Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Con rối tha hương”, góc khuất của người Việt ở nước ngoài


  Một câu chuyện của Karin Kalisa, nữ tác giả người Đức viết về thân phận của những người lao động Việt Nam tại Đức sau khi đất nước này thống nhất. Với một góc nhìn khác biệt đầy cảm thông bao dung và nhân ái, Karin Kalisa đã mang tới làn gió mới trong mảng sách văn học của Đức và cho chúng ta một góc nhìn khác về cuộc sống của các kiều bào Việt Nam nơi đất khách quê người.
Con rối tha hương là câu chuyện dài bắt đầu từ thế hệ nhỏ nhất trong một gia đình Việt kiều 3 thế hệ sống tại Đức, cậu bé Minh học sinh cấp 1, phải mang đến “Tuần thế giới mở” của nhà trường một tiết mục văn hóa mang đậm màu sắc Việt Nam, mà không được là thực phẩm. Sung & Mây - bố và mẹ cậu bé - bó tay, đành chỉ cho con trai vào viện cầu đến bà nội.
Một con rối nước với một câu chuyện gây ngạc nhiên và hấp dẫn người nghe, được kể qua màn độc thoại kỳ lạ và những động tác duyên dáng của người phụ nữ đã đi qua hơn nửa đời người, được mang đến sân khấu của “Tuần thế giới mở”. Cũng từ đây, cuộc đời ba thế hệ của gia đình cậu bé Minh trên nước Đức, bắt đầu từ bà nội cậu, được trải ra cho độc giả cùng trải nghiệm và thấu cảm.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay của tác giả Karin Kalisa khai thác số phận những người con đất Việt tha hương nơi xứ người. Mỗi nhân vật là một số phận, một mảnh đời mang trong mình những câu chuyện kỳ lạ, trớ trêu của quá khứ, họ sống trong hiện tại nhưng vẫn ám ảnh với những điều còn sót lại từ những ngày xưa cũ. Bên cạnh đó là hình ảnh những nét đặc trưng của Việt Nam được thể hiện một cách sống động, đặc sắc ngay giữa lòng nước Đức, đó là những nhịp cầu khỉ bắc từ con phố này sang con phố kia trong sự tò mò, thán phục của dân bản xứ, là những màn múa rối nước đậm hồn dân tộc khơi gợi nỗi niềm nhớ cố hương cho những người con đất Việt.

Tác giả Karin Kalisa - Nguồn ảnh: Bina Elisabeth Mohn, www.karinkalisa.de
Đúng như lời nhận xét của tạp chí Buchkultur “Một cuốn tiểu thuyết đầu tay thực sự ấn tượng, thơ mộng nhưng cũng đầy thực dụng", bằng ngòi bút tinh tế và sâu sắc, Karin Kalisa đã thực sự thành công trong việc làm phong phú thêm sự chung sống của các dân tộc trong lòng xã hội Đức, cô đã mang tới làn gió mới trong mảng sách văn học của Đức và cho chúng ta một góc nhìn khác về cuộc sống của các kiều bào Việt Nam nơi đất khách quê người.

Bìa cuốn sách "Con rối tha hương" - Nguồn ảnh: Alpha Books
“Lúc đầu, đó chỉ là một con rối Việt bằng gỗ cũ kĩ đã biểu diễn trên sân khấu một trường tiểu học ở Berlin làm cho cả giáo viên và học sinh mê mẩn. Từng bước,từng bước, cư dân ở khu phố phát hiện ra số người Việt đang sinh sống trên địa bàn của họ và Cửa hiệu của Sung, nơi có con rối, đã trở thành điểm hẹn ưa thích, nơi không chỉ đến để mua nón, lụa hoặc rau từ Việt Nam mà còn là nơi những người Berlin đến để tìm hiểu thêm về những người hàng xóm đến từ Việt Nam. Rất nhiều thứ đã thay đổi ở khu này đỉnh điểm là một nhà hát múa rối nước Việt Nam xuất hiện ở trong hồ của khu vực.“
Một lần nữa, trong câu chuyện cảm động nhưng rất trào phúng của Karin Kalisa hiện lên số phận của những người lao động Việt Nam xuất khẩu hồi đó gắn kết với số phận của công dân Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây.
Con rối tha hương có tên nguyên gốc là Sungs Laden (Cửa hiệu của Sung) được dịch giả Lê Quang chuyển ngữ sang tiếng Việt với tên “Con rối tha hương” sách do Alpha Books phát hành. Đây cũng là tác phẩm được giới thiệu trong khuôn khổ “Những Ngày Văn học Châu Âu tại Việt Nam”

Vài nét về tác giả Karin Kalisa 


Karin Kalisa sinh năm 1965 tại Bremerhaven (Đức). Cô đã từng theo học và có học vị Tiến sĩ về Nhật Bản học và Triết học ngôn ngữ tại Hamburg, Bochum và Tokio. Sau nhiều năm làm việc tại các cơ sở nghiên cứu như Viện Max-Planck hoặc Viện nghiên cứu khoa học văn hóa quốc tế, cô đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay „Con rối tha hương“.
Tuy là tác phẩm đầu tay của cô, nhưng Con rối tha hương đã giành được sự chú ý rất lớn của độc giả, các tạp chí văn học và giới phê bình khi khai thác những sự giằng xé đan xen giữa hiện tại, quá khứ và tương lai của một gia đình người Việt định cư ở Đức. Bằng ngòi bút tinh tế, thú vị nhưng cũng không kém phần sâu sắc, tác phẩm thực sự là một làn gió mới trong mảng sách văn học của Đức.
Tiểu Vũ 
Ảnh bìa: Hình minh họa cho cuốn sách "Sungs Laden"  - Nguồn ảnh: C.H Beck

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...