Tên gọi của nó là aflatoxin, đối
với rất nhiều người đều không còn xa lạ gì nữa. Ngay từ năm 1993, Tổ
chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới xác định đây chính là một chất dẫn đến
ung thư, đứng đầu về độc tính trong tất cả các chất trong giới tự nhiên
đã được biết đến. Khó xử lý nhất là, loại chất kịch độc này rất có mặt
và rất bền trong thực phẩm ăn uống thường ngày của chúng ta.
Aflatoxins thường do loại nấm mốc màu vàng Aspergillus flavus và một số loài của Apergillus
sinh ra, bao gồm hơn 20 loại độc tố aflatoxin B1, B2, M1, M2… Trong đó,
aflatoxin B1 hay gặp nhất trong các thực phẩm ô nhiễm tự nhiên, độc
tính gây ung thư cũng là mạnh nhất. Xyanua kali là chất kịch độc mà mọi
người đã biết, dính vào một chút sẽ có thể mất mạng, mà độc tính
aflatoxin B1 còn hơn nó gấp 10 lần, hơn asen 68 lần.
Nếu cơ thể hấp thu một lượng lớn
aflatoxin một lần, có thể xảy ra ngộ độc cấp tính, xuất hiện viêm gan
cấp tính, xuất huyết hoại tử, nhiễm mỡ gan và ống mật tăng sản. Hấp thu
lượng nhỏ lâu dài, có thể gây ngộ độc mãn tính, suy tăng trưởng, dẫn đến
bệnh xơ gan, gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư
trực tràng v.v., còn có thể gây dị tật bẩm sinh.
Ở điều kiện môi trường bình thường, nhiệt độ 25 – 32℃,độ ẩm tương đối 80% ~ 90%, Aspergillus flavus tiết ra độc tố một cách nhanh chóng. Vì vậy, nó phổ biến hơn ở vùng phía Nam nơi có vừa nhiệt độ cao lại đặc biệt ẩm thấp. Aspergillus flavus
có mặt rộng rãi trong đất, ưa thích nhất là “cư ngụ” trong các chủng
hạt giàu carbohydrate, chẳng hạn như ngũ cốc, cây hạt dầu và hạt v.v.
Cây nông nghiệp dễ bị nhiễm nhất là ngô, đậu phộng, quả óc chó và hạt
bông, tiếp theo là gạo, lúa mì và đậu.Trong thực phẩm lên men tự chế và
dầu ăn đã từng phát hiện aflatoxin, đa số bị nhiễm là dầu đậu phộng ép.
Nếu aflatoxin B1 qua đường thức ăn gia
súc vào cơ thể bò, sẽ được chuyển hóa thành aflatoxin M1, và xuất hiện
trong sữa bò, dẫn đến trong sữa gia công và chế phẩm của sữa sẽ xuất
hiện aflatoxin M1, nhưng mức độ độc tính nhỏ hơn B1 nhiều lần.“Sức sống”
củaAflatoxin cực mạnh và chịu nhiệt rất tốt, dù cho dùng xử lý ở 100 độ
C trong 20 giờ cũng không hẳn là có thể loại bỏ nó hoàn toàn. Chất này
cũng không dễ hòa tan trong nước, chế biến nấu ăn thông thường cũng
không loại bỏ được nó. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể loại bỏ nguy cơ nhiễm
aflatoxin nếu ghi nhớ mấy phần “Tam Tự Kinh” nhắc nhở như sau.
Thứ nhất là “Chọn cẩn thận”
Không mua các loại thực phẩm có nguy cơ
nhiễm mốc, ví như có bao bì bảo quản đã bị hư hỏng, thực phẩm không sạch
hoặc mốc meo; loại thức ăn hạt nên cố gắng chọn một gói nhỏ vừa đủ; tốt
nhất đừng mua dầu tự ép từ một nơi gia công nhỏ lẻ.
Thứ hai là “Trữ khô ráo”
Ít tích trữ thực phẩm càng tốt; thức ăn
tốt nhất để nơi mát, thoáng khí, nơi khô ráo; đậu phộng, quả óc chó… tốt
nhất mua loại có vỏ, sau khi phơi khô được lưu trữ trong tủ bảo quản
kín v.v.
Thứ ba là “Rửa cẩn thận”
Đa phần aflatoxin tồn tại trên bề mặt
của các hạt thực phẩm, đậu phộng, ngô v.v. Trước khi nấu, hãy rửa sạch
thực phẩm, chà rửa có thể loại bỏ độc tố bám trên bề mặt. Các vết nứt
trên đũa, thớt, đồ dùng nhà bếp là nơi che dấu cặn bã thức ăn, để cho Aspergillus flavus
có cơ hội phát triển, vì vậy đầu tiên nên ngâm trước khi rửa, làm mềm
cặn bả dư thừa của thức ăn. Sau khi rửa phải để ráo nước, khô thoáng,
thông gió hong khô. Đũa cần để đầu ăn hướng lên trên, treo hoặc dựng
đứng thớt lên, không được đặt úp vào tường hoặc úp lên mặt bàn, trước
mỗi lần sử dụng tốt nhất là dùng vòi nước cọ rửa một lần.
Thứ tư, “Ăn khoa học”
Bình thường ăn vào đồ ăn vặt có hạt nắm
mốc nhất định không được ngại ngùng lười biếng, phải nhổ ra và súc miệng
bằng nước sạch. Những loại hạt, như gạo có biểu hiện mốc, màu hơi vàng
hoặc chuyển sang đen, vị đắng, tình trạng bề mặt nhăn nheo… nhất định
phải vứt bỏ. Đậu phộng sống tốt nhất ngâm trong nước, rửa sạch, sau đó
đun sôi; bình thường mọi người thường hay ăn đậu phộng rang, nên ăn bao
nhiêu rang bấy nhiêu, không nên để lâu.
Đồng thời các chuyên gia khuyến khích
mọi người nên ăn nhiều các loại rau quả tươi hơn, các nghiên cứu đã
chứng minh, chất diệp lục và hoạt chất trong thực vật ở một mức độ nào
đó có tác dụng ức chế độc tố gây ung thư aflatoxin B1.
Thanh Hà
rất hữu ích
Trả lờiXóa