Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

HỌATHƠ HỒXUÂN HƯƠNG : QUA KẺM TRỐNG


QUA KẼM TRỐNG
Hai bên thì núi, gia thì sông,
Có ph
i đây là km Tr
ng không?
Gió đ
p cành cây khua lc c
c,
Sóng d
n mt nước v
long bong.
trong hang đá hơi còn h
p,
Ra kh
i đu non đã r
ng thùng.
Qua c
a mình ơi, nên ngm li,
Nào ai có biết ni bưng bng.
          Tác giả: HỒ XUÂN HƯƠNG
KÍNH HỌA:
          KẼM TRỐNG

Hm hc hai bên, chính gia sông,
Nơi đây km Trng phi hay không?
Cây khua lc cc ru theo gió,
Nước v tăng tăng sóng kéo bong.
Chui rúc bên trong hang khép hp,
Kéo ra khi ca rng thùng thùng.
Mình ơi qua ca quay nhìn li,
Đ biết nơi bưng vi chn bng.
                     HỒ NGUYỄN (19-11-16)
Họa 2/: Qua vùng Kẽm Trống
Núi hai bên, chính gi
a sông,
N
ơi đây Km Trng ph
i hay không?
Cành cây l
c c
c khua theo gió,
Sóng n
ước rì rào gõ nh
p bong.
Vào t
n bên trong, khe nh hp,
Ra ngoài khi đng, đng to thùng.
Ca mình va ti, thèm quay li,
Đ biết nơi đây chn cõi bng

                    Nguyễn Cang (19/11/16)
HỌA 2:LEO NÚI KẼM TRỐNG

Núi đồi Kẽm Trống dọc bờ sông,
Thấy muốn lên liền ai chẳng không.
Thăm thẳm bờ khe hàng đủng đỉnh,
Xanh rì  dốc suối cụm bòng bong.
Tê gân cầm gậy rà xoàn xoạc,
Mỏi gối nghe tim đánh thập thùng.
Mệt mấy cũng trèo cho tới đỉnh,
Em leo hết nổi để anh bồng.
                                      * LHNL.

Họa Kẽm Trống, HXH
Tiêu đề: Bút thép chưa giương.
Ngòi bút thăng trầm với núi sông,
Văn chương tải đạo đúng hay không?
Văn chương tải đạo người xưa nhủ,
Nào phải vô tư chuyện bóng bong!
Có kẻ xôn xao âu vận nước,
Người thầm thao thức suốt đêm thùng.
Hãy đưa bút thép chông ra biển,
Bút thép tiềm năng, vạn "cỏ bồng".

,Ngân Triều .

BÀI HỌA  :  KẼM TRỐNG

Núi đứng hai bên, giữa khúc sông,
Hỏi ai : "Kẽm Trống" phải hay không ?
Cành khô gió mạnh kêu răng rắc,
Sóng nước xô bờ tiếng vỗ bong.
Chật hẹp hang sâu nào có biết,
Sơn đầu nhú khỏi thấy thông thùng.
Nước non tới cửa mình quay ngắm,
Mới hiểu bưng sao chốn cỏ bồng !

Mai Xuân Thanh
(xin phép kính họa thơ "Kẽm Trống" của Nữ thi nhân thời danh Hồ Xuân Hương)
Ngày 22 tháng 11 năm 2016


HỌA 5:
Hai bên trên núi, giữa là sông,

Km Trng địa danh có đúng không?

Tàu chạy, mưa rơi nghe lc rc,

Thuyn đi, sóng vỗ tiếng long bong.

Có khi dòng nước co teo lại,

Đôi lúc b sông nợ̉ng thùng.

Du khách đã qua, ghi nh mãi,

Dư âm c tưởng lạc Non Bng!
                Khôi Nguyên

(ảnh từ internet:Vùng Kẻm Trống)
Ghi chú : (Từ Wikipedia)
 
Kẽm Trống là một di tích thắng cảnh quốc gia được công nhận năm 1962. Đây cũng là một địa danh nổi tiếng đã được nhắc đến trong thơ Hồ Xuân Hương. Kẽm Trống nằm cách Hà Nội 80 km về phía Nam, gần quốc lộ 1A và ở giữa địa phận 2 tỉnh Hà NamNinh Bình.
Sông ở trong bài Kẽm Trống là một đoạn con sông Đáy, bên tả là núi Rùa, núi Cổ Động, núi Động Xuyên, núi Trinh Tiết trên địa phận xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Bên hữu là núi Bài Thơ, dãy núi Bạt Gia gồm các núi Bồng, núi Vọng, núi Thòng Lọng và núi Rồng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Núi ở đây có nhiều ngọn cao thấp, có núi đá, núi đất, nhiều ngọn dựng đứng nhưng cũng nhiều ngọn thoai thoải, tạo nên các thế núi khác nhau.
Bờ bên trái, đằng sau những dãy núi nằm sát mép sông Đáy là một hệ thống núi đá vôi trùng điệp, một dải núi đá kéo dài chạy theo hướng Đông Bắc–Tây Nam từ Hòa Bình sang Thanh Hóa. Trong núi có rất nhiều hang động. Trong núi có hang nhiều khi chỉ là những kẽ nứt nhỏ, nằm ẩn sau những tảng đá to. Khi vào bên trong du khách mới thấy các hang động có diện tích khá rộng, nhiều hang xuyên hẳn qua một quả núi, có hang có thạch nhũ rủ xuống tạo nên những hình thù phong phú.
Về phía tả ngạn sông Đáy có một con sông đào dài gần 2 cây số, cả hai đầu đều nối với con sông Đáy, chảy ôm núi Rùa và núi Cổ Động trong quần thể thắng cảnh Kẽm Trống. Tương truyền, trong cuộc tuần du từ kinh đô Huế ra Bắc Hà, vua Minh Mệnh muốn xuôi dòng sông Đáy để ghé thăm Kẽm Trống và Địch Lộng (Ninh Bình). Nhưng khi nghe bài thơ của Hồ Xuân Hương vịnh cảnh Kẽm Trống, thấy những ẩn ý nghịch ngợm, nhà vua không chịu đi qua đoạn sông này mà bắt nhân dân trong vùng phải cấp tốc đào một con sông mới để thuyền ngự vượt qua. Do vậy mới có con sông đào chảy vòng này.

Vụ án "bò béo bò gầy"

Kẽm Trống chính là địa danh đã diễn ra một vụ án nổi tiếng dưới thời vua Lê Hy Tông. Vụ án đó có tên gọi là "bò béo, bò gầy".[1][2] Đây là một vụ án cướp của giết người đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài trên 20 năm, số người bị giết không thể tính hết, xảy ra tại hang núi Kẽm Trống gần Địch Lộng thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, được phá án vào triều vua Lê Hy Tông (1694). Sách Đại Nam nhất thống chí trong mục tỉnh Ninh Bình, phần "Sông núi" ghi: "Núi Đa Giá cách huyện lỵ Gia Viễn 3 dặm về phía bắc. Núi cao, hiểm vắng, nhiều hang hốc. Sau đời Lê Trung hưng, cạnh núi có bọn dân ác ở làng Đa Giá Thượng cùng nhau lập khoán ước riêng, đặt điếm tuần, giết hại hành khách, vứt xác vào hang núi lấy của, trải hơn 20 năm làm tai hại cho khách qua đường...".
Làng Đa Giá Thượng nằm ở phía nam, sát bến đò Khuốt, trên đường thiên lý Bắc - Nam, ngay dưới chân dãy núi đá vôi trùng điệp, hiểm trở. Có một bọn trộm cướp hung đồ, khống chế được tất cả các chức sắc trong làng cùng theo, dần dần hình thành cả một làng ăn cướp, có quy định khoán ước với nhau rất chặt chẽ. Vì vậy, hoạt động phạm pháp của cả làng này kéo dài trên 20 năm mà không hề lọt ra ngoài. Chúng lập ra một nhà trạm ven bến đò Khuốt thuộc sông Đáy trên đường thiên lý với "vỏ bọc" là một nghề kinh doanh ăn uống và nghỉ trọ. Chủ quán lúc nào cũng cung cấp đầy đủ rượu ngon có pha thuốc mê, chuốc cho khách no say. Khi khách đang ăn thì có người đi qua hỏi chủ quán:
- Nhà hàng mai có bò không, cho chúng tôi mượn với nhé!
- Có.
- Bò béo hay bò gầy?
- Bò béo!
Khách nghe thế không ngờ rằng đó là ám hiệu của bọn cướp với nhau. béo tức là khách giàu có. Bò gầy là khách nghèo. Bọn cướp căn cứ vào ám hiệu của chủ quán mà quyết định hành động hay không. Đêm đến, khách đang say giấc nồng thì chúng xông vào, trói giật cánh khuỷu, nhét giẻ vào miệng, lôi lên núi đá. Trên núi có một cái hang rất sâu gọi là Kẽm Trống, chúng xô khách xuống hang rồi về chia nhau tiền bạc.
Dưới thời vua Lê Hy Tông quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh Căn. Hôm ấy xa giá của chúa đi qua cửa Đại Hưng thì gặp một người phụ nữ, đầu đội một lá đơn, sụp lạy trước kiệu, bị quân lính xua đuổi nhưng nhất quyết không chịu lùi. Chúa cho dừng kiệu rồi sai người dẫn người này tới hỏi chuyện thì mới biết chồng nàng đã bị bọn cướp giết, còn nàng bị bắt về làm vợ một tên tướng cướp rồi sau hai năm mới trốn ra được. Khi nghe xong câu chuyện và xem đơn của nàng, chúa lập tức sai Thạc quận công Lê Thì Hải đem 2.000 quân tiến thẳng về Gia Viễn, bí mật áp sát làng Đa Giá Thượng.
Chiều hôm ấy, có một thầy lang đi qua đò Khuốt rồi vào làng Đa Giá Thượng. Ăn xong, khách nằm lăn ra ngủ. Nửa đêm hôm đó, bọn cướp xông vào. Khách bị trói giật cánh khuỷu, nhét giẻ vào miệng rồi bị dẫn lên hang núi. Nhưng, bọn cướp chưa kịp ra tay thì những tiếng hô vang trong đêm tối làm trấn động cả núi rừng. Tiếng reo hò của 2.000 quân sĩ đồng loạt nổi lên, vây bọc toàn bộ làng Đa Giá Thượng. Gần 300 tên tội phạm đã bị bắt. Người ta xác định được 52 tên đầu sỏ, khép vào tội tử hình. Số còn lại là tòng phạm, bị bắt đày đi châu xa. Làng Đa Giá Thượng bị xoá sổ. Người ta đẵn tre làm thang, nối dây thòng xuống hang Kẽm Trống, xúc được vô số hài cốt, đem lên hỏa táng...
Gần đây, tìm trong kho sách Hán Nôm ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy có bài Văn tế xót thương u hồn ở xã Đa Giá Thượng (Chuẩn tuất u hồn tại Đa Giá Thượng xã tế văn). Bài văn viết vào tháng 5 năm 1694, không ghi tên người soạn, có thể là môn khách của Thạc Quận công Lê Hải giúp ông soạn thảo để tế các vong hồn, lời văn rất thống thiết, cảm động. Nội dung bài văn cho biết, số người tử nạn cả thảy là 318 người, gồm lái buôn tinh nghệ công thương, nghệ sĩ ở giáo phường hát hay đàn giỏi, người đi hành dịch, có cả những hành khách đi ngao du thưởng ngoạn thắng cảnh non nước. Họ là những người khác quê khác quán, do công việc cần thiết phải đi qua vùng này nên ngộ hại.[

1 nhận xét:

ĐỜI ĐÁ VÀNG ,TIẾC MÀU TRĂNG CŨ - Thơ Ngọc Ánh

ĐỜI ĐÁ VÀNG Em đếm thời gian trên ngón tay Thêm mùa Thu nữa đã tàn phai Thôi đừng nhắc lại câu vàng đá Làn tóc mây trời theo gió bay Anh hiể...