Tác giả đứng trước một tiệm sách
ra đời từ năm 1775, nằm ngay giữa trái tim của Milan, Ý - Ảnh: Tác giả cung
cấp.
Nửa tháng trước, ăn cơm tối ở nhà
chị Huỳnh Ngọc Nga - một người Ý gốc Việt. Căn hộ chung cư của gia đình chị
chưa tới 100m2, tràn ngập sách. Khoảng 23.000 cuốn đủ loại khác
nhau, kể cả cuốn sách cổ có từ thế kỷ 18. Nhiều hơn số lượng sách của một thư
viện trung bình ở VN.
Ông xã của chị, một người Ý trăm
phần trăm, khiêm tốn nói nhà người Ý nào cũng có rất nhiều sách. Họ xem sách
như của để dành. Rất bình thường. Anh ấy khoác tay nói “không có gì để quan
tâm”.
Qua nhà một người bạn cũ khác, chị
Hà Kim Chi. Căn hộ chung cư ấy là một thế giới sách khác với vô vàn sách triết
học, âm nhạc, hội họa. Không còn không gian cho bàn ghế, tủ gường. Tất cả tủ kệ
chỉ dành cho sách. Đó chính là gia tài quý báu của người bạn đời bản xứ đã
gom góp vài chục năm nay.
Ngủ đêm tại nhà anh Nguyễn Chữ,
nguyên tổng thư ký Hội người Việt tại Torino, cũng vậy. Căn phòng ngủ bỗng chật
chội trong một thế giới sách văn hóa Việt, nhiều cuốn trong đó là những tài
liệu vô cùng quý hiếm về mối tương quan giữa văn hóa Việt và văn hóa Ý.
Anh Chữ cho biết thói quen đọc sách
anh học một phần từ người Ý. Người Ý là một trong những dân tộc tiêu thụ nhiều
sách nhất thế giới. Không chỉ giới trí thức, người bình dân, cả những người
không liên quan gì đến sách cũng mua rất nhiều sách.
Đi lang thang trong vô số đền đài
cung điện của châu Âu, thấy cách người ta đối đãi với sách thật đáng nể. Nơi
đẹp nhất vẫn dành không gian cho sách.
Các trung tâm thương mại sang chảnh
ở Paris, Milan, Berlin và ngót 20 thành phố ở 10 quốc gia mà mình đi qua hơn
tháng nay, vị trí vàng, vị trí trái tim của thành phố luôn ưu tiên dành cho các
nhà sách.
Trên các chuyến xe điện ngầm, xe
buýt vẫn còn nhiều người cầm sách đọc chăm chú bên cạnh một số khác đang
bấm lách tách không ngừng trên chiếc điện thoại thông minh.
Chúng ta luôn kêu gọi vì sự phát
triển của một nền văn hóa đọc, nhưng... những con số thống kê lạnh lẽo làm
những người yêu sách nhói đau.
Chợt nhớ những đại gia xứ mình với
chiếc giường ngủ chục tỉ, những chiếc xe siêu sang hàng vài chục tỉ và vô số
con số tỉ tỉ khác. Họ cũng đâu có lỗi gì. Song, ngẫm buồn cho những cuốn sách
hay, in chỉ vài trăm bản nhưng cứ nằm đếm bụi thời gian trên các kệ sách già
nua, lạnh giá.
Chợt nhớ anh T., một nhà văn chưa
phải hội viên bất kỳ hội nhà văn nào. Những cuốn sách của anh thật lòng mà nhận
xét, nghiêm túc, công phu, có nhiều khám phá mới, nhưng cứ chờ xếp hàng bên
cánh cửa nhà xuất bản từ năm này đến năm nọ.
Năm trước anh tự bỏ tiền ra in 1.000
cuốn. Tám trăm cuốn ký gửi ở một công ty phát hành lớn ở Sài Gòn. Hai trăm cuốn
dành cho bạn bè.
Một năm sau người đại diện công ty
ấy gọi điện thoại buộc anh mang “ngôi đền thiêng” của anh về. Đúng 800
cuốn còn nguyên đai nguyên kiện. Mà sách anh viết đâu có dở gì cho cam!
LÊ TÂM |
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016
61 quốc gia có người đọc sách nhiều nhất, không có Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)
Tạp Ghi và Phiếm Luận : Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ Ăn x ổi ở th ì,...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
dân Việt Nam rất ít đọc sách
Trả lờiXóa