Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB vào ngày 14 tháng 7 ra phúc trình với cảnh báo nếu tiếp tục hoạt động như lâu nay thì tình trạng biến đổi khí hậu sẽ có tác động ‘thảm họa’ đối với Châu Á; xóa bỏ nhiều thành tựu tăng trưởng kinh tế đáng kể giúp chống đói nghèo tại lục địa này.
Theo phúc trình được đưa ra thì vào cuối thế kỷ thứ 21 này, nhiệt độ tại nhiều vùng của Châu Á có thể tăng đến mức 8oC cao hơn so với thời kỳ tiền công nghiệp trong khi nhiệt độ trung bình toàn cầu chỉ tăng chừng phân nửa con số đó mà thôi.
Theo ADB việc tiếp tục lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch thì lục địa Châu Á với số dân đông nhất thế giới như hiện nay sẽ phải đối diện với những đợt nắng nóng kéo dài, nước biển dâng, dạng thức mưa thay đổi dẫn đến những đột biến trong hệ sinh thái, gây hại cho sinh kế và có thể cả chiến tranh.
Nội trong thế kỷ thứ 21, nước biển tại Châu Á nói chung sẽ tăng chừng 1,4 mét. Đây là mức được cho là gấp đôi được dự đoán theo kịch bản đưa ra trong Thỏa thuận Paris 2015.
Thỏa ước về khí hậu đạt được ở Paris vào cuối năm 2015 với cam kết giữ nhiệt độ Trái Đất dưới mức 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Lý do nếu để tăng lên 2oC thì sẽ khó kiểm soát.
Theo giới chuyên môn thì mức tăng đến 4oC sẽ là nguyên nhân đưa đến nhiều thảm họa cho con người tại nhiều quốc gia trên Trái Đất; từ đó tạo nên những làn sóng di dân không thể quản nổi.
Nếu theo kịch bản cứ tiếp tục mọi hoạt động kinh doanh như lâu này thì sẽ dẫn đến những tác động thảm họa đối với người dân Châu Á và Thái Bình Dương; đặc biệt giới dân chúng nghèo khổ, dễ bị thương tổn.
RFA
thảm họa thiên nhiên rất khủng khiếp
Trả lờiXóa