Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai
06/11/2017
Là một trong số hiếm hoi người Bắc Hàn may mắn,
Choi Kwanghyuk, đã trốn khỏi một trại lao động khổ sai, nơi ông bị
công an bắt giải vào đó vì tội tin vào Chúa của tín đồ Tin Lành. Với họ, trong
các buổi lễ cầu nguyện hay thờ cúng, không ai dám đọc kinh lớn tiếng hay hát những
bài thánh ca, người Tin Lành ở Bắc hàn cũng phải trốn chui trốn nhũi, để người chung quanh không thể thấy và nhận ra
mình là người có đạo.
Tại vùng bắc Hamgyong, dù phải trốn tránh, che giấu lòng tin trong đời sống
hàng ngày, ông Choi vẫn tiếp tục truyền rao đạo của mình tới những người quen
khác, cuối cùng Choi bắt đầu lập nên một “nhà thờ kín”. Thoạt đầu nhóm chỉ có
chừng chín mười người, ông ta không thể công khai mở rộng việc phổ biến rộng
rãi hơn vì họ phải tuyệt đối giữ kín, nếu lộ ra sẽ bị nhà cầm quyền trừng phạt
nặng nề, có thể bị cả án tử hình. Bắc Hàn được chính thức biết tới là một quốc
gia vô tôn giáo, trừ “cái giáo đường làm kiểng” ở thủ đô Bình Nhưỡng, dùng làm
nơi cho du khách ngoại quốc tới xem, mọi hình thức thờ cúng, hành đạo đều bị
ngăn cấm triệt để, và Bắc hàn cũng được xếp vào hàng quốc gia áp bức người theo
đạo Tin Lành khốc liệt nhất trên thế giới. Theo lời ông Choi, có một cuốn thánh
kinh hay đọc kinh cầu nguyện đều bị tội nặng, nhà cầm quyền Bình Nhưỡng chính
thức liệt những người theo đạo này là “kẻ thù của nhà nước”.
Người ta ước đoán hiện có khoảng chừng 300 ngàn người theo đạo Tin Lành
sống ở Bắc Hàn nhưng không chính xác vì, ngoại trừ người thân hay đáng tin cậy,
phần lớn người có đạo cũng phải giấu diếm chuyện này, ngay cả với các người
cùng đạo vì mạng lưới công an luôn luôn rình rập, chực chờ lùng bắt. Trong một quốc
gia độc tài toàn trị Bắc Hàn, mọi thứ đều đặt dưới sự kiểm soát toàn diện, bất
cứ chuyện gì xem ra có vẻ thách thức quyền hành của nhà cầm quyền đều được xem
là có ý đồ chống đối, phản động, bao gồm cả tôn giáo, chủ tịch tổ chức “Lo ngại
Tin Lành Thế Giới”, ông Jeff King, cho biết, vì lẻ đó, nhà cầm quyền Bắc Hàn phải
làm đủ mọi cách trong quyền lực của mình, đập tan và chận đứng sự lan truyền và
phát triển rộng rãi của đạo Tin Lành. Đứng trước việc này, không thể làm gì
khác hơn, những người theo đạo phải chọn con đường hành đạo, thờ cúng một cách
bí mật như trường hợp ông Choi và hội nhà thờ của ông ta.
Vùng Bắc Hamgyong rất lạnh, nhóm ông Choi chỉ có một quyển thánh kinh
duy nhất, mùa đông họ đào một cái hố lớn để cất giữ “kimchi” và đôi khi nhóm
nhà thờ của ông làm thánh lễ cầu nguyện ở đó, vào mùa hè, họ làm lễ trên núi
cao hay chỗ bờ sông khuất rậm, ít người lai vãng tới, ông Choi cho biết, ông
chưa hề nghe mấy tiếng “nhà thờ kín”cho tới khi tới đất Mỹ. Năm 2008, công an Bắc Hàn tìm ra sự việc và họ
bắt ông Choi, giam tại một nhà tù của bộ an ninh, nơi này ông bị hạch hỏi về
lòng tin với Chúa. Choi đồng thời cũng bị
tra tấn nhưng ông một mực phủ nhận những gì công an buộc tội. Cuối cùng họ cho
biết sẽ giải Choi vào một trong những trại cưỡng bức lao động tàn bạo nhất của
Bắc Hàn, ở nơi đây sau nhiều ngày tìm cách trốn, Choi đã thành công vượt khỏi
trại. Trong thời gian lẩn trốn, Choi đã đi tới đi lui giữa đất Trung cộng và Bắc
Hàn, công an tiếp tục săn lùng nhưng ông vượt qua biên giới sau đó, cái trại tập
trung ghê rợn và tàn bạo nhất, khi nói đến Choi còn phải rùng mình, là trại
mang số bí số 22.
Được biết tới với tên trại tù tập trung Hoeeryong, một phần của hệ thống
nhà tù vĩ đại dưới chế độ cộng sản độc tài Bắc Hàn, trại 22 là một trại tập
trung rộng chừng 100 mẫu tây nằm trong tùng bắc Hamgyong, nơi giam giữ những tù
nhân bị buộc tội dám chỉ trích nhà nước. Tù nhân, phần lớn bị án tù chung thân,
lao động khổ sai và hứng chịu mọi đối xử khắc nghiệt chết người, theo lời khai
của một cựu công an canh giữ tù ở trại này, người tù sống trong những căn nhà
kín, một phòng chứa 100 người, trong số này 30% thường bị đánh đập, tra khảo, xẻo
tai, bầm mắt và vết thẹo đầy trên mặt.
Tù nhân bị bắt phải đứng nhón trên đầu hai ngón chân cái trong bồn chứa
nước cao tới mũi trong suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, người bị lột trần truồng,
nhiều lúc bị treo ngược lên để bon cai tù mặc sức đánh đập, một hình phạt tàn bạo
khác có tên là “tra tấn kiểu chim bồ câu”, loại hình phạt này, tù nhận bị xiềng
cả hai tay vào tường ở độ cao chừng nửa thước, rồi bắt tù nhân chịu như vậy
trong nhiều giờ . Khẩu phần tù nhân hàng ngày là một chén nhỏ cháo bắp lỏng,
không hơn không kém, cho nên vì đói, tù nhân đã phải bắt chuột, rắn hay ếch
nhái mà ăn, ngay cả có người bới móc phân bò để lấy những hột bắp hay hột đậu
mà con vật ăn chưa tiêu thãi ra, chuyện đánh đập là việc xãy ra hàng ngày nếu
tù nhân phạm lỗi gì đó, cả cái lỗi không tưởng tượng ra là không chịu cúi đầu
chào cai tù nhanh lẹ, tù nhân cũng được dùng làm bia cho đám công an canh tù thực
tập huấn luyện võ thuật, nữ tù nhân bị hiếp dâm cũng là chuyện cũng thường xãy
ra mà không ai dám phản đối.
Choi kể lại, sau nhiều ngày quan sát tìm hiểu kỹ lưỡng ông đã trốn thoát
tới nước láng giềng Trung cộng, trong khi suy tính xem mình sẽ đi đến đâu sau
đó, ông được nghe tin là cuộc sống của những người Bắc Hàn đào thoát ở Đại Hàn
không mấy tốt đẹp, cho nên Choi nộp đơn xin đi tỵ nạn ở Hoa kỳ. Ông Choi vẫn độc
thân khi còn ở Bắc Hàn, được chấp thuận cho hưởng quy chế tỵ nạn năm 2013, những
ngày đầu tới Mỹ, Choi sống ở thành phố Dallas trước khi dời về Los Angeles, nơi
Choi hiện đang sinh sống.
Choi cảm thấy buồn, không thể đi làm vì có quá nhiều thương tật do công
an canh tù Bắc hàn hành hạ tra tấn nhưng ông nguyện sẽ đi khắp nơi, để gióng
lên tiếng nói về sự chà đạp và vi phạm nhân quyền của chế độ độc tài Bắc Hàn
cho thế giới biết. Theo Choi, con người phải có quyền tự do, không có hai chữ tự
do cho người thường dân trên đất Bắc hàn, theo luật, họ cũng có đề ra tự do tôn
giáo, tự do báo chí nhưng thực tế thì khác hẳn hoàn toàn, với Choi mặc dù khổ
đau vẫn còn ám ảnh bên mình, khó quên được nhưng cuộc sống hiện tại ở Mỹ của
ông ta đã cải thiện, tốt đẹp không ít vì có được hai chữ tự do trọn vẹn và đúng
nghĩa.
Choi tươi cười nói rằng, có một sự
khác biệt kinh khủng giữa cuộc đời của Choi ở Bắc Hàn và cuộc đời ở Hoa kỳ, “sự
khác biệt đó khá rõ ràng, Bắc Hàn là một địa ngục, ngược lại ở Mỹ là một thiên
đàng”.
Thuyên Huy
Monday 06.11.2017
ở đâu cũng khổ
Trả lờiXóa