Cơ quan Cảnh sát Châu Âu
(Europol) mới đây công bố một báo cáo cho biết Trung Quốc ngày càng nổi
lên là một trung tâm sản xuất hàng nhái, hàng giả lớn nhất để bán ra
toàn thế giới, làm phức tạp thêm cho cuộc chiến chống lại những kẻ làm
hàng giả ngày càng tinh vi.
Quá nhiều hàng nhái, hàng giả Trung Quốc
Báo cáo dày 74 trang được Europol công
bố ngày 22/6 đưa ra một con số giật mình: Trung Quốc đại lục và Hồng
Kông tạo ra tới 86% lượng hàng giả trên thế giới, kiếm về gần 400 tỷ USD
trong năm 2015, chính xác hơn là 396,5 tỷ USD.
Thêm một con số cho thấy Trung Quốc gần
như đang độc chiếm thị trường hàng giả toàn cầu: quốc gia xếp kế sau
Trung Quốc là Ukraine chỉ chiếm 0,43% thị phần, với tổng giá trị khoảng 2
tỷ USD.
Theo Europol, đánh cắp tài sản trí tuệ là “một trong những tội phạm béo bở nhất”.
Tất cả mọi thứ đều được Trung Quốc làm
nhái, làm giả, từ dầu gội đầu đến pin, từ đồng hồ đến thiết bị điện tử,
từ quần áo hàng hiệu đến đồ chơi, từ thuốc men đến thực phẩm, thuốc lá.
Công nghệ làm giả tinh vi đến mức khách
hàng thường không nghi ngờ gì. Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhãn mác
nhái đối với sản phẩm của các tập đoàn nổi tiếng thế giới, khiến khó
nhận diện thương hiệu.
“Tội phạm về sở hữu trí tuệ đang lan
rộng ở EU và mang lại rất nhiều tác động tiêu cực”, giám đốc Europol Rob
Wainwright cảnh báo. “Nó làm hại nền kinh tế của chúng ta, tạo ra những
khoản lợi nhuận bất hợp pháp khổng lồ cho các nhóm tội phạm có tổ chức
và thường gây ra thiệt hại trực tiếp cho người dân về phương diện an
toàn và sức khỏe.”
Báo cáo cho biết việc quần áo và giày
dép giả tiêu thụ ở Châu Âu khiến các nhà sản xuất tại khu vực này thiệt
hại tới 26,3 tỷ Euro trong năm 2015, tương đương gần 10% tổng doanh thu,
và khiến 363.000 lao động ngành này bị mất việc làm.
Là một thị trường khó tính và đề cao sở
hữu trí tuệ, Châu Âu đang đứng trước thách thức về nạn hàng giả, hàng
nhái từ Trung Quốc, nhất là khi nhiều mặt hàng giờ đây được bán trực
tiếp qua mạng cho khách hàng, giúp những kẻ làm hàng giả gửi sản phẩm
trong các gói đồ nhỏ mà dễ dàng vượt qua sự kiểm soát ở biên giới.
Vì đâu nên nỗi?
Châu Âu hay các quốc gia khác, trong đó
có Việt Nam, đã và đang trở thành thị trường béo bở cho Trung Quốc sau
sự bùng nổ của hàng nhái, hàng giả ở quốc gia đông dân nhất thế giới
này.
Tâm lý ham giá rẻ, thói ganh đua cho
“bằng bạn bằng bè”, và kiểu làm ăn bất chấp đạo đức, chỉ vì lợi nhuận
của một bộ phận người dân Trung Quốc mà gốc gác là sự buông lỏng của
chính quyền đang được coi là những nguyên nhân sâu xa.
Một doanh nhân người Việt có kinh nghiệm
làm ăn với Trung Quốc chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên rằng có một lần anh
sang Quảng Châu dự hội chợ Canton Fair, thấy trưng bày một chiếc điện
thoại trông rất giống cái iPhone thật của hãng Apple. Anh gặp một nhà
nhà sản xuất và hỏi sản phẩm như thế có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
không, và Trung Quốc có luật bản quyền không. Anh được cho biết rằng, ở
Trung Quốc, một công ty chỉ cần chứng minh được sản phẩm của mình có 1
chi tiết không giống các chi tiết của sản phẩm gốc thì không bị coi là
vi phạm bản quyền.
Đó là lý do giải thích vì sao trên đường
phố Trung Quốc có rất nhiều chiếc xe hơi có mẫu mã y hệt như xe của
Toyota hay BMW, nhưng chỉ là về hình dáng, còn thương hiệu lại thuộc về
một cái tên Trung Quốc.
“Ví dụ, xe Toyota thì mẫu y chang Camry,
nhưng nó mang biểu tượng khác chứ không phải Toyota. Bên ngoài thoáng
nhìn bảo xe này là Camry, nhưng chữ không phải Camry, mà là một chữ
Trung Quốc,” vị doanh nhân chia sẻ.
Trong các cửa hàng tại Trung Quốc, những
sản phẩm nhái của Trung Quốc cũng bày la liệt, như quần áo của các hãng
thời trang nổi tiếng Châu Âu, đồng hồ hay những chiếc túi xách xinh
đẹp.
Câu hỏi đặt ra là nếu không có sự chấp thuận của chính phủ, làm sao các doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất như vậy.
Theo doanh nhân trên, chính phủ Trung
Quốc muốn phát triển kinh tế, nhưng họ lại không muốn kinh doanh công
bằng. Trên thế giới, mỗi doanh nghiệp để phát triển sản phẩm họ lập ra
bộ phận R&D, bỏ rất nhiều tiền để nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới. Nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc lại không càn bỏ tiền vào
R&D, mà chỉ mua những sản phẩm đang thịnh hành, những mẫu hàng mới,
lấy về mổ xẻ ra để nghiên cứu rồi bắt chước sản xuất. Do tiết kiệm được
khoản chi phí khá lớn, nên giá bán của sản phẩm Trung Quốc rất rẻ, vì
trong giá thành không có chi phí cho nghiên cứu đó.
Trung Quốc có thị trường rộng lớn, nên
những nhà sản xuất này dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường, vì không phải
ai cũng cần mua sản phẩm xịn, có thương hiệu. Thứ mà người tiêu dùng
quan tâm nhiều hơn là sản phẩm đó phải tốt, phải đẹp, nhưng giá rẻ.
Khi các doanh nghiệp mạnh lên, chính phủ
Trung Quốc thu được nhiều thuế, họ lại tính chuyện phát triển một mạng
lưới gián điệp kinh tế xâm nhập vào Mỹ và các nước khác dưới hình thức
là các nhà nghiên cứu, thực tập sinh, sang xâm nhập vào môi trường của
các doanh nghiệp phương Tây để đánh cắp thông tin về công nghệ, thương
mại, phục vụ cho sản xuất trong nước.
Điều đó trái với với đạo đức con người, nhưng nhiều người dân và doanh nghiệp Trung Quốc dường như đã quen với chuyện đó.
Thực tế, người Trung Quốc rất giỏi, rất
thông minh, trong quá khứ từng sáng tạo ra nhiều sản phẩm khiến thế giới
nể phục. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc ngày nay, do sự tạo
điều kiện từ chính quyền, nên không chịu sáng tạo mà chỉ nhăm nhăm đi
đánh cắp bản quyền từ các nước tiên tiến.
Điều này trái ngược với Phương Tây, nơi
các doanh nghiệp có sự câu thúc về đạo đức hơn, nên thường coi trọng vấn
đề sở hữu trí tuệ.
Trung Quốc lẽ ra đã khác
Tình cảnh của Trung Quốc lẽ ra cũng đã
khác nếu như cách đây 18 năm lãnh đạo nước này lúc đó là Giang Trạch Dân
không phát động cuộc đàn áp nhắm vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện
hướng cho con người làm người tốt với nguyên lý chủ đạo là
Chân–Thiện–Nhẫn.
Xuất hiện từ năm 1992 và 7 năm sau ước tính đã có tới 70-100 triệu người theo tập Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, khi đạo đức của ngày càng
nhiều người dân Trung Quốc nhờ theo tập Pháp Luân Công đang được nâng
cao trở lại, nhà lãnh đạo Giang Trạch Dân ngày 20/7/1999 đã phát động
một chiến dịch nhằm “nhổ tận gốc” môn tu luyện này.
Các phân tích sau đó cho thấy niềm tin
vào Thần Phật của các học viên Pháp Luân Công đối lập với hệ tư tưởng vô
thần và triết học đấu tranh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bên cạnh đó,
sự phát triển quá nhanh của Pháp Luân Công sau khi xuất hiện đã động
chạm đến lòng đố kỵ của Giang Trạch Dân, khiến nhà lãnh đạo này sinh tâm
lo sợ rằng quyền lực của mình có thể bị ảnh hưởng.
Trước khi tiến hành cuộc đàn áp được cho
là mù quáng vào năm 1999, Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc
vu khống là “làm chính trị”, “câu kết với các thế lực chống người Hoa”,
“Pháp Luân Công không yêu nước”.
Tuy nhiên, việc môn tập này đã lan rộng ra hơn 100 quốc gia cho thấy những cáo buộc trên dường như không có giá trị.
T.Minh
nên dùng hàng Việt Nam
Trả lờiXóa