dựng lại tượng vua Henri IV”.
Victor dự thi và dùng thể thơ 12 cước xen lẫn 8 cước, kỹ thuật đã cao, cân đối
nhịp nhàng. Bài được chấm giải nhất, thắng cả Lamartine, lúc đó hơn cậu 10
tuổi. Năm 1818, Victor Hugo ghi danh vào Đại Học Luật Khoa Paris .Năm 1819, do
sự khuyến khích của bà mẹ, Victor Hugo cùng với hai anh đã lập ra tạp chí văn
học “Le Conservateur Littéraire”; qua
đó, các bài của ông viết về hai nhà thơ Alphonse de Lamartine và André de
Chénier, đã được nhiều người chú ý. Trong một cuốn sổ ghi, Victor Hugo đã viết:
“Tôi sẽ trở nên một Chateaubriand hoặc chẳng ra gì”. Chateaubriand là nhà văn
hàng đầu của nước Pháp vào đầu thế kỷ 19.
Khi bà mẹ qua đời vào năm 1821, Victor Hugo
đã từ chối nhận trợ cấp của cha và chịu đựng cuộc sống thiếu thốn, nợ nần. Năm
1825 nhà báo Charles Nodier đã mời Victor Hugo tham gia vào nhóm các nhà viết
văn thuộc trường phái lãng mạn (Romanticism). Vào thời kỳ này, Victor Hugo đã
phổ biến một loại báo văn học có huynh hướng ôn hòa với tên là Muse Francaise
(Thi Thần nước Pháp, (1823–24).
Năm 1825,
Victor được ân tứ Bắc Đẩu Bội Tinh, cùng một lượt với Lamartine.
Năm 1841,
Victor được bầu vô Hàn Lâm Viện Pháp. Năm 1848, cách mạng Pháp bùng nổ lật đổ
vua Louis Philippe và thành lập chế độ Cộng hòa. Victor Hugo ủng hộ chính phủ Cộng
hòa. Ông cùng với Lamartine và Louis Napoléon Bonaparte được bầu vào Quốc hội
Lập hiến để thành lập Hiến Pháp. Louis Napoléon Bonaparte được dân chúng ủng hộ
nồng nhiệt và sau đó đã đắc cử Tổng Thống. Sau, thấy Napoléon lo củng cố địa vị
đặng làm vua chớ không mở rộng tự do dân chủ, Victor trở lại chống Napoléon.
Ngày 2–12–1851 Louis Bonaparte giải tán Quốc Hội, tự mình lên ngôi Hoàng đế,
lấy hiệu là Napoléon III. Victor Hugo vội đi tìm các bạn, tập hợp lại, hô hào
tranh đấu, viết tuyên ngôn, tổ chức biểu tình lật đổ Napoléon III. Nhưng dân
chúng Pháp đã chán nãn cảnh hỗn loạn đổ máu, nên phong trào xẹp dần.
Từ 1851 đến
1870 là giai đoạn sống lưu vong của ông.Victor Hugo qua được Bruxelles nước Bỉ.
Ông viết thơ về bảo vợ bán hết gia sản, chuyển qua ở Saint Hélier của đảo
Jersey thuộc nước Anh, gần bờ biển nước Pháp. Tháng 8 năm 1852, cả nhà đều qua
tới đảo Jersey. Một việc lý thú xảy đến với Victor Hugo lúc ở đảo Jersey là Bà
Delphine de Giradin từ Pháp qua thăm, bày cho Ông cầu cơ giao tiếp
các Chơn Linh vô hình. Họ dùng một cái Bàn quay và đồng tử. Cầu năm đêm liên
tiếp, cơ không lên. Khi Victor Hugo tò mò đến xem thì cơ lên liền. Bà Giradin
hỏi: Ai đó? Cái bàn trả lời: Léopoldine (Tên đứa con gái lớn bị chết đuối với chồng năm 1843 khi đi
du lịch). Victor Hugo rất ngạc nhiên, hỏi Léopoldine đủ thứ chuyện. Đồng tử
trong buổi cầu cơ đó là Vacquerie, người thân tín của gia đình Hugo. Đêm
11–9,1853, buổi xây bàn được tổ chức, có mặt. Ông bà Victor Hugo, hai con là Charles Hugo, Francois Hugo,
và năm người bạn. Đêm ấy, vong linh Cô Léopoldine giáng bàn thăm hỏi cha mẹ và
tiết lộ nhiều điều huyền bí nơi cõi vô hình. Đêm 13–9–1853, tiếp tục xây bàn, có vong
linh xưng là “Bóng Hư Linh”, giáng bảo Victor Hugo hãy đặt trọn đức tin vào
Thượng Đế. Tiếp tục xây bàn, Victor Hugo thông công được với các Đấng như:
Socrate, Luther, Mahomet, Jésus, Moise,.. và với các danh nhân như:
Shakespeare, Molière, Racine,... Có nhiều vong linh ẩn danh xưng Sứ giả Thượng
Đế”, Người trong cõi mộng, Bóng dưới mồ, Thần chết,... cũng có giáng bàn.
Đêm
11–10–1853, nhận thấy những điều tiết lộ, những lời khuyên bảo, những giáo lý
và triết lý nhận được từ cõi vô hình nhờ vào việc xây bàn rất hữu ích cho loài
người, Victor Hugo hỏi vong linh đang giáng:
Những lời vàng
ngọc mà chúng tôi nhận được từ bấy lâu nay, thật đáng xem là một chơn truyền quí
báu, chúng tôi có nên in thành sách để phổ biến cho mọi người cùng học đặng
chăng?
Vong linh ấy
đáp:
- Không, vì chưa
đến ngày giờ.
Đến bao giờ?
Chúng tôi còn sống đến ngày đó không? Nếu không thấy nơi nầy thì sẽ được thấy ở
nơi khác. Chừng đến ngày giờ, sẽ có lịnh. Hiện tại, có thể phổ biến hạn chế cho
những người có đức tin. Kể từ đó, Victor. Hugo rất tin tưởng những vấn đề siêu hình,
sự bất diệt của linh hồn, sự hiện hữu của Thần linh. Về sau, những Thánh giáo
trong các cuộc xây bàn nói trên được ông Gustave Simon in thành sách với tựa đề
là:“LES TABLES TOURNANTES” de JERSEY chez
VICTOR HUGO. Sách này được tái bản mười lần, làm chấn động dư luận nơi nước
Pháp và thế giới.
Năm 1870, Pháp
đánh thua Đức luôn 3 trận. Victor Hugo trở về Paris. Rất đông dân chúng ra tận
ga đón rước ông. Victor Hugo trở lại hoạt động chánh trị. Victor Hugo được bầu
làm đại biểu của Quốc Hội Pháp vào năm 1871 nhưng sau một tháng, ông đã từ
chức. Năm 1873, Victor Hugo trở lại thành phố Paris và được bầu vào Thượng Viện
(the Senate). Ông luôn luôn chống lại các hình thức độc tài mới. Nhưng phe quân
chủ vẫn thắng thế hơn, thương thuyết với Đức xin đình chiến và Pháp chịu bồi
thường chiến tranh. Bao nhiêu chương trình dự định thực hiện của ông đều không
thành tựu như: Bãi bỏ án tử hình, cải thiện tư pháp, thành lập Liên bang Âu
châu, giáo dục miễn phí và cưỡng bách, tăng quyền lợi cho phụ nữ. Victor Hugo
quá chán nản, nên ông quyết định rút lui khỏi Quốc hội. Ông trở về đời sống của
người văn nghệ sĩ thuần túy.
Năm 1882, Lễ
Bát tuần của Victor Hugo được tổ chức lớn lao như Lễ Quốc Khánh. Thủ Tướng
Jules Ferry, đại diện chánh phủ Pháp đến chúc thọ Ông, dân chúng và học sinh
diễn hành qua trước nhà và Đại lộ trước nhà ông mang tên Hugo. Victor Hugo đã
đạt đến tột đỉnh vinh quang của người cầm bút. Chưa có văn thi sĩ nào từ xưa
tới nay được như vậy.
Vào năm 1868,
bà vợ Adèle của Văn Hào Hugo qua đời, để lại cho ông nỗi buồn vô hạn, rồi sau
đó là hai cái tang của hai người con trai, chết vào năm 1871 và 1873.
Cùng vào năm 1882, lễ thượng thọ 80 của Văn Hào được nước
Pháp tổ chức long trọng với Đại Lộ d'Eylau được đổi thành Đại Lộ Victor Hugo và
Văn Hào được ca ngợi như một vị anh hùng quốc gia. Sức khỏe của Victor Hugo suy
yếu dần. Vào mùa hè năm 1883, Văn Hào đã để lại những điều dặn dò, được coi như
lời di chúc:
- Tôi cho
những kẻ nghèo 50,000 quan.
- Tôi ước mong
được mang tới nghĩa trang trong quan tài của người nghèo khó.
- Tôi từ chối
các lời cầu nguyện của tất cả nhà thờ.
- Tôi tin
tưởng nơi Thượng Đế.
- Bản thảo
tặng cho Thư viện Quốc gia Paris.
Những lúc
tỉnh táo, Ông vẫn làm thơ. Câu thơ cuối cùng, ông viết:
“C’est ici le combat du jour et la nuit: Đây là cuộc chiến đấu của ánh sáng và bóng
tối”.
Victor Hugo
bị sưng phổi và từ trần vào ngày 22 tháng 5 năm 1885, thọ 83 tuổi.
2- Ngài NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN trong
Đạo CAO ĐÀI:
NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN là Đạo hiệu của Ngài Victor Hugo, một
đấng Thiêng liêng ở Bạch Vân Động nơi cõi Thiêng liêng. Ngài có chiết Chơn
linh giáng trần một kiếp tại Việt Nam là Thi hào Nguyễn Du, sau đó Ngài chiết
Chơn linh giáng sanh bên Pháp là Văn hào Victor Hugo. Tín đồ Cao Đài chỉ thờ
Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, vị trong tượng Tam Thánh ký Thiên Nhơn hiệp ước và là
Chưởng Giáo của Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Đài. Tương tự thế, tín đồ Cao Đài
không thờ thi sĩ Lý Bạch mà thờ Chơn Linh của Lý Bạch, vị Giáo Tông của Đạo Cao
Đài. Đạo và Đời tuy tương liên cùng nhau nhưng nếu chỉ biết lấy con mắt và trí
não của con người trần gian hữu hình này, không chịu nâng cao tâm thức thì làm
sao hiểu được cõi Thiêng liêng vô hình kia? Chúng ta chỉ có thể hiểu khi chúng
ta có đức tin, trực giác phát triển.Chúng ta chưa thấy Thượng Đế nhưng nhìn vào
sự cấu tạo và vận chuyển trật tự của Càn khôn vũ trụ vĩ đại này, hay cấu tạo
tinh vi của vạn vật, của một nguyên tử... chúng ta cảm nhận được rằng: phải có
bàn tay và trí tuệ rất mực cao siêu không thể nghĩ, bàn của Đấng Sáng Tạo trong
đó. Các vị Giáo chủ đã vâng lịnh Thượng Đế giáng linh lập nhiều tôn giáo để dạy
dỗ, giáo hóa nhân loại. Nhân loại chỉ có tin các Ngài hay không tin? Tiến về
cõi Thiêng liêng Hằng sống hay chấp nhận triền miên trong tối tăm, luân hồi? Đó
là quyền của mỗi linh hồn, nhưng nếu tìm cách bôi nhọ vu khống các Đấng Thiêng
liêng, là tự mình cản trở bước tiến của linh hồn mình mãi mãi!
“Đức Victor Hugo tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn
Nhơn một Đấng Thiêng liêng tại Quảng Hàn Cung…….
Bần đạo cũng nên cho toàn đạo hiểu,
rồi đừng lầm tưởng chúng ta ngày nay đương tôn sùng lễ bái kỷ niệm một vĩ nhân
công thần của Pháp như trên đã nói, đó là tôn sùng người Pháp. Nghĩ vì Ngài
cũng có công trình khai đạo từ sơ khai, thọ mạng lịnh Đức Chí Tôn lãng quyền
Chưởng Đạo cầm đầu Hội Thánh Ngoại Giáo, Ngài thường giáng cơ giáo hóa và phong
Thánh cho chư Chức sắc Ngoại giáo….”(Hộ Pháp Phạm Công Tắc)
Hồ
Xưa sưu tầm và sắp xếp lại___________________________ ______________
Ảnh : Bức "Tam Thánh ký hòa ước trong Tòa Thánh Cao Đài: : Tôn Dật Tiên,Victor Hugo,Nguyễn Bỉnh Khiêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét