Bà
Hishako ngồi trong một chiếc ghế khá to, chung quanh thân hình
mỏng manh, bé tí, của bà bao nhiêu là gối, chăn, chèn, chắn để
những cái xương của bà được bọc êm ái không chạm vào thành
ghế cứng. Bà nhìn qua khung cửa kính, mảnh vườn nhỏ cuối thu
ngoài kia đã bắt đầu trống trải, xơ xác, lá rụng hết rồi.
Những cái cành khẳng khiu vươn ra như những cánh tay gầy không
mặc áo, chúng đang chờ mùa đông tới.
Ông
Kentaro chồng bà, ngồi trên một chiếc xe lăn, không xa bà mấy.
Tóc ông rụng gần hết, mấy sợi còn lại trắng như cước dính
sát vào da đầu. Cái kính ông đeo trễ xuống chỏm mũi, ông cũng
chẳng cần sửa lại. Ngoài kia có cái gì đáng ngắm đâu.
Mùa
thu đã hết, ông lẩm bẩm trong miệng. Bà không nghe thấy, mà
thật ra bà cũng chẳng để ý, ông nói đến lần thứ ba, bà mới
nghe rõ, bà chỉ gật đầu đáp lại.
Mùa
thu đã hết, mùa phơi hồng cũng chấm đứt. Bà mơ màng nhớ lại
thời trẻ của hai ông bà. Chao ôi sao mà đẹp thế. Ông bà có vất
vả thật. Hết làm ruộng đến trồng rau, qua làm rau thì đến
đợt phơi hồng. Làm ruộng thì nhà cũng chỉ có ba sào, trồng
rau thì khoảng ba mươi chiếu (*), hồng thì nhà có năm cây cổ
thụ, mỗi cây cho từ hai trăm tới ba trăm trái. Ông bà có việc
làm quanh năm, nhờ thế mới có tiền cho ba đứa con ăn học. Bà
nhớ hồi nhỏ các con cũng phụ với ông bà xếp những trái hồng
đã phơi khô vào thùng để bỏ mối. Nói đến hồng bà lại nhớ
hình ảnh ông lúc còn khỏe, còn trẻ, một ngày ông hái cả ngàn
quả hồng và ông luôn luôn nhớ không bao giờ hái hết, phải chừa
lại một ít quả trên cây như một niềm tin cần thiết cho mùa thu
hoạch năm tới được tốt đẹp, (người Nhật gọi là Kimorigaki) và
để cho những chú chim ruồi mejiro có thức ăn trong mùa đông
nữa. Bà nhớ là khi hai vợ chồng làm ruộng hay trồng rau, luôn
luôn phải để dành một luống không gặt hết lúa, không cắt hết
rau cho những con chim, con chuột đồng, con sâu, cái kiến được no
lòng. Ngay cả những thân cây khô, những đống củi cũng là nơi
trú ẩn cho những sinh vật nhỏ bé như con ong, con sâu, ông bà
cũng không bao giờ nỡ đuổi chúng đi.
Cái văn hóa tốt đẹp này của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ.
Bây
giờ ông 88 tuổi rồi, bà kém ông 3 tuổi. Cả hai cùng mong manh
yếu đuối. Kết quả của mấy chục năm làm việc đồng áng trong
nắng, trong tuyết, bốn bàn tay gầy guộc co quắp lại. Cả hai ông
bà không còn cầm được cái gì cho vững chắc trên tay nữa, di
chuyển cũng trên cái ghế có bánh xe.
Ba
người con lên tỉnh học, lập gia đình rồi ở lại. Họ không thể
về quê sống, vì không có công việc thích hợp với những chuyên
môn kiến thức của họ. Họ cũng không mang ông bà đi được vì nhà
cửa ở tỉnh chật hẹp và đắt đỏ. Ông bà vẫn sống trong căn
nhà của sáu mươi năm về trước, ngôi nhà từ hồi ông bà lấy
nhau. Các con có sắm sửa một ít đồ đạc cho tiện nghi đời sống
như tủ lạnh và máy giặt, bếp điện. Đấy là từ mười năm về
trước khi ông bà còn tự chăm sóc cho mình được. Bây giờ thì
phải có người để dùng những đồ đạc tiện nghi và văn minh đó.
Con
cái những ngày lễ, ngày nghỉ phép thay nhau thỉnh thoảng về
thăm, ở một vài ngày rồi đi. Mấy đứa cháu chơi với ông bà vài
ngày cũng chán vì nhà và vườn không còn gì hấp dẫn khi không
có người săn sóc và ông bà càng ngày càng chậm, đi không
vững, nghe không rõ. Ba người con cùng thương cha mẹ nhưng họ
không biết làm gì khác hơn. Họ cũng có thuê người mang thức ăn
tới, nhưng lại không đủ tiền mướn một người làm tất cả các
việc lặt vặt và ở luôn trong nhà. Cuối cùng họ chung nhau tiền
mua cho ông bà một anh Carebot.
Anh
Carebot này rất giỏi, anh làm gần như đủ mọi việc, anh có thể
bế ông bà từ ghế vào giường, từ giường vào nhà tắm. Anh
biết sửa soạn bữa ăn cho ông bà, miễn là trong tủ lạnh hay trên
kệ có sẵn thức ăn đã nấu hay đồ hộp.
Bà
Hishako và ông Kentaro mới đầu buồn tủi lắm, khi thấy mình
được (hay bị) săn sóc bằng người máy, nhưng dần dần họ phải
miễn cưỡng chấp nhận thôi. Ngoài thức ăn một tuần hai lần có
người giao tới nhà, bỏ tủ lạnh cho. Tất cả các công việc khác
từ hâm nóng thức ăn, bế vào giường, làm vệ sinh nhà cửa,
giúp giặt giũ, tắm rửa hoàn toàn trông vào Carebot.
Từ
ngày có Carebot con cháu của ông bà hình như đến thăm ít hơn.
Bà nghĩ chúng bận làm, bận học. Nhưng ông thì không nghĩ thế,
ông nói:
- Chúng nó giao bà với tôi cho người máy rồi.
Bà an ủi ông:
-
Nhưng ông không thấy người máy cũng biết ôm ấp à. Thỉnh thoảng
Sato (tên ông bà đặt cho Carebot) chẳng ôm tôi là gì.
Cứ
như vậy đã ba, bốn mùa hồng đi qua, hình ảnh con cháu mờ dần
trong hai cặp mắt già nua. Những mảnh đất lâu năm không ai trồng
trọt, tự nó đã mọc đầy cỏ dại, những cây hồng không ai hái,
trái rụng, chết mục khắp mặt đất. Hai ông bà như hai con chim
già trong một cái lồng bắt đầu xiêu đổ.
Ông
Kentaro ra hiệu cho Sato đến đủn chiếc ghế lại gần vợ. Ông đưa
bàn tay khẳng khiu của mình sang nắm bàn tay khô mốc của vợ,
bà biết ông sắp muốn nói điều gì, Bà nghiêng đầu dựa sát vào
vai ông để nghe cho rõ.
Ông nói vào tai vợ:
_ Tại sao văn hóa của người Nhật đối với thiên nhiên tốt đẹp như thế!
Họ
chia mùa màng cho chim chóc, muông thú, sự quan tâm tối đa. Sao
họ lại để cho những mảnh kim loại, những thiết bị điện tử săn
sóc cha mẹ họ. Khi các con còn nhỏ tôi với bà thay nhau bế
ãm, thay nhau cho con bú mớm. Con khỏe mạnh mình cười, con ốm
đau mình khóc. Mình có giao cho ai đâu, thậm chí con chó, con
mèo chơi với con cũng phải ngay bên cạnh mình. Bây giờ tôi với
bà có chết trong nhà này thì anh Sato chắc là chạy chung quanh
mình kêu bíp bíp….Anh ta sẽ kêu hoài như thế cho tới khi chị
Junko mang thức ăn tới, có thể là ba hay bốn ngày hôm sau.
Bà
im lặng nghe ông nói, không biết trả lời thế nào. Bà nhớ khi
anh con trai trưởng mang Sato tới cho ông bà, anh có nói:
-
Cha mẹ đừng lo sợ gì, có Carebot là như có con ở bên cạnh, anh
ta làm hết được mọi việc, có khi còn giỏi hơn con nữa. Mà cha
mẹ có biết không, bây giờ thanh niên Nhật họ lười cưới “vợ
người” lắm, họ chỉ cần mua một cô vợ robot về là được đủ
việc và chỉ tốn tiền có một lần thôi. Họ sẽ không cần phải
làm việc nhiều để nuôi gia đình như con bây giờ đâu.
Bà
nhớ là bà đã hốt hoảng nhìn xem cô con dâu có đứng gần đó
không? Cô đó nhậy cảm lắm, nghe được thì gia đình sẽ mất vui.
May quá, cô ấy đang chuyên trò gì đó với hai đứa con.
Khi
con cháu ra về hết để lại anh Sato, ông bà cũng mất cả tuần
lễ mới quen với cách đi đứng, cách chăm sóc của anh. Bây giờ
dù muốn hay không ông bà cũng phải chấp nhận sự hiện diện của
anh. Không như chồng, lúc nào cũng than phiền là anh ta bằng
máy, những va chạm của anh cứng ngắc, anh ta không có cảm xúc
khi chăm sóc mình. Bà Hisako mỗi lần nhận được điều gì của
anh, bà cố hình dung ra anh là người bằng xương bằng thịt. Thậm
chí khi anh bế bà từ ghế vào giường bà nghe được cả hơi thở
và nhịp tim anh đập. Bà có tưởng tượng thái quá không?
Chị
Junko mang thức ăn nấu sẵn tới như thường lệ, chị cất thức ăn
vào tủ lạnh rồi đi tìm Sato. Chị cũng có bổn phận kiểm soát
lại Sato mỗi khi chị đến, xem chức năng phục vụ của anh có cần
điều chỉnh lại không?
Căn
nhà im ắng quá, thật ra cả ba người này có bao giờ gây tiếng
động to nào đâu. Chị đi từ nhà ngoài vào tận buồng ngủ của
ông bà mới gặp cả ba người.
Trên
hai chiếc giường nhỏ kê song song cạnh nhau. Bà Hisako và ông
Kentaro nằm như ngủ, nằm rất thẳng thắn trên gối và chăn đáp
ngang ngực. Sato đứng gập người, như cúi lạy dưới chân giường
của hai người. Chị đến gần, áp mặt mình vào mặt bà, rồi lại
áp sang mặt ông. Cả hai đều không còn thở nữa. Chị chạm tay
mình lên vai Sato, anh ta không có phản ứng nào, không phát ra
tiếng động nào, hình như anh cũng đã “chết”.
Junko lặng lẽ đi ra khỏi nhà, khép rất nhẹ cánh cửa lại sau lưng mình. Hành động của chị như một người máy.
tmt
(*) 1 Chiếu :Tatami mat = 90cm x 180 cm
12/12/2016.
(Hoa Hùynh chuyển)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
ÂN CHÚA NHIỆM MẦU - Nguyễn Kim Trân
ÂN CHÚA NHIỆM MẦU Đức Thánh Chúa giáng sinh nơi máng cỏ Chốn trần gian nào hiểu rỏ ngọn ngành Lại chẳng nghe lời Đức Chúa giảng sanh Nên b...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
câu chuyện hay quá
Trả lờiXóa