Núi Côn Lôn ở Trung Quốc có một
địa danh gọi là “Cửa Địa Ngục”, là nơi xảy ra những vụ tử vong và trọng
thương chưa có lời giải.
Theo truyền thuyết, núi Côn Lôn là
nơi khởi nguồn của dân tộc Trung Hoa. Ngưỡng vọng Côn Lôn chính
là ngưỡng vọng lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn. Ngưỡng vọng Côn Lôn
chính là ngưỡng vọng văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Vào thời
kỳ Tiền Tần của Trung Quốc, từng có một thần thoại về núi
Côn Lôn, trong đó nổi tiếng nhất là “Cửa Địa Ngục”.
Tương truyền rằng những người chăn cừu
sống ở dãy núi Côn Lôn không dám mạo hiểm tiến vào vùng thung lũng
sâu, cổ kính và yên tĩnh đáng sợ trong lòng dãy núi này. Đến nỗi họ thậm
chí thà để cho trâu, cừu chết trên sườn núi vì thiếu thức ăn,
chứ không dám bén mảng tiến vào nơi này, mặc dù ở đây có rất nhiều cây
cỏ tốt tươi để chăn thả gia súc.
Trong thung lũng có đầy lông sói, xương
gấu, súng thép của thợ săn cùng những ngọn đồi hoang vu, bao trùm trong
một bầu không khí âm u, chết chóc khiến người ta kinh sợ. Theo
bài báo của Lục Môi, vào năm 1983, ở đây đã phát sinh một vụ án
mạng ghê rợn. Một đội địa chất thuộc cục địa chất Tân Cương đã
được tận mắt chứng kiến nó.
Năm đó, một đội ngựa của nông trại
ở A Lạp Nhĩ (Aral) thuộc tỉnh Thanh Hải, vì tham ăn cỏ tươi nên
đã đi vào vùng Thung lũng Chết. Một người trong nông trại đã mạo
hiểm tiến vào đây để tìm đôi ngựa. Mấy ngày sau, người ta nhìn
thấy đội ngựa này trở về nhưng tuyệt không thấy bóng dáng của
người đàn ông đi tìm kiếm lúc đó.
Sau này người ta tìm thấy thi thể
của người này trên một ngọn núi nhỏ. Bộ dạng của anh lúc đó trông
thật thê thảm, miệng mở to, đôi mắt trợn tròn trông hung dữ, đôi
chân để trần, quần áo rách nát. Trên tay thi thể là một khẩu súng
ngắn được nắm rất chặt, tư thế giống như người chết không nhắm mắt.
Nhưng điều kỳ lạ là, trên người anh không phát hiện thấy bất kỳ
vết thương nào do bị ẩu đả.
Sau khi sự việc xảy ra không lâu,
một đội địa chất làm việc gần đó cũng gặp nạn trong chính
thung lũng này. Thời điểm đó là vào tháng bảy mùa hè. Thời tiết nóng
bức, nhưng một cơn bão tuyết bất ngờ ập đến. Sau trận bão tuyết, bất
thình lình có một tiếng sấm, và người nấu bếp trong đội ngất xỉu
ngay tại chỗ. Các đồng nghiệp hay tin, ngay lập tức chạy đến cấp cứu,
thì người nấu bếp mới dần dần tỉnh lại.
Người nấu bếp kể lại, lúc đó anh nghe
thấy một tiếng sấm nổ sau lưng, toàn thân ngay lập tức bị tê
cứng, trước mắt tối sầm. Anh liền mất đi ý thức, không còn
biết gì. Ngày hôm sau khi bắt đầu công việc, các thành viên trong đội
địa chất phát hiện toàn bộ sườn đồi đều đã đổi màu, đất vàng giờ
biến thành độc một màu đen. Cảnh tượng trông như thể tất cả đều đã
bị hủy diệt, động thực vật đều không còn, đâu đâu cũng là xác
chết trâu bò và xương cốt của các loài động vật khác. Cảnh
tượng này trông thật vô cùng thảm khốc, thê lương.
Đội địa chất ngay lập tức điều tra
thung lũng và phát hiện ra rằng khu vực này có dị thường từ trường
vô cùng rõ ràng, hơn nữa còn phân bố ở một phạm vi rộng lớn,
càng vào sâu thung lũng thì dị thường từ trường càng cao. Các
nhà địa chất học cho rằng, dưới tác dụng của hiệu ứng điện
từ, từ trường trong thung lũng và điện tích sản sinh trên những
tầng mây hợp lại, sẽ tạo thành một khu vực chịu sấm rộng
lớn, mà đối tượng bị sét đánh thường là những vật thể đang
chuyển động. Đây có thể là cách giải thích hợp lý cho những bi kịch xảy
ra tại Thung lũng Chết trong nhiều năm qua.
Ngoài ra, các nhà địa chất còn
phát hiện ra một con sông ngầm phía dưới đầm lầy, nếu ai đó
bước chân lên đầm lầy này thì sẽ ngay lập tức bị ngã vào dòng
sông bên dưới, rồi thuận theo dòng nước mà rơi xuống vực thẳm.
Điều này cũng trở thành một phần bóng tối đáng sợ bao trùm
lên Thung lũng Chết.
Nhiều người muốn khám phá và giải mã “Cửa Địa Ngục”, nhưng tiếp cận nơi này là một việc không đơn giản.
Dãy núi Côn Lôn là dãy núi
cao nhất trên trái đất dựa trên độ cao trung bình của mặt nước
biển (AMSL). Ngoài ra, dãy Côn Lôn còn trải dài trên một phạm vi vô
cùng rộng lớn. Về phía bắc nó trải dài đến phía nam Tân Cương, về
phía nam nó kéo dài đến phía bắc của Tây Tạng, về hướng đông nó tiếp
giáp với tỉnh Thanh Hải. Tổng chiều dài vào khoảng 3.000 km. Đây
là tổ tiên của hàng vạn ngọn núi, là vua trong các ngọn núi,
là tia sáng của đại địa Trung Hoa.
Độ cao của núi Côn Lôn, núi tuyết
sông băng trên Côn Lôn, hoặc hoàn cảnh nguy hiểm ma huyễn của núi
Côn Lôn, hay đỉnh núi cao vót vạn trượng, đều là những nhân tố
khiến ngọn núi trở thành một vùng đất hấp dẫn mà rất nhiều người
muốn đến tham quan, khám phá, nhưng xen lẫn trong niềm thôi thúc khám
phá đó là một nỗi sợ hãi khôn tả trước một địa danh ẩn chứa nguy hiểm
rình rập.
Tác phẩm “Sơn Hải Kinh” có đề cập
đến hàng chục ngọn núi, thì trong đó núi Côn Lôn đứng đầu, giữ
vị trí quán quân. Người ta cho rằng dãy núi Côn Lôn là đô thành
của Thiên Đế. Vị Thiên Đế này cũng chính là Hoàng Đế, Hoàng
Đế phái vị Thần tên gọi Lục Ngô đến quản lý núi Côn Lôn. Lục
Ngô có hình dạng nửa người nửa thú, mặt người, thân Hổ, có
móng vuốt giống Hổ, còn có chín đuôi.
“Sơn Hải Kinh” cũng ghi chép, Tây
Vương Mẫu sống trên đỉnh Côn Lôn, do hai vị Thanh Điểu hầu hạ.
Tây Vương Mẫu là một vị thần chính thống của Đạo giáo, cùng Đông Vương
Công phân chia quản lý, dẫn dắt nam, nữ tu tiên.
Mai Thanh (daikynguyen.com)
bí ẩn quá
Trả lờiXóa