Trong quá khứ, đau đốt sống cổ
là bệnh độc quyền của nhóm người ở độ tuổi trên 40, nhưng hiện nay những
bệnh nhân bị đau đốt sống cổ càng ngày càng trẻ, thậm chí những bạn học
sinh phổ thông cũng bị đau đốt sống cổ.
Nguyên nhân đau đốt sống cổ thường là
hay cúi đầu làm việc trong thời gian dài, hoặc nhìn máy tính, chơi điện
tử, xem điện thoại.., cơ thể ngả về phía trước quá lâu, làm cho đốt sống
cổ và dây thần kinh xung quanh, cùng mạch máu đều bị áp lực.
Bệnh để lâu dần sẽ gây ra chóng mặt, đau
đầu, hoa mắt, khô mắt, buồn nôn khó chịu, đau lưng, đau cổ không rõ
nguyên nhân, ù tai, tê tay, có người còn xuất hiện các cơn đau ngực và
một loạt các triệu chứng khác.
Bấm huyệt trị bệnh như thế nào?
Đại chuy
là một huyệt vị trọng yếu giao Hội Dương, cũng là mạch đốc tổng hợp tất
cả kinh lạc dương khí của toàn cơ thể, khi cúi đầu trong thời gian dài,
sẽ làm cho đốt sống cổ bị áp lực lớn đè lên, ép vào mạch đốc cũng là ép
vào dương khí của toàn thân, khi dương khí không đủ, con người sẽ chưa
già đã yếu, tinh thần cũng kém đi.
Lâu dần,
còn có thể gây ra vẹo cột sống, ép vào dây thần kinh, còn xuất hiện đau
vai đau lưng, tê tay và các vấn đề khác về cột sống.
Đau đốt
sống cổ ở mức độ nặng là do sai tư thế gây ra, đồng thời do thói quen
cúi đầu lâu ngày không tốt gây nên, cũng sẽ dẫn tới hao tổn khí huyết,
tinh thần và trí não của cơ thể, càng ảnh hưởng tới diện mạo của con
người.
Biện
pháp giải quyết là thay đổi tư thế cúi đầu làm việc, để lưng dựa vào ghế
ngồi, ghế để dựa lưng không cần quá cao, để phần cổ cao hơn phần lưng
dựa vào ghế là được. Khi ngẩng cao đầu, cố gắng để vai, cổ ngả ra phía
sau, để lưng thả lỏng, liên tục giữ tư thế đó từ 3 -10 phút, trong thời
gian làm việc lặp lại tư thế ngồi, và thả lỏng như vậy nhiều lần, hiệu
quả sẽ càng cao hơn.
Có một
huyệt vị, có thể giải quyết vấn đề đau đốt sống cổ này. Đó là huyệt hậu
khê ở kinh tiểu trường. Huyệt hậu khê nằm ở chỗ lõm phía sau khớp xương
ngón và bàn của ngón thứ 5, ngang với đầu trong đường vân tim ở bàn tay,
nơi tiếp giáp da gan tay – mu tay.
Cách xác định vị trí huyệt: Khi gấp ngón tay vào bàn tay, sẽ lộ rõ
đường chỉ tâm đạo (giống như khe suối = khê), huyệt ở cuối (sau = hậu)
của đường vân này, vì vậy gọi là Hậu Khê.
Huyệt
Hậu Khê là huyệt bổ của kinh Tiểu Trường, là huyệt giao hội với đốc
mạch, còn gọi là nơi giao hội của bát mạch, theo “Hoàng Đế nội kinh”:
Huyệt này, có tác dụng giúp giãn gân cốt, tốt cho mắt, thư giãn thần
kinh.
Massage
vào huyệt Hậu Khê có thể làm giảm bớt và điều trị đau đốt sống cổ, đau
đầu, có lợi cho mắt, làm giảm sưng mắt đổ mắt, giảm bớt sự đau đớn ở
xương cổ, eo, chân, cứng cổ, sai chân…, ấn vào huyệt hậu khê còn có các
công hiệu điều trị như kích thích dương khí của cơ thể, bảo vệ thị lực,
giảm mệt mỏi, bổ tinh ích khí… Mỗi ngày chỉ cần kiên trì massage vào
huyệt vị này, eo sẽ không mỏi, cổ sẽ không đau, trăm lần ứng dụng công
hiệu cả trăm lần.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch
(daikynguyen.com)
rất hữu ích
Trả lờiXóa