Minh Ngọc
29-7-2017
(PLO) – Ước tính số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca ở năm 2011 lên đến 15.700 ca vào năm 2030. Đây là nhận định của TS, BS Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) tại Hội thảo về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng diễn ra sáng qua (28/7).
Hội thảo do RTCCD – Tổ chức điều phối liên minh Phòng chống các bệnh
không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN), và Trung tâm Sáng tạo Xanh (GreenID)
– Tổ chức điều phối Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA), phối
hợp tổ chức.
2 triệu người chết trẻ do ô nhiễm không khí
Thông tin tại hội thảo, Thạc sỹ Tôn Tuấn Nghĩa – cán bộ sức khỏe môi trường WHO – cho biết, ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh hô hấp mãn tính và ung thư phổi, làm tăng nguy cơ truyền nhiễm hô hấp cấp tính và làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh hen suyễn. Theo ông Nghĩa, có thể phân thành 2 loại ô nhiễm không khí là ô nhiễm không khí xung quanh và ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, ô nhiễm không khí xung quanh là ô nhiễm chủ yếu do đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hoạt động giao thông gây ra; còn ô nhiễm không khí trong nhà do các hoạt động đun nấu bằng nhiên liệu rắn bao gồm than, củi, than đá, phân khô và các phế thải nông nghiệp khác.
Dẫn báo cáo được WHO công bố năm 2016, ông Nghĩa cho biết, trên thế giới mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết trẻ do ô nhiễm không khí, trong đó có hơn 1 nửa là người dân ở các nước đang phát triển. Riêng tiếp xúc với ô nhiễm không khí xung quanh do hạt ô nhiễm PM2.5 đã xếp thứ 5 toàn cầu về nguyên nhân gây tử vong trong năm 2015, tương ứng với 4,2 triệu người chết. Còn ô nhiễm không khí trong nhà được xác định là yếu tố xếp thứ 10 trong các yếu tố nguy cơ gây tử vong trên toàn cầu, “đóng góp” khoảng 2,85 triệu người chết trong năm 2015 do các bệnh nghẽn phổi mãn tính và ung thư. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, đây là yếu tố nguy cơ thứ 7 dẫn tới tử vong do các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như viêm phổi.
Những cảnh báo trước mắt
Ông Nghĩa cũng cho biết, trong các chất gây ô nhiễm không khí, các ngành công nghiệp đốt than, nhà máy nhiệt điện và đốt than sưởi trong nhà là nguyên nhân của 40% các trường hợp phơi nhiễm với hạt rắn lơ lửng PM2.5 và ước tính gây ra 366.000 ca tử vong trong năm 2013. Trong năm 2015, số ca tử vong do phơi nhiễm dài hạn đối với hạt rắn PM2.5 là 4,2 triệu trường hợp.
Đối với Việt Nam, theo TS, BS Trần Tuấn, nước ta có đủ nhóm phát thải gây ô nhiễm không khí và trong thời gian qua, nguồn ô nhiễm như các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, phương tiện xây dựng và đặc biệt là nguồn ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện chạy than liên tục tăng. “Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 41 nhà máy nhiệt điện than. Trong khi đó, báo cáo của nhóm nghiên cứu của trường ĐH Harvard về gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than tại Đông Nam Á ước tính số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca ở năm 2011 lên thành 15.700 ca vào năm 2030”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Minh chứng cho những tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người được ông Tuấn đưa ra là trường hợp xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ở xã nằm cách Nhà máy nhiệt điện than Ninh Bình 14km về phía Tây nam, ở gần nhiều nhà máy sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng khác này có đến 70% người trên 65 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi qua khám lâm sàng được phát hiện mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch. Nghiên cứu của RTCCD cũng cho hay, ở xã này trung bình hàng năm có 97 người chết, trong đó có 39 người chết do ung thư.
Trong bối cảnh như vậy, ông Tuấn khuyến nghị cần phải đưa ra các quy định quản lý và kiểm soát ô nhiễm không khí tuân thủ khuyến cáo quốc tế; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động sức khỏe và chi phí y tế do ô nhiễm từ nguồn phát thải do con người gây ra, trong đó chú trọng vào nhà máy nhiệt điện than; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho chính quyền địa phương trong giám sát chất lượng không khí và theo dõi tình hình bệnh tật…
____2 triệu người chết trẻ do ô nhiễm không khí
Thông tin tại hội thảo, Thạc sỹ Tôn Tuấn Nghĩa – cán bộ sức khỏe môi trường WHO – cho biết, ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh hô hấp mãn tính và ung thư phổi, làm tăng nguy cơ truyền nhiễm hô hấp cấp tính và làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh hen suyễn. Theo ông Nghĩa, có thể phân thành 2 loại ô nhiễm không khí là ô nhiễm không khí xung quanh và ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, ô nhiễm không khí xung quanh là ô nhiễm chủ yếu do đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hoạt động giao thông gây ra; còn ô nhiễm không khí trong nhà do các hoạt động đun nấu bằng nhiên liệu rắn bao gồm than, củi, than đá, phân khô và các phế thải nông nghiệp khác.
Dẫn báo cáo được WHO công bố năm 2016, ông Nghĩa cho biết, trên thế giới mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết trẻ do ô nhiễm không khí, trong đó có hơn 1 nửa là người dân ở các nước đang phát triển. Riêng tiếp xúc với ô nhiễm không khí xung quanh do hạt ô nhiễm PM2.5 đã xếp thứ 5 toàn cầu về nguyên nhân gây tử vong trong năm 2015, tương ứng với 4,2 triệu người chết. Còn ô nhiễm không khí trong nhà được xác định là yếu tố xếp thứ 10 trong các yếu tố nguy cơ gây tử vong trên toàn cầu, “đóng góp” khoảng 2,85 triệu người chết trong năm 2015 do các bệnh nghẽn phổi mãn tính và ung thư. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, đây là yếu tố nguy cơ thứ 7 dẫn tới tử vong do các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như viêm phổi.
Những cảnh báo trước mắt
Ông Nghĩa cũng cho biết, trong các chất gây ô nhiễm không khí, các ngành công nghiệp đốt than, nhà máy nhiệt điện và đốt than sưởi trong nhà là nguyên nhân của 40% các trường hợp phơi nhiễm với hạt rắn lơ lửng PM2.5 và ước tính gây ra 366.000 ca tử vong trong năm 2013. Trong năm 2015, số ca tử vong do phơi nhiễm dài hạn đối với hạt rắn PM2.5 là 4,2 triệu trường hợp.
Đối với Việt Nam, theo TS, BS Trần Tuấn, nước ta có đủ nhóm phát thải gây ô nhiễm không khí và trong thời gian qua, nguồn ô nhiễm như các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, phương tiện xây dựng và đặc biệt là nguồn ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện chạy than liên tục tăng. “Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 41 nhà máy nhiệt điện than. Trong khi đó, báo cáo của nhóm nghiên cứu của trường ĐH Harvard về gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than tại Đông Nam Á ước tính số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca ở năm 2011 lên thành 15.700 ca vào năm 2030”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Minh chứng cho những tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người được ông Tuấn đưa ra là trường hợp xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ở xã nằm cách Nhà máy nhiệt điện than Ninh Bình 14km về phía Tây nam, ở gần nhiều nhà máy sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng khác này có đến 70% người trên 65 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi qua khám lâm sàng được phát hiện mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch. Nghiên cứu của RTCCD cũng cho hay, ở xã này trung bình hàng năm có 97 người chết, trong đó có 39 người chết do ung thư.
Trong bối cảnh như vậy, ông Tuấn khuyến nghị cần phải đưa ra các quy định quản lý và kiểm soát ô nhiễm không khí tuân thủ khuyến cáo quốc tế; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động sức khỏe và chi phí y tế do ô nhiễm từ nguồn phát thải do con người gây ra, trong đó chú trọng vào nhà máy nhiệt điện than; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho chính quyền địa phương trong giám sát chất lượng không khí và theo dõi tình hình bệnh tật…
SGGP
Tử vong sớm do ô nhiễm nhiệt điện than tại Việt Nam sẽ gia tăng nhanh
Anh Phương28-7-2017
Ước tính số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca (năm 2011) đến 15.700 ca (năm 2030).
Xếp thứ 10 trong các yếu tố gây nguy cơ tử vong, ô nhiễm không khí (ONKK) “đóng góp” khoảng 2,85 triệu người chết trong năm 2015 do các bệnh nghẽn phổi và ung thư. Số liệu do ThS Tôn Tuấn Nghĩa (Tổ chức Y tế thế giới – WHO) cung cấp tại cuộc hội thảo “Ảnh hưởng của ONKK tới sức khỏe cộng đồng” được tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 28-7.
Được chia thành hai dạng: ONKK trong nhà và ONKK ngoài nhà, ONKK trong nhà là yếu tố nguy cơ thứ 7 dẫn tới tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi do các bệnh lây truyền qua đường hô hấp (như viêm phổi).
ThS Nghĩa cũng cho biết, các ngành công nghiệp đốt than, nhà máy nhiệt điện và tình trạng đốt than sưởi trong nhà năm 2015 gây ra phơi nhiễm dài hạn đối với hạt rắn lơ lửng PM2.5 và ước tính gây ra 4,2 triệu ca tử vong. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 52% tổng số tử vong toàn cầu do hạt rắn PM 2.5 gây ra.
Trong khi đó, theo Báo cáo của cơ quan năng lượng thế giới (IEA) năm 2016, lĩnh vực năng lượng gây phát thải ô nhiễm lớn nhất (bao gồm đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, khai thác than, hoạt động công nghiệp, xử lý than, vận chuyển than và khí gas…) trong nhóm ô nhiễm do con người gây ra.
Sản xuất và sử dụng năng lượng thải ra phần lớn khí SO2, NOx và 85% lượng bụi (PM) ra không khí.
“Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh , đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 41 nhà máy nhiệt điện than. Báo cáo của nhóm nghiên cứu ĐH Harvard về gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than tại Đông Nam Á đã ước tính số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca (năm 2011) đến 15.700 ca (năm 2030)”, TS, BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng nhấn mạnh.
Ông Tuấn khuyến nghị mạnh mẽ việc vận động hệ thống nhà nước đưa ra quy định quản lý và kiểm soát ô nhiễm không khí tuân thủ khuyến cáo quốc tế; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động sức khỏe và chi phí y tế gây ra bởi ô nhiễm từ nguồn phát thải do con người gây ra (chú trọng vào nhà máy nhiệt điện than); xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho chính quyền địa phương trong giám sát chất lượng không khí và theo dõi tình hình bệnh tật cũng như hướng dẫn cộng đồng dân cư nhận biết và có giải pháp phòng ngừa ONKK do nhiệt điện than…
quá nguy hiểm
Trả lờiXóa