Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017
Những Chuyện Đáng Suy Ngẩm ...
Chuyện về loài chim ó:
Nếu đặt một con chim ó vào trong một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, nhưng hoàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang;con chim này sẽ vẫn hoàn toàn là một... tù nhân trong lồng đó.
Lý do: con chim ó luôn bắt đầu bay “chạy đà” khoảng 3- 4m đầu tiên.
Không có quãng đường để chạy, theo thói quen, chim ó không thể bay lên, và sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một “nhà giam” nhỏ không có mái!
Câu chuyện con dơi:
Một con dơi thường bay ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi và bay chính xác.
Tuy nhiên, nó không thể cất cánh mà lại thả người rớt xuống rồi mới bay. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì nó chỉ có thể lê bước loanh quanh một cách vô vọng, và, tất nhiên vô dụng, không thể bay đi.
Cho đến khi nó được rớt từ một độ cao nhỏ thôi là có thể tung mình bay vào không trung.
Câu chuyện về con ong nghệ:
Con ong nghệ, nếu bị thả vào một cái ly lớn không đậy nắp, cũng sẽ ở trong ly đó cho đến chết.
Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà chỉ cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt ngang bên, hoặc qua... đáy ly.
Và câu chuyện về con người...
Trong rất nhiều trường hợp, con người cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ ở trên. Vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối của mình, mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể có một giải pháp ở rất gần, trước mắt, vì từ lâu, con người đã thường tự giam mình trong những cái lồng của thói quen, sự cố chấp, sự ích kỷ, tham lam... và sự lệ thuộc vào người khác.
NĂM LỜI CẦU NGUYỆN HẰNG NGÀY
I- Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG 5 LỜI CẦU
NGUYỆN:
Ngoài những
bổn phận về thế tục phải làm việc để trả nợ áo cơm đã nương dựa vào nhơn quần
xã hội cho thân xác được tồn tại, hằng ngày người tín đồ Cao Đài chúng ta còn
có bổn phận về tinh thần cho mình là phải cầu nguyện năm điều chung sau đây gọi
là NGŨ NGUYỆN khi cúng Thầy, Mẹ.
Đó là: NAM MÔ:
1- Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai:
Cầu nguyện cho Đạo Cao Đài được truyền bá sâu rộng khắp thế gian.
2- Nhì nguyện phổ độ chúng sanh:
Cầu nguyện sẽ đi phổ độ giúp cho chúng sanh biết Đạo mà thức tỉnh,
lo tu hành để được giải thoát. Nhưng trước nhứt người tín đồ phải thật sự thức
tỉnh để nêu gương cho người ta theo, phải lo phổ độ cho chính mình, cho thân
tộc mình, cho nội bộ trong tôn giáo mình rồi mới có tâm mà lo cho người khác.
3- Tam nguyện xá tội đệ tử:
Cầu
nguyện Ơn Trên, Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng ân xá, xóa hết oan nghiệt
tội tình của mình, là đệ tử của Chí Tôn. Mà muốn được như vậy, chúng ta phải
thật tâm ăn năn hối lỗi, tu hành chính chắn, làm việc thiện từ ngôn từ cho đến
hành động. Muốn Chí Tôn ân xá cho tội lỗi của mình thì nên xem lại bổn thân coi
mình có được tánh khiêm cung, từ bi, độ lượng trước người khác chưa? Xin Ơn
Trên xá tội lỗi cho mình mà mình còn tánh ích kỷ, lòng dạ nhỏ nhen, hành động
thích bươi móc, kết tội, nguyền rủa, nói xấu người khác thì liệu Ơn Trên có tha
thứ cho mình không? Trước khi xin xá tội hãy xem lại mình, nhìn mình cho kỹ.
4- Tứ nguyện thiên hạ thái bình:
Là
cầu xin cho thế giới được sống trong hòa bình, an cư lạc nghiệp.
Muốn được như vậy, người cầu nguyện phải tu tỉnh cho tâm mình được an bình,
không xao động, không manh tâm, luôn làm việc tốt, giữ hạnh tốt, sống hài hòa
với mọi người. Cầu cho thế giới hòa bình mà chính tâm mình còn ác, còn xao
động, tổ chức, nội bộ Đạo còn rối ren, còn xung đột thì cầu xin chi cho người
khác. Vô bổ!
5- Ngũ nguyện Thánh Thất an ninh:
Cầu
cho nơi thờ phượng Thượng Đế được an ninh. Đây là điều rất quan
trọng. Tất cả tín đồ đều mong sao nơi thờ tự của tôn giáo mình như Thánh Thất,
Điện Thờ Phật Mẫu, các Cơ quan Đạo được có sự an ninh trật tự cho đồng đạo có
nơi yên ổn để tinh thần mình được tỉnh lặng mà tu hành, sáng kệ chiều kinh mà
không bị ai quấy rối làm phiền. Nhiều nơi, lời cầu nguyện vang vang lanh lảnh
xong, lại nghe tiếng cải vã mắng nhiếc, la lối ùm lên do những người mới cầu
nguyện trong đàn cúng bước ra. Vậy có phải là nghịch lý không? Xin xem lại!
Năm lời cầu
nguyện này được dâng lên Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và chư Thần Thánh Tiên Phật vào các thời
cúng Tý Ngọ Mẹo Dậu (12 giờ khuya, 12 giờ trưa, 6 giờ sáng, 6 giờ chiều). Lời
cầu nguyện được đặt sẵn, giống nhau thành lời Kinh Ngũ nguyện là phần chót của
kinh cúng Tứ Thời. Những làn sóng tư tưởng phát xuất tự đáy lòng thành khẩn của
người tín đồ Cao Đài ở khắp mặt địa cầu hiệp sức lại, cộng hưởng, tạo thành một
sức mạnh tâm linh tác động trên tinh thần của nhơn loại theo chiều hướng Thánh
thiện.
Hiện tượng này
cũng giống như chúng ta ghép nhiều cục pin nhỏ lại để có được một dòng điện
mạnh đủ thấp sáng bóng đèn.
Các Đấng Thiêng
Liêng nơi Bát Quái Đài nơi Đền Thánh hay trên Thiên Bàn nơi Thánh Thất, Điện
Thờ ở địa phương hoặc ở Thiên bàn tại gia, đón nhận những làn sóng tư tưởng của
khối tín đồ Cao Đài dâng lên như một dòng thần lực chứa đựng nhơn ý, các Ngài
cảm nhận và cho hòa nhập vào trong tâm thức của mình gọi là chứng lòng chúng
sanh và tức khắc gởi trả ngược lại chúng sanh sau khi cho thêm thần lực của các
Ngài làm gia tăng Thánh chất chứa đựng nhiều Thánh ý trong đó.
Hiện tượng này
gọi là sự chuyển pháp của quyền năng Thiêng liêng tuy vô hình mà có thật và
người nào nhận được ân huệ Thiêng liêng này sẽ có thêm sức sống tâm linh thánh
thiện và đời sống hữu hình của thân xác cũng sẽ thay đổi tốt đẹp dần. Sinh hoạt
của giới vô hình này nối tiếp rất gần với loài người, chỉ cách một xác thân.
Ngoài năm điều
chung trên đây thỉnh thoảng cũng có những vấn đề riêng của cá nhân mà sức phàm
không giải quyết nổi người tín đồ cũng cầu nguyện với các Đấng Thiêng liêng để
xin hộ trì. Tuy nhiên, không phải điều cầu xin riêng tư nào cũng được thỏa mãn
bởi lý do con người thường hay cầu nguyện theo nhơn dục (ý muốn thấp hèn cá
nhân, lo cho bản thân phàm tánh), mà hễ thuận cùng nhơn dục thì thường nghịch
với Thiên Điều.
II- BÍ PHÁP CẦU NGUYỆN:
Như trên đã dẫn
chứng, bí quyết trong phép cầu nguyện là phải thành ý, chánh tâm, có đức
tin mạnh mẽ, thần trí phải thật yên
tĩnh và lập lại nhiều lần lời cầu nguyện trong một thời gian nào đó và điều
cầu xin không quá hơn những gì mà định mệnh đã an bày, cho mỗi cá nhân trong
mỗi kiếp sanh mới có cảm ứng được. Cũng có những kẻ mà đời sống đầy những tham
vọng cá nhân phàm tục không biết lẽ vinh hư tiêu trưởng là gì, quên câu luân
hồi nghiệp báo tiền khiên vay trả chỉ vụ lấy điều lợi trước mắt, họ đi vào cửa
Đạo, lễ bái nhiệt tình trong buổi đầu với một thâm tâm mong cầu sự đổi chát có
lợi bội phần đối với thế giới Thần Linh. Họ cũng cầu nguyện rất nhiều nhưng chỗ
mong cầu vụ lợi phàm tục không được đáp ứng bèn mất đức tin cho rằng Trời Phật
không linh. Lợi dụng tâm lý thấp thỏi nầy một số đồng cốt cùng với những tâm
linh xấu tìm cách dẫn dụ đức tin của họ xa dần chánh giáo và chung cuộc họ đã
lạc bước vào con đường Tả đạo Bàn môn lúc nào không hay. Thật là đáng tiếc! Và
con số tín đồ này cũng không phải là ít đâu.
Lời cầu nguyện
chắc chắn được đáp ứng dù ít hay nhiều, là những lời cầu nguyện Hội Thánh đã
đặt thành thể pháp trong kinh điển như:
Ngũ nguyện,
cũng như lời nguyện Dâng Tam Bửu, kinh Thế Đạo: trước và sau khi ăn, khi đi
ngủ, lúc thức dậy, khi đi ra đường, lúc trở về....v.v. Tất cả đều mang ý nghĩa
một tinh thần hướng thượng vô biên, sẵn sàng phụng sự vạn linh sanh chúng để
sau một kiếp mang xác phàm chơn thần được nhập vào cõi Thiêng liêng Hằng sống.
Tóm lại, muốn
đạt được kết quả cầu xin trong tâm nguyện tốt lành thì phải:
- Thành ý.
- Chánh tâm.
- Đức tin mạnh mẽ.
- Thần trí yên
tỉnh.
- Kiên trì tu hành
nhiều ngày.
Lời nguyện chân thật hướng thiện
vô biên chắc chắn sẽ có kết quả như mong muốn.
Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm và sắp xếp viết lại___________________________ ____
Thơ Xướng Họa: TANG THƯƠNG (Mai Xuân Thanh,Khôi Nguyên,Hồ Nguyễn)
XƯỚNG
HỒ NGUYỄN
Tang Thương
Đời nay đất hứa tựa chiêm
bao,
Sống sót bon chen họ tự hào.
Quê quán lao đao mùa thất bát,
Cửa nhà bất ổn lúa hư hao.
Houston bão lụt trôi đường sá,
Texas Harvey tốc mái nhào
Cảm xúc tang thương …kia đất nước…
Khóc thầm dâu bể…nọ đồng bào…
Mai
Xuân Thanh
Ngày 11 tháng 9 năm 2017
HỌA
Bão Lụt
Gió mưa tăng mạnh biết dường bao,
Bão lụt tràn qua các hố hào.
Cây ngả, nhà xiêu, đồng trắng xóa ,
Nước dâng, sông ngập, của tiêu hao.
Các tàu cấp cứu lo công tác,
Đàn cá vô tư thích lộn nhào.
Những chốn thiên tai qua hoạn nạn,
Nhờ ơn kịp giúp của đồng
bào!
Khôi Nguyên
HỌA 2: THÃM CẢNH XÓT XA
Đất hứa nay
sầu thảm biết bao,
Giàu sang phú quý trúc
sông hào.
Mưa dầm ngập nước hư nhà cửa,
Nắng cháy tiêu tan phố tốn hao.
Texas xót than tin
bão táp,
Cali khổ lửa họa xô
nhào.
Tang thương chứng
kiến tim đau thắt,
Thãm khổ xót
xa ruột rát bào.
TRẦM TĨNH SỐNG
Cuộc Sống Không Nhất Thiết Chuyện Gì Cũng Phải Phân Rõ Trắng Đen .
Có câu “nước quá trong thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn.”
Tranh
chấp với người nhà, giành được rồi thì tình thân cũng mất đi . Tính
toán với người yêu, rõ ràng rồi thì tình cảm cũng phai nhạt .
Hơn thua với bạn bè, chiến thắng rồi thì tình nghĩa cũng không còn.
Khi tranh luận, người ta chỉ hướng đến lý lẽ mà quên rằng cái mất đi là tình cảm, còn lại sự tổn thương là chính mình.
Cái gì đã đen thì sẽ đen, trắng là trắng, tốt nhất hãy để thời gian chứng minh.
Rủ bỏ sự cố chấp của bản thân, dùng lòng khoan dung để nhìn người
xét việc; thêm một chút nhiệt tình, một chút điềm tĩnh và ấm áp thì cuộc
sống sẽ luôn có ánh mặt trời và suốt đời mình sẽ là người thắng cuộc.
Ở đời, sống là để bản thân mình xem, đừng tham vọng mọi người đều hiểu bạn; cũng đừng mong cầu mọi việc đều theo ý mình.
Khi đau buồn hay mỏi mệt, nên biết tự an ủi lấy bản thân .
Không có người lo lắng thì càng phải mạnh mẽ .
Không có ai cổ vũ cũng phải biết tự bay lên .
Không có người chiêm ngưỡng cũng cần thơm tho và tươm tất.
Cuộc sống, không có khuôn mẫu cố định, chỉ cần một trái tim trong sáng và nhiệt huyết .
Gặp phiền não thì tự tìm lấy niềm vui riêng, đừng quên đi hạnh phúc
. Dù bận rộn cũng nhớ giữ lại chút thanh nhàn, đừng để mất sức khỏe -
Mệt mỏi rồi thì tạm dừng lại nghĩ ngơi, đừng đánh mất niềm vui cuộc sống
. Chỉ cần trong lòng luôn nhớ đến mục tiêu
của kiếp sống, và biết hiện giờ mình đang làm gì ở đâu thì yên tâm, sẽ
không bị lạc đường !
Nửa đời người khi tỏ ngộ ;
Phân trần đen, trắng mà chi !
Thế gian mỉm cười đối diện ;
Sống với cõi lòng vô vi.
(Từ Cảnh chuyển)
Bí mật ẩn bên trong một tượng đài nổi tiếng
‘Đài Tưởng Niệm’ (the Monument) là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của London, thậm chí một trạm tàu điện ngầm cũng lấy tên đó. Nhưng công trình tưởng nhớ cho vụ cháy lớn nhất của London này cũng có một công dụng bí mật thứ hai, đó là một thiết bị khoa học khổng lồ.
“Tôi sẽ mở nắp …” Richard Smith nói khi mua vé vào Đài Tưởng Niệm. Anh ta đang kiểm tra sàn gỗ sồi như thể nó đang giấu một căn phòng bí mật, như trong một bộ phim Indiana Jones. Phía trên anh là một chồng tờ thông tin trên bàn ghi “Giấy xác nhận rằng ________ đã trèo lên 311 bậc thang của Đài Tưởng Niệm”.
Không phải, thực sự là 345 bậc.
Đài Tưởng Niệm cho vụ cháy lớn là một tháp xây bằng đá cao 61 mét, được trang trí bằng những con rồng và có một quả cầu bằng vàng rực rỡ trên đỉnh. Bên trong là một cầu thang đá xoắn ốc liên tục lên tới đỉnh như vỏ quả táo gọt.
Trong nhiều năm, một bảng nứt nẻ được đóng vào phần móng ghi là nó do ngài Christopher Wren thiết kế.
Một lần nữa, điều này cũng không hẳn đúng.
Đài Tưởng Niệm yêu quý của thủ đô phải do kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Anh thiết kế, như thế mới có ý nghĩa. Nói cho cùng, Wren đã tham gia rất nhiều vào việc xây dựng lại London sau khi vụ hỏa hoạn đã tàn phá hầu hết mọi thứ phía trong thành phố, kể cả 13,200 ngôi nhà và nhiều công trình công cộng phi thường, từ các thành quách bên sông đến Longhouse của Whittington, một trong những nhà vệ sinh công cộng lớn nhất ở Châu Âu . Thậm chí ông đã xây dựng tòa thành St Paul gần đó.
Thực tế, Đài Tưởng Niệm do bạn thân của ông thiết kế, một nhà khoa học.
Robert Hooke là một người có nhiều đam mê, người đã dành trì tò mò cho các chủ đề đa dạng như hóa học và lập bản đồ, là những chủ đề nghiêm túc, cho đến những chủ đề khác như như con cóc và hoạt động của ruột. Ở thời ông, tiếng tăm ông nổi như cồn và được coi như “Leonardo của nước Anh” và “chắc chắn là nhà cơ khí vĩ đại nhất hiện nay trên thế giới”.
Ngày nay tên của ông gần như bị quên lãng, nhưng những đóng góp của ông thì còn. Ngoài nhiều thứ khác, ông đã đặt ra từ “tế bào” để mô tả các đơn vị cơ bản của cuộc sống, phát minh ra luật đàn hồi Hooke, và nghĩ ra cơ cấu mà hiện vẫn được sử dụng trong đồng hồ và máy ảnh.
Sau trận hỏa hoạn, Hooke cũng thử tài mình trong kiến trúc, thiết kế bệnh viện, công trình công cộng và nhà thờ khắp thành phố. Người ta không gán tên ông cho nhiều công trình và lại gán nhầm cho ông Wren, một phần cũng vì công trình của ông không được tốt lắm.
Một công trình như vậy là Bệnh Viện Hoàng Gia Bethlem. Ở một thời đại mà từ thiện ngày càng trở thành mốt, bệnh viện tâm thần mới này được thiết kế dành cho du khách nhiều hơn là cho bệnh nhân. Sự tập trung vào thẩm mỹ là quá đáng nên nó đã bị chế riễu là “lâu dài cho người điên”. Trong số các đặc trưng khác, phần mặt tiền trang trí công phu đến mức sụp đổ vì quá nặng, và tường bao vườn lại thấp, rất nguy hiểm; mặc dù bệnh nhân có thể trốn thoát nhưng ít nhất nó không che khuất sự huy hoàng của tòa nhà. Không cần phải nói là tên của bệnh viện, “Bedlam”, cho đến ngày nay vẫn đồng nghĩa với từ hỗn loạn.
Sau đó đến Đài Tưởng Niệm. Nó được dự kiến để ghi nhận về vụ hỏa hoạn, nhưng vào thời đó, “điều mà Hooke thực sự muốn là xây dựng một kính thiên văn rất dài” Maria Zack, một nhà toán học tại đại học Point Loma Nazarene, California, nói. Cuối cùng, ông quyết định kết hợp cả hai.
Hướng dẫn viên trong ngày của tôi là Richard Smith, người London nói giọng Cockney và sự nhiệt tình dễ truyền nhiễm với cột trụ bí ẩn này. Anh ta nâng cửa nắp lên (trên sàn chỉ nhìn thấy bản lề) và đi xuống lòng đất. Xuất hiện thêm nhiều cầu thang.
Cuối cùng chúng tôi tới một căn phòng mái vòm. Những bức tường gạch để trơ, hư vỡ và có mùi ẩm ẩm như quần áo để lâu trong máy giặt. Chỗ này không là nơi thăm của du khách, nhưng tôi nghĩ họ cũng chẳng quan tâm.
Hôm nay căn phòng trống rỗng, ngoại trừ một router không dây và một số cảm biến. “Cách đây vài năm khi xây tòa nhà kế bên người ta sợ tòa nhà này bị đổ,” Smith nói. Nhưng vài trăm năm trước, đây là một phòng thí nghiệm hiện đại về vật lý .
Để biết lý do, Smith đưa tôi vào giữa phòng. Qua lưới sắt, ta nhìn được rõ ràng xuyên qua cầu thang xoắn ốc đến điểm cao nhất trong tòa nhà. Ngay ở trên cùng, ẩn bên trong quả cầu bằng vàng trang trí, là một cửa nắp nữa, lần này nó được làm bằng sắt nặng. Khi mở nắp, bạn có thể nhìn xuyên suốt, từ phòng thí nghiệm ở hầm lên tới bầu trời ban đêm. Thực tế, toàn bộ tòa nhà là một kính thiên văn khổng lồ.
Đây không phải điều điên rồ như ta tưởng. Ở thế kỷ 17, các nhà khoa học vẫn còn đang tranh cãi về việc mặt trời xoay quanh trái đất hay ngược lại. Giống như tất cả những người có lý trí ngày nay, Hooke hoàn toàn cho rằng trái đất xoay quanh mặt trời. Nhưng không ai có thể chứng minh điều đó.
Về lý thuyết thì nó là dễ hiểu nhờ ở “thị sai thiên văn”, tức sự thay đổi rõ ràng về vị trí của một đối tượng so với hậu cảnh của một đối tượng khác.
Để trải nghiệm thị sai, tất cả việc cần làm là đưa một ngón tay lên và nhìn nó bằng một mắt, sau đó lại nhìn nó bằng một mắt bên kia. Mặc dù mọi thay đổi đó là chỉ là phối cảnh nhìn của ta, nhưng ngón tay ta có vẻ chuyển động. “Đó là một khái niệm mà tất cả chúng ta hiểu một cách trực giác,” Zack nói.
Mở rộng khái niệm này, nếu trái đất thay đổi vị trí của nó so với các ngôi sao khi nó xoay vòng quanh mặt trời, vậy ta sẽ thấy các ngôi sao chuyển vị trí trong suốt một năm.
Sự nắm bắt là khó vì những di chuyển này là rất nhỏ. Thí dụ Gamma Draconis, một ngôi sao màu cam khổng lồ cách ta khoảng 1,4 triệu tỷ km. Thay vì đo chuyển động của vật thể trên bầu trời, từ các hành tinh tới vệ tinh, tính bằng mét hoặc inch, các nhà thiên văn học phân chia bầu trời giống như mặt của một đồng hồ ảo. Mỗi sáu tháng, ngôi sao này di chuyển về phía bắc hoặc nam trên bầu trời với tỷ lệ tương đương với kim đồng hồ di chuyển 22 phần mười nghìn của một giây.
Để phóng đại thị sai đủ để nhìn thấy nó thì bạn cần một chiếc kính thiên văn rất lớn.
Ý tưởng đầu tiên của Hooke là lắp một cái kính thiên văn ở trường Cao đẳng Gresham, nơi ông là giáo sư về hình học. Kính này dài 11m, là quá lớn, phải khoét các lỗ qua kết cấu tòa nhà. Cuối cùng, nó đã đi qua hai tầng và thông ra ngoài qua mái nhà.
Tiếp theo, Hooke đã chọn sao của mình. Sao Gamma Draconis là ứng cử viên lý tưởng vì nó tương đối sáng và đi thẳng trên đỉnh đầu. Bây giờ tất cả những gì phải làm là chờ đợi nó đi qua đầu, ông đã sẵn sàng để thay đổi mãi mãi quan điểm của chúng ta về Vũ trụ.
Ngoại trừ khi nó không hoạt động. Việc đo đạc phụ thuộc vào việc lắp các thấu kính một cách chính xác, nhưng cấu trúc này lại không đủ ổn định. Cấu trúc được dựng bằng gỗ là vật liệu nở ra khi nóng và uốn cong khi bị gió.
Thay vào đó, ông chuyển sang Đài Tưởng Niệm. Lần này, ông nhất quyết là cấu trúc sẽ vững chắc. Kế hoạch của ông cần tới 798 m3 đá Portland loại tốt nhất, nghĩa là khoảng bằng trọng lượng 14 con cá voi xanh. “Đây không chỉ là một ống nhỏ hẹp như kính thiên văn trước đó,” Zack nói:
Việc xây dựng đã cần đến sáu năm ròng do thiếu vật liệu. Cuối cùng nhà vua đã ban hành một tuyên bố, cấm bất cứ ai vận chuyển đá từ đảo Portland mà không có hỏi ý kiến Wren, người chính thức phụ trách công trình này.
Có một vài trục trặc khác trong quá trình làm, chẳng hạn như việc gợi ý rằng nên đặt tượng của nhà vua Charles II ở trên đỉnh. Dĩ nhiên, như vậy sẽ loại trừ việc sử dụng nó như một kính thiên văn.
“Wren nói ý ‘Ồ, tôi hiểu ý bạn, nhưng sẽ tốt hơn không nếu có quả cầu vàng đẹp trên đỉnh? Khi đó ta có thể dùng nó để bắn pháo hoa.” Zack nói, trong khi chỉ ra rằng việc cần một bệ bắn pháo hoa thì quần chúng khó có thể nghĩ ra.
May mắn thay, nhà vua từ chối không muốn có tượng của mình trên đỉnh tháp vì ông nghĩ điều này có vẻ như ông là người chịu trách nhiệm về trận hỏa hoạn. Thế là Hooke được tiếp tục và tháp được hoàn thành năm 1677.
Mới đầu, các thấu kính có thể sẽ được lắp vào ở 2 đầu và người quan sát, đứng ở phòng thí nghiệm, có thể lấy số liệu đo các sao với một kính đặc biệt đính kèm. Lần này, chắc chắn Hooke sẽ làm xong việc.
Thế rồi điều bất hạnh ập đến. “Ông cố giữ hai thấu kính (cách nhau 60 m) thẳng hàng, việc neo chúng vào kính thiên văn lại rất khó,” Zack nói. Tệ hơn nữa, Đài Tưởng Niệm nằm sát ngay Phố Cá là tuyến đường chính đến Cầu London vào thời đó. Đây là một trong những con đường nhộn nhịp nhất ở London, chỉ cách vài mét với nơi thí nghiệm khoa học cần độ nhạy cảm cao. Kết cục là những rung động giao thông hủy hoại mọi thứ.
Việc thị sai mãi tới năm 1838 mới được phát hiện khi nhà thiên văn học người Đức Friedrich Bassel quan sát sự chuyển động của ngôi sao 61 Cygni.
Nhưng câu chuyện về Đài Tưởng Niệm không kết thúc ở đó. Ở thế kỷ 17, các tòa nhà cao là hiếm. Vào thời điểm đó, tòa nhà cao nhất thế giới là tòa thánh Strasbourg, chỉ cao hơn hai lần. Trước đây, Hooke đã buộc phải thực hiện các thí nghiệm đòi hỏi đến độ cao trên đỉnh tu viện Westminster Abbey ở London hay tòa thánh St Paul. Bây giờ (với Đài Tưởng Niệm) ông đã có phòng thí nghiệm riêng của mình cho “mọi thử nghiệm” liên quan đến tác động của độ cao, đặc biệt là về áp suất của không khí xung quanh. Năm 1678, ông viết, theo cách viết lộn xộn, trong cuốn nhật ký:
Thứ năm, 16 Tháng5 – đã viết cho Grace bức thư giận dữ về mẹ cô Shirds. ag. tại tháp phố cá làm thử nghiệm Trid mức thủy ngân trên hạ xuông khoảng 1/3 inch. DH. xem tại Bedlam cùng thị trưởng 0. Sir Joseph Watt. Mở két Iron bị đau ở ngón tay. ngồi không, thảo luận về thí nghiệm ở Tháp Phố Cá với ông Henshaw, & c, tại Jonathans.
Hooke đã sử dụng một áp kế để đo mức áp suất đã thay đổi khi ông bước lên cột Đài Tưởng Niệm. Trước đây ông lập kế hoạch rất cẩn thận, mỗi bực thang cao 6 inch, do vậy ông có thể theo dõi sự thay đổi áp suất một cách chính xác. Giữa bậc dưới cùng và trên cùng của cầu thang, mực thủy ngân giảm khoảng 1/3 inch, xác nhận áp suất không khí giảm xuống theo cao độ.
Cuối cùng đã có một thử nghiệm thành công tại Đài Tưởng Niệm. Ai quan tâm đến điều đã được phát hiện từ ba thập kỷ trước đó? Ngay cả khi chỉ cần đơn giản là đi lên một ngọn núi.
Bài tiếng Anh trên BBC Future
Posted by Dân New
LỤC BÌNH TÍM TRÔI ÊM ĐỀM - vkp phượng tím
Lặng thầm quay lại lầu thơ
Xem tri âm đó bây giờ ra sao?
Từ lâu không chút âm hao
Phải chăng tình muộn chôn vào hư không?
Em mơ còn
chút tình nồng
Ngày xưa anh đã trọn lòng cho em
Dòng đời
xô đẩy bao phen
Anh xa xứ... em lênh đênh biển đời
Một lần gặp
lại... chơi vơi
Cỏ hoa héo, cổ thụ già cành khô
Cây đa trốc
gốc bên hồ
Người thương đi mất... xây mồ trong tim
Còn anh cứ
mãi đắm chìm
Bên bờ vực thẵm, chôn tình thiên thu
Kiếp người
ngắn. dời phù du
Sao anh quên hết lời ru thuở nào
“Cho dù biển
động sóng cao
Tình anh muôn thuở dạt dào cùng em” ?
Lục bình
tím trôi êm dềm...
vkp.phượng tím
Eynhallow: Hòn đảo ‘vô hình’ ở Scotland
Mike MacEacheran
Vào lúc 19:30, chiếc phà rời bến tàu
Tingwall mà không có dấu hiệu gì cho thấy nó trên đường đi đến một nơi
mà thời gian đã ngưng đọng trước đó rất lâu.
Trước mặt chúng tôi, ngay tại đỉnh của đường chân trời, một hòn đảo
trong hình dáng lưng cá voi nhô lên – một bên là thủy triều dâng và một
bên là Mặt Trời đang lặn. Đó là một hòn đảo không có người ở, ít người
biết đến thuộc quần đảo Orkney nằm về phía bắc Scotland: đảo Eynhallow –
một nơi của nghi lễ và hành hương, của các truyền thuyết dân gian và
các hồn ma.Rất khó lên đảo
Nếu như Scotland có một Atlantis (hòn đảo được cho là đã bị chìm sâu xuống đáy biển), thì đó chính là Eynhallow.
Khi đến gần đảo, chiếc phà tiếp tục đi về phía tây, băng qua các trang trại, đồng cỏ và những bãi cây mục. Hành khách trò chuyện một cách hào hứng. Một gia đình người Mỹ, trông rất sốt sắng với máy ảnh sẵn sàng trong tay đứng ở mũi tàu, thậm chí còn phải vượt qua cả đại dương để đến đây.
Trong 364 ngày còn lại trong năm, Eynhallow hoàn toàn không thể tiếp cận được mặc dù nó gần một cách đáng kinh ngạc – chỉ cách đảo Mainland có 500m. Do không có chuyến phà nào đi ra đảo, hành trình do Hội Di sản Orkney tổ chức vào mỗi mùa hè là cơ hội duy nhất để đặt chân lên đảo.
Ngay cả khi bạn có tàu thì hai eo biển có thủy triều vốn như hai dòng sông chảy xiết ở hai phía của đảo Eynhallow khiến việc băng qua và cập bến lên đảo rất nguy hiểm.
“Tôi nhìn thấy nó mỗi ngày,” Bob Nelson, một nông dân về hưu thường quan sát hòn đảo từ nhà của ông nằm ở phía bên kia biển. “Vậy mà tôi không hề hiểu gì về nó.”
Giờ đây, con tàu đã cập bến và mọi người bắt đầu tìm cách bước lên bờ.Có lẽ hơi gượng ép khi so sánh nơi này với hòn đảo huyền thoại của Plato, nhưng cũng là hợp lý.
Nếu xem trên bản đồ quần đảo Orkney cỡ lớn thì bạn sẽ rất khó khăn để định vị Eynhallow. Bị các hòn đảo lớn hơn là Mainland và Rousay đè nén và có bề ngang không quá nửa dặm, trên bản đồ atlas hòn đảo có hình trái tim này thậm chí còn không đủ để có nổi một đốm mực.
Hòn đảo rất thấp – điểm cao nhất chỉ đạt tới 40m và điểm đặc trưng của đảo chủ yếu là tảo biển cuộn thành đống và những bãi biển được cấu tạo bằng đá bị sóng gió bào mòn. Nó có màu sắc và đường nét giống như hàng ngàn đảo ngầm khác ở Scotland. Tuy nhiên điều khác biệt là mọi thứ ở đây đều dừng lại, gần như ngưng đọng.
Lời nguyền của quỷ
Cũng như hòn đảo huyền thoại Atlantis, Eynhallow cũng có những huyền thoại của riêng mình.Người dân địa phương từ nhỏ đã nghe những câu chuyện về hòn đảo bị quỷ ám này. Theo truyền thuyết thì nó bị lời nguyền của một loài quỷ biển thần thoại rằng bất cứ ai đặt chân lên đảo thì hòn đảo sẽ biến mất.Lịch sử truyền miệng của hòn đảo khiến nó trở thành một bí ẩn. Những lần hòn đảo được đề cập từ trước đến nay đều là giả và rất khó mà xác định được khởi đầu chính xác của đảo. Trong sử thi Orkneyinga vốn ra đời vào thế kỷ thứ 13 kể về lịch sử của quần đảo Orkney thì đảo Eynhallow chỉ được nhắc đến một cách thoáng qua. Trong khi tất cả những hòn đảo khác trong quần đảo đều có một khởi đầu thì nguồn gốc thật sự của Eynhallow đã gần như hoàn toàn biến mất.
“Người dân địa phương nói rằng hòn đảo này tồn tại giữa các thế giới – về cả địa lý lẫn lịch sử – và điều này vì nhiều lẽ lại là sự thật,” Dan Lee, một nhà khảo cổ học đến từ Đại học Đảo và Cao nguyên, cho biết. “Một trận dịch đã xảy ra vào năm 1851 khiến các gia đình sinh sống ở đây phải rời đi. Sau đó để khử trùng đảo và để đảm bảo rằng sẽ không có ai quay lại, toàn bộ mái các ngôi nhà trên đảo đã bị tháo dỡ, và kể từ đó hòn đảo trở nên không có người ở.”
Chúng tôi băng qua một bãi cây kế và hoa dại mọc rậm rạp trước khi dừng chân tại phế tích của một tu viện đá cổ. Chính ở đây, Lee giải thích, các nhà khảo cổ đã tìm thấy vết tích của một nhà ăn trong tu viện, hành lang và tháp chuông cũng như những cổng vòm bên trong giáo đường. Bên cạnh những bức tường tu viện là dấu vết của phương cách sử dụng đất thời trung cổ với những bờ đập, luống đất và những luống cày – tất cả đều cho thấy lịch sử từ xa xưa. Các di chỉ thời tiền sử cũng như các ụ đất chôn cất và những bức tường Thời Đồ đá đã được tìm thấy trên đảo. Tất cả những thứ này là một bản đồ để tìm đến một thế giới chưa được phát hiện.
Tốt cho sinh thái
“Eynhallow dịch ra là hòn đảo thiêng trong tiếng Na Uy cổ. Tuy nhiên tầm quan trọng của nó là điều mà cư dân trên đảo không bao giờ hiểu hết,” Tiến sỹ Sarah Jane Gibbon, một nhà khảo cổ đến cùng trường với Giáo sư Lee, giải thích. “Orkney là nơi duy nhất ở Tây Âu không có một tu viện nào được xác nhận, tuy nhiên mọi bằng chứng đều cho thấy có một tu viện trên đảo Eynhallow và tu viện này có từ thế kỷ 11”.Với nhiều những bí ẩn khảo cổ như vậy trên đảo thì thông thường người ta sẽ đổ nhiều tiền vào để nghiên cứu. Tuy nhiên do có sự canh tranh quá lớn nguồn lực ở quần đảo Orkney vốn có rất nhiều di tích khảo cổ, những câu đố của Eyhallow chưa bao giờ được tìm hiểu cặn kẽ một cách đầy đủ.
Ít nhất đối với các nhà hoạt động môi trường thì điều này lại là một cái may. Kể từ khi mọi người di tản khỏi đảo vào thế kỷ 19, Eynhallow đã trở thành nơi đẻ trứng của các loài chim biển. Những vách đá giờ đây loang lổ với những nơi làm tổ của hải âu, nhạn biển và mòng biển. Ở một nơi mà xung quanh là biển và bị thủy triều dâng cô lập, sự sống vẫn có cách phát triển.
Trên đường quay trở lại phà, các nhà khảo cổ chia sẻ những mẩu chuyện về cuộc thám hiểm của họ. Từng mẩu chuyện một được kết nối lại để kể về lịch sử khác của hòn đảo trong khi con tàu đang quay trở lại Tingwall. Họ nhận lấy trách nhiệm phải đưa câu chuyện về đảo Eynhallow ra bên ngoài. Lúc đó như thể là do một sự tình cờ may mắn, hòn đảo in hình bóng trên nền trời đỏ rực, yên lặng và một lần nữa biến mất giữa sự rối rắm của quần đảo Orkney.
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Travel.
Posted by Dân News
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson ít ngờ đến
Thanh Niên Online
Bệnh
Parkinson là một thoái hóa của hệ thần kinh trung ương gây rối loạn vận
động. Đây là một bệnh mạn tính tiến triển, tức là bệnh kéo dài và nặng
dần theo thời gian.
Cho
tới nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân
gây bệnh Parkinson, nhưng qua nhiều bằng chứng nghiên cứu, các nhà khoa
học cho rằng bệnh Parkinson liên quan chủ yếu đến yếu tố di truyền và
độc tố môi trường.
Cơ chế gây bệnh Parkinson
Theo thông tin trên trang NINDS,
bệnh Parkinson xảy ra khi các tế bào thần kinh trong não bị thoái hóa
và chết dần. Mặc dù ảnh hưởng tới nhiều vùng não bộ, nhưng các triệu
chứng điển hình của bệnh Parkinson là kết quả của sự mất mát các tế bào
thần kinh ở vùng chất đen (substantia nigra).
Các
tế bào thần kinh ở vùng chất đen có nhiệm vụ sản xuất ra một chất dẫn
truyền thần kinh quan trọng có tên là dopamine. Chất này có nhiệm vụ dẫn
truyền tín hiệu giữa các chất đen và thể vân (corpus striatum) để thực
hiện nhuần nhuyễn các hoạt động có chủ ý. Việc suy giảm dopamine ảnh
hưởng xấu tới chức năng vận động.
Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết bệnh nhân Parkinson bị mất ít nhất
60 - 80% lượng tế bào sản xuất dopamine và đồng thời cũng bị mất một
lượng đáng kể tế bào thần kinh sản xuất norepinephrine. Norepinephrine
là một chất dẫn truyền thần kinh có liên quan chặt chẽ với dopamine, là
“sứ giả” của hệ thần kinh giao cảm (điều chỉnh các chức năng tự động của
cơ thể, chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp). Sự suy giảm norepinephrine
có thể giải thích các triệu chứng phi vận động của bệnh Parkinson, bao
gồm mệt mỏi bất thường và các vấn đề về huyết áp.
Ngừa Parkinson, Alzheimer từ cà phê
Uống
một lượng cà phê vừa phải mỗi ngày sẽ giúp ngừa nguy cơ bị suy giảm
nhận thức do tuổi tác và các bệnh thoái hóa thần kinh khác như Alzheimer
(một dạng mất trí nhớ) và Parkinson (bệnh liệt rung).
Nguyên nhân
Di truyền học: Các
nhà khoa học đã xác định được một số đột biến gien liên quan đến bệnh
Parkinson, bao gồm alpha-synuclein và nhiều gien khác. Họ hy vọng rằng
việc phát hiện các gien liên quan đến bệnh Parkinson sẽ giúp xác định
các phương pháp mới để điều trị căn bệnh này.
Môi trường:
Tiếp xúc với một số độc tố nhất định trong môi trường có thể gây ra các
triệu chứng Parkinson (chẳng hạn như MPTP, mangan kim loại…) ở những
người nhạy cảm về mặt di truyền.
Ti thể:
Một số nghiên cứu cho thấy ti thể có tham gia vào sự phát triển của
bệnh Parkinson. Ti thể là những thành phần sản xuất năng lượng của tế
bào, và sự bất thường trong ti thể là nguyên nhân dẫn đến sự hư hại của
màng tế bào, protein, ADN và các phần khác của tế bào. Những thay đổi
liên quan đến stress oxy hóa cũng được phát hiện trong não bộ của người
bệnh Parkinson.
Tập thể dục tốt cho bệnh nhân Parkinson
Đối
với bệnh nhân Parkinson (bệnh mạn tính về hệ thần kinh làm các cơ bị
rung và yếu), tập thể dục giúp cải thiện dáng đi, cân bằng cơ thể và
giảm nguy cơ bị té ngã.
Những gien có liên quan
Alpha-synuclein
là gien đầu tiên được xác định có liên quan đến bệnh Parkinson. Từ
những năm 1990, các nhà nghiên cứu tại Viện Y khoa Quốc gia Mỹ đã nghiên
cứu hồ sơ di truyền của các gia đình có người mắc bệnh Parkinson và
thấy rằng bệnh của họ có liên quan đến sự đột biến gien alpha-synuclein.
Mối liên kết này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu năm 2003 của các
nhà nghiên cứu di truyền về bệnh Parkinson.
Ngoài
gien alpha-synuclein, các gien khác liên quan đến bệnh Parkinson bao
gồm: Parkin, DJ-1, PINK1, LRRK2, DJ-1, PINK1, và GBA - gien tạo ra
enzyme glucocerebrosidase. Đột biến ở gien GBA gây bệnh Gaucher (căn
bệnh khiến axít béo, dầu và steroid tích tụ trong não), và những thay
đổi trong gien này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Ngọc Khuê
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)
Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2) Như ta đã biết, trong bài trước《T...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...