Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

FM 974:Tây Tạng: Sau Mười Năm Trở Lại - Lhasa Vẫn Còn Đó Nổi Buồn

Cuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 09/01/2017


    Một ngày như mọi ngày, bình minh chầm chậm hé lên mù mờ trong màn sương sớm, bên ngoài Jokhang, ngôi chùa hiển linh nhất của đạo Phật Tây Tạng ở Lhasa, người nối theo người, nhóm thì nằm dài, vừa lâm râm đọc kinh vừa lặng lẽ trườn lên phía trước, từng đoạn một trên các khoảng sân đá còn mát lạnh hơi sương, nhóm khác im lặng, nghiêm trang, đi thành hàng dài, vòng quanh dưới hiên chùa, tay cẩn thận nhẹ xoay tròn các cột cầu nguyện hình trụ đủ màu sắc, lần lượt hết cái này đến cái khác, cũng lâm râm tiếng kinh cầu thường lệ, giữa  khoảng trời đầy hương thơm nhang khói, nhưng hình như cái buổi sáng bình yên thánh thiện của người dânTây Tạng như thế, có từ trăm năm qua, giờ đã là cái của quá khứ.
    Nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh đã chiếm và kiểm soát đất Tây Tạng từ năm 1951 sau cuộc bạo động vùng lên chống lại Trung Cộng bất thành năm 1959, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, người lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng vượt thoát qua Ấn Độ, từ đó đến nay, người dân bị trị Tây Tạng vẫn nổi lên phản kháng, nhất là giới tu sĩ, đã có vài lần bùng nổ dữ dội, nhiều người chết, trước sự đàn áp bằng bạo lực của Bắc Kinh, những người hoạt động dân chủ và nhân quyền nói rằng, có hơn 140 người dân Tây Tạng đã tự thiêu chết cho đạo pháp để phản đối chính sách đàn áp văn hóa của họ kể từ tháng ba năm 2009. Đó là những gì Bắc Kinh không muốn thế giới bên ngoài thấy được, nhà cầm quyền ra lệnh, yêu cầu khách du lịch ngoại quốc muốn đến Lhasa, phải có giấy phép và có những lúc họ không cho bất cứ ai được nhập cảnh trong mấy tuần lễ, hiếm hoi lắm mới được vào vùng này.
    Tuy nhiên, đầu tháng 9 năm nay, một nhóm nhỏ ký giả ngoại quốc, trong đó có đài CNN, được mời đến tham dự chuyến du lịch năm ngày, do nhà cầm quyền tổ chức tới thăm cái mà họ gọi là “khu tự trị Tây Tạng”. Đây cũng là lần đầu tiên mà phóng viên ngoại quốc được cho phép vào Tây Tạng, tính từ năm 2006, so với Bắc Hàn thì họ đã đến đó hơn mười mấy lần trong cùng khoảng thời gian này. Họ phải đi theo một lịch trình thăm viếng do Bắc Kinh đưa ra, định sẳn như xem các lớp hội họa, xem trình diễn ở rạp hát và nơi triển lảm dịch vụ du lịch quốc tế... Khi gặp Phó Chủ tịch Tây Tạng, ông Penpa Tashi, người cao cấp nhất mà nhóm ký giả đã tiếp xúc, họ hy vọng sẽ có thể đặt nhiểu câu hỏi khó và cụ thể nhưng, thay vì đó, nhóm ký giả bị buộc phải ngồi im lặng nghe ông ta nói 80 phút không ngừng, về chuyện mọi người tại đây vui sướng và hài lòng như thế nào, một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với những tin tức mà họ có được từ các nhóm tranh đấu cho nhân quyền. Nhóm ký giả cũng đề nghị cho họ đến thăm một tu viện Phật giáo Tây Tạng khi họ tạm nghỉ ở Nyingchi, một thị trấn gần biên giới với Ấn Độ nhưng người hướng dẫn cho biết, không có cái chùa nào ở quanh đó, mặc dù trước đây hai tuần, khi đọc một bài viết của báo chí nhà nước Bắc Kinh, qua trang mạng Google, cho thấy có một tu viện trong vùng này, cách chỗ họ đang dừng chân độ chừng 24 cây số.
    Nhóm ký giả cũng hỏi câu hỏi này với người hướng dẫn chuyến đi, anh ta nhúng vai, cười bỏ qua không trả lời, nói chung, giống như phần lớn các thành phố khác mà những người ký giả ngoại quốc này, có lần đến thăm, Lhasa xem ra cũng an ninh, bận rộn và hầu như gần hết, đều nằm trong sự kiểm soát của nhà cầm quyền Trung cộng. Tây Tạng là một trong những vùng ở Trung cộng có sự áp bức chính trị và tôn giáo ở mức cao điểm nhất, nhất là việc người di dân Hán, nhóm sắc tộc lớn nhất của dân số Trung hoa, ngày càng đông đến Tây Tạng. Năm 1964, có  khoảng 39,500 người Hán, chiếm tỷ lệ chừng dưới 3%,  tổng số dân nhưng hiện tại đã là 245,000, theo thống kê chinh thức của Bắc kinh, trong khi con số này ít hơn 10% dân số nhưng, thương gia người Hán, công nhân và doanh gia đã có mặt làm ăn ở Lhasa từ bấy lâu nay, ở đây, họ kiểm soát hầu hết các dịch vụ mua bán và nắm giữ các công việc cũng như chức vụ béo bở, lương cao mà người bản xứ Tây Tạng không hề có được, gần như tất cả những cửa hàng, tiệm buôn mà nhóm ký giả đến xem, chủ nhân đều là người sắc tộc Hán.
    Nhà cầm quyền Trung cộng đã đầu tư hàng tỷ đô la cho sự phát triển trong vùng, tựu trung vào các kiến trúc hạ tầng, trường học và nhiều trung tâm y tế hiện đại, tuy nhiên những con đường bùn bụi, lổ hang, sụp lên sụp xuống mà chiếc xe buýt nhỏ, chở nhóm ký giả đi vẫn còn thấy khắp nơi. Rất nhiều người Tây Tạng vẫn còn nghèo khổ cùng tận, cũng bày tỏ chút vui mừng về những sự cải thiện này nhưng cái gì cũng có cái giá phải trả, lối sống thôn dã cỗ truyền của họ, đang trên đường biến mất dần, một số khác thì, than phiền là người Tây Tạng không hưởng được các ích lợi đó một cách bình đẳng. Trong một buổi trưa ở Lhasa, nhóm ký giả thừa lúc vắng, sau bữa cơm, lẽn đi lòng vòng trên mấy con đường nhỏ, phía sau, không xa khách sạn họ đang ở bao nhiêu, gặp một người công nhân Tây Tạng 29 tuổi, cho biết anh chưa bao giờ tới trường, anh làm kiếm nhiều tiền hơn trước đây và khu làng nhà anh đã có đường trải đá tráng nhựa, tuy nhiên lên tiếng phàn nàn là anh công nhân người Hán cùng làm với mình lại lảnh tiền nhiều hơn. Cùng làm công việc giống nhau nhưng người Hán được trả 300 kuai thì người Tây Tạng chỉ có 200 kuai (tiếng người Tây Tạng dùng để gọi tiền nhân dân tệ Trung cộng).
    Đa số người dân Tây Tạng, đồng thời cảm thấy rằng, bản sắc văn hóa Tây Tạng của họ đang bị đe dọa trầm trọng, khi mà con số người du lịch Trung cộng tới Lhasa càng ngày càng đông hơn. Năm nay có khoảng 17 triệu du khách, theo lời của báo chí nhà nước, một thập niên trước đây chỉ là con số nhỏ nhoi, mặc dù người ta hơi nghi ngờ có thật con số cao như vậy không, tới năm 2020, nhà cầm quyền Bắc kinh dự đoán lên tới 35 triệu, theo lời của các viên chức mà nhóm ký giả được tiếp xúc. Giới chỉ trích cho rằng, người dân Tây Tạng đã trở thành những kẻ đứng bên lề trên quê hương họ, Bắc Kinh dùng văn hóa Tây Tạng như là một món hàng rao bán để làm ra tiền, không hơn không kém. Theo làn sóng người du lịch đổ vào, khách sạn cửa hàng mang bộ mặt Tây phương mọc lên mọi chỗ như khách sạn ngoại quốc năm sao, Intercontinental mới vừa mở cửa ở Lhasa, không còn nữa những cánh đồng cỏ xanh rì, hiền lành của tháng ngày xưa cũ, chỉ thấy cát bụi sỏi đá và cao ốc.Tại Nyingchi, người hướng dẩn đoàn, đã đưa nhóm ký giả tới xem một cái làng mới xây lên xong, với hàng quán cửa tiệm thẳng tấp và những cái nhà hàng to lớn dựng cổng, trang trí theo màu sắc Tây Tạng, các thứ này sẽ khai trương một ngày gần đây và sẽ là một địa điểm du lịch hấp dẩn, nơi này do một công ty Trung cộng xây và hầu hết cửa hàng sẽ cho mướn cũng do người Trung cộng làm chủ, theo lời người hướng dẩn, người Tây Tạng sống ở đây từ lâu đời nhưng họ bị bắt buộc phải dọn đi, và được cấp phát cho chỗ ở mới, anh cũng nói thêm, người dân làng sẽ được phép bán bánh ngọt và nước trà cho du khách nếu họ muốn.
    La Mu, một người đàn bà Tây Tạng, vừa sửa sang lại cái nhà nhỏ, biến nó thành một gian nhà khách dành cho người du lịch với số tiền trợ cấp phụ thêm từ Bắc kinh, trong khi nhóm ký giả vây quanh thì ở phía sau lưng, không mấy xa, năm ba người công an mặc thường phục, bước tới bước lui ghi ghi chép chép những gi bà La Mu trả lời. Khi được hỏi, công việc phát triển làng mạc và sự di dân của người gốc sắc tộc Hán đến vùng này có điều gì tiêu cực, ảnh hưởng tới nền văn hóa truyền thống của người Tây Tạng hay không, bà nhìn quanh ngần ngại, gượng cười cho biết bà không biết. Thái độ chần chừ, đắn đo, nhìn trước nhìn sau của bà La Mu, trước khi nói ra là chuyện hết sức thông thường tại một nơi mà, theo lời những người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, thì, nếu không khéo, bà có thể bị công an hạch hỏi hoặc bị tống giam vì có tư tưởng chống lại nhà cầm quyền.
    Kể từ năm 2012, đã có 400 người Tây Tạng bị giam giữ vì tội xuống đường biểu tình, đòi hỏi tự do tôn giáo và sự bình đẳng kinh tế cho người dân bản xứ, trong đó có việc mà họ cho là, người Hán đã rút nước suối thiên nhiên tại các vùng đất được xem là nơi linh thiêng, đất thánh của người Phật giáo Tây Tạng. Ở một nơi, không có chỗ cho người dân được quyền nói ra những gì mình muốn nói, ngay cả mọi thứ xem ra yên bình, thì dù buộc phải lặng câm, nhưng những gì bất mãn, căm hận và bất đồng trong thầm lặng, vẫn tiếp tục ngấm ngầm luân lưu bên trong cái xã hội của người Tây Tạng bị trị.

Thuyên Huy
Mon 09.01.2017

   

1 nhận xét:

GHÉT : Thơ Sông Thu Và Bài Họa Của Các Thi Hửu

GHÉT Em ghét anh nhiều, có biết không ? Người sao vô ý đến đau lòng Hôn nhau, mãi ước làn môi mọng Ngó mặt, hoài mơ ánh mắt nồng Lại bảo bồ ...