Nhật Bản là đất nước của những phát minh tuyệt vời,
tuy nhiên, không chỉ có robot, máy móc, xe cộ, Nhật còn là cái nôi của
những phát minh về văn hóa và giải trí.
Chiếc gậy selfie đầu tiên được đăng ký bản quyển là của người Nhật – Ành: Getty Images |
Gậy selfie
Năm 2013, tự điển Oxford công nhận “selfie” – có nghĩa là những bức ảnh tự chụp – là từ của năm.
Tuy nhiên, gậy selfie, công cụ không thể thiếu để có được các bức ảnh selfie đẹp, thì đã ra đời trước đó khá lâu.
Thời điểm và địa điểm ra đời của gậy selfie vẫn đang còn là một chủ đề được nhiều người tranh cãi, nhưng chiếc gậy selfie đầu tiên được đăng ký bản quyền với tên gọi ban đầu là “gậy kéo dài” thuộc về hai nhà sáng chế Hiroshi Ueda và Yujiro Mima ở Nhật vào thập niên 80.
Karaoke
Ngày nay, karaoke đã trở thành một hoạt động phổ biến trên toàn cầu, là dịp để gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hội họp và thư giãn.
Tuy nhiên, Nhật Bản chính là nơi người ta hát karaoke đầu tiên.
Máy karaoke đầu tiên được nghệ sĩ trống Daisuke Inoue phát minh ra vào năm 1971 khi người này cắm một chiếc máy nghe băng vào dàn ampli.
Chuyện kể rằng một doanh nhân đã đề nghị Inoue thu băng các bài hát mà ông thích để ông có thể nghe và hát theo.
Emoji (biểu tượng cảm xúc)
Biểu tượng emoji đầu tiên được giới thiệu vào thập niên 90 trên các loại điện thoại do Nhật sản xuất. Ban đầu, emoji không được tạo ra để phục vụ cho mục đích chat chit như hiện nay, mà là để dùng để hiển thị thông tin thời tiết hoặc tình hình kinh doanh trên máy nhắn tin.
Ngày nay, emoji được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, sử dụng như một phần của ngôn ngữ thường ngày.
Năm 2015, tự điển Oxford cũng chọn emoji có nội dung “cười chảy nước mắt” là từ của năm.
Mì ăn liền
Món mì ramen đã được cả thế giới biết đến là món ăn nổi tiếng của người Nhật dù thật sự món này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được các thương lái mang đến Nhật vào thế kỷ 19.
Gói mì ramen theo phong cách hiện đại đầu tiên, còn gọi là mì ăn liền, được ra đời ở Nhật năm 1958.
Máy chơi game Playstation 2
PlayStation 2 ra mắt năm 2000 tại Nhật, sau đó trở thành máy chơi game tại nhà bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 3.800 game, bán được hơn 155 triệu bộ trước khi Sony ngưng sản xuất vào năm 2012.
Máy nghe nhạc Sony Walkman
Chiếc máy cassette Walkman lừng lẫy một thời ra đời ở Nhật năm 1979 và cháy hàng chỉ sau 1 tháng. Từ “Walkman” thậm chí còn được dùng để chỉ các loại máy nghe băng mà người dùng có thể mang theo bên mình khi di chuyển được.
Dưa hấu vuông
Loại dưa hấu hình vuông đắt tiền này được nghệ nhân Tomoyuki Ono tạo ra năm 1978.
Sudoku
Trò chơi Sudoku đòi hỏi người chơi khả năng tuy duy được ông Maki Kaji (người trong ảnh) tạo ra năm 1984, sau đó trở thành trò chơi thử thách trí tuệ được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Thức ăn giả
Nhật Bản nổi tiếng là thủ phủ của ngành nghệ thuật làm thức ăn giả, tức là những mô hình mô phỏng thức ăn y như thật thường được dùng để trưng bày tại các nhà hàng.
Đầu thế kỷ 20, một doanh nhân tên Takizo Iwasaki được cho là đã có cảm hứng làm thức ăn giả bằng sáp sau một lần bất chợt thấy nến chảy xuống bàn.
Sau đó ông đã bán các mô hình thức ăn bằng sáp của mình cho các nhà hàng.
Ngày này, thức ăn giả còn được làm bằng nhựa và có thể được tìm thấy ở nhiều nơi, không chỉ riêng Nhật Bản.
* Cách nghệ nhân Nhật làm thức ăn giả:
Trò chơi đình đám với nhân vật Pikachu siêu dễ thương được Satoshi Tajiri sáng tạo ra năm 1995 và trở thành game đắt khách nhất mọi thời đại.
Ngoài game, Pokémon còn được chuyển thể thành phim, truyện tranh và đồ chơi.
Phim hoạt hình Pokémon là một trong những tác phẩm Anime nổi tiếng nhất của Nhật, trong khi đó gamePokémon Go cũng từng làm mưa làm gió trên toàn thế giới suốt năm 2016.
Theo TTO
rất hấp dẫn
Trả lờiXóa