Stress dường như là điều hiển nhiên
trong cuộc sống. Và theo các nghiên cứu bạn thực sự tập trung suy nghĩ một
điều gì đó lớn lao, stress sẽ xuất hiện. Đó là lí do tại sao một nghiên cứu mới
đây đã chỉ ra, càng stress chúng ta càng có thể khai phá được thêm nhiều điều
tích cực về các vấn đề đang nghiên cứu.
Các chuyên gia tâm lý tại đại học
Harvard đã chứng minh: thời điểm con người đạt được hiệu quả làm
việc cao nhất chính là lúc chúng ta đang bị stress.
Tất nhiên, để có thể "tối
ưu" stress vào công việc, đồng thời hạn chế các tác động gây hại lên cơ
thể và tinh thần, chúng ta cần nắm chắc 5 phương pháp sau.
Luôn tìm cách đơn giản hóa vấn đề
Hãy nhớ, stress là một căn bệnh
không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Không mắc phải "căn bệnh nan y"
này, hầu như bạn chẳng thể làm được gì nên hồn.
Do đó, khi đối mặt với một vấn đề
đau đầu, chúng ta sẽ nhận ra ngay, điều gì đang làm chúng ta phải căng thẳng.
Nhưng tốt nhất, nên bình tâm 1 chút, và nhìn nó ở một góc độ đơn giản hơn.
Rồi sau đó hãy đưa ra quyết định,
vậy bạn muốn để stress làm phiền, hay lấy đó làm động lực để mình giải quyết
công việc.
Giữa một việc tích cực và tiêu cực,
chắc hẳn không ai lại muốn chọn điều tiêu cực đâu, đúng không?
Theo Shawn Anchor - một chuyên gia
tâm lý cao cấp, chức năng của não người sẽ được phát triển theo chiều hướng tốt
khi nó phải đối mặt với những thử thách. Nếu chúng ta đang lạc quan trong công
việc, nhưng lại gặp phải khúc mắc gì đó, bộ não chúng ta có thể mở rộng hơn và
xử lý các vấn đề nhanh hơn nữa.
Thế nên, hãy giúp bộ não của bạn tập
làm quen với những cơn căng thẳng, như là một đòn bẩy để thúc đẩy sự thành
công.
Cũng tương tự như việc bạn ra mồ
hôi, chẳng ai thích điều đó cả. Nhưng thử nghĩ đến lợi ích về sức khỏe mà nó
mang lại đi.
Sử dụng stress như một công cụ
Stress sẽ không thể làm tổn thương
chúng ta, nếu chúng ta không cho phép.
Ở mọi thời kì, dù chúng ta không hề
thích những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự vươn lên, thay đổi để thích nghi. Nhưng
nếu không có những điều "khó chịu" đó, liệu xã hội loài người có phát
triển như ngày hôm nay?
Alicia và Thomas Crum là 2 trong số
các nhà tâm lý tham gia Harvard Business Review chỉ ra rằng: "Hormone
căng thẳng thực sự tạo ra sự tăng trưởng và là chất xúc tác giúp xây dựng tế
bào, tổng hợp protein, tăng hệ miễn dịch, thậm chí là giúp cơ thể khỏe mạnh
hơn. Đây gọi là hiệu ứng sinh lý phát triển, thường được sử dụng trong các bài
tập của các vận động viên chuyên nghiệp".
Nên có người để cùng chia sẻ stress
Amy Gallo - một thành viên của
Harvard Business Review đã viết : "Hãy biến căng thẳng thành một
tài sản".
Điều này vô cùng quan trọng trong
việc duy trì các mối quan hệ. Mỗi khi bạn gặp vấn đề gì khó khăn, người đầu
tiên bạn tìm đến để tâm sự cũng chính là người bạn thân nhất.
Hoặc nếu bạn được tin tưởng để nghe
những câu chuyện đó, đừng cố gắng "thêm dầu vào lửa" mà phàn nàn
người bạn mình về những thứ họ không thể thay đổi. Vì chính thái độ đó sẽ làm
mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Tập trung vào những thứ bạn có thể
làm
Stephen Hawking từng nói : "Một
trong những quy tắc cơ bản của vũ trụ là không có gì hoàn hảo. Sự hoàn hảo chỉ
đơn giản là không tồn tại".
Bạn không cần phải cố gắng theo
đuổi, đi tìm sự hoàn hảo nếu thực sự điều đó không tồn tại.
Có hàng triệu triệu điều mà bạn có
thể hoàn thành mỗi ngày, vấn đề chỉ là bạn có khả năng tập trung tới đâu. Hãy
gạt hết những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát đi, học cách tập trung làm những điều
mà bạn thấy là cần thiết cho bản thân.
Tự kiểm nghiệm
Ngay cả khi chúng ta nói về vấn đề
stress, chúng ta cũng cần thử nghiệm trong một vài hoàn cảnh nhất định, nhằm tự
tìm ra giải pháp tốt nhất cho bản thân.
Mỗi khi bạn cảm thấy bị căng thẳng,
hãy thử áp dụng 1 trong số những phương pháp trên.
Hãy tập trung và suy nghĩ về nó như
khi đang học thuộc lòng những bài lịch sử thời còn đi học vậy.
Vì cuộc sống này, bạn còn phải học
thêm nhiều điều lắm!
hãy quan tâm tới chính mình
Trả lờiXóa