7.000 túi khí metan tích tụ dưới vùng đất Siberia đang có nguy cơ phát nổ. Hệ quả của nó không chỉ tạo nên hố địa ngục mà còn khiến Trái Đất thành “một đám mây bụi trong vũ trụ”.
Theo CNBC, sau các cuộc thám hiểm và
nghiên cứu hình ảnh vệ tinh trên 2 bán đảo Yamal và Gydan, các nhà khoa
học cho biết những ụ đất nhô lên tại vùng Bắc Cực ở Siberia là những túi
chứa khí metan khổng lồ. Và đáng sợ hơn, chúng có thể phát nổ bất cứ
lúc nào.
Alexey Titovsky, Giám đốc Trung tâm Khoa
học và Cải tiến Yamal (Tây Bắc Siberi, Nga) phát biểu trên tờ The
Siberian Times cho biết: “Điều khủng khiếp đáng báo động đó là, hơn
7.000 túi khí metan ẩn dưới lòng đất ở Siberia vùng Bắc Cực đang có
nguy cơ bùng nổ. Việc hiểu rõ các bong bóng methane này sẽ giúp ta đánh
giá hiểm họa do chúng tạo ra”.
Theo thời gian, những bong bóng khí này
phát nổ sẽ giải phóng 1 lượng khí lớn. Những cột khói khổng lồ sẽ xuất
hiện, và rồi chúng sụp đổ thành những miệng hố lớn.
Vậy điều gì đã tạo nên hàng ngàn bóng
khí nguy hiểm này? Năm 2016, hai nhà nghiên cứu môi trường Alexander
Sokolov và Dorothee Ehrich trong khi đi dọn dẹp cỏ tại khu vực này thì
thấy những mảng đất nhô lên, sau đó họ nhận thấy đây chính là những lỗ
thoát khí chứa lượng methane gấp hàng ngàn lần trong khí quyển và lượng
CO2 gấp 25 lần.
Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng
Yamal được xem là vùng đất “lành ít dữ nhiều”, đây là nơi tích tụ nhiều
khí gas bậc nhất ở Nga. Nếu 7.000 túi khí này bùng nổ, nó sẽ phát thải
lượng khí metan khổng lồ ra ngoài bầu khí quyển. Khi đó, nhiệt độ Trái
Đất tăng lên mức báo động (gây biến đổi khí hậu) và hậu quả khó có thể
lường trước đươc.
Chưa hết,
các nhà khoa học còn tìm thấy túi khí metan tích tụ dưới đảo Bely, cách
biển Kara ở phía bắc Bắc Cực hơn 700km. Theo tính toán, nếu túi khí này
bị nổ, nó sẽ phát thải lượng khí metan cao gấp 1000 lần so với bình
thường.
CH4
(Metan), là một trong những khí độc tự nhiên gây hiệu ứng nhà kính, được
giới khoa học xem là “sát thủ giấu mặt” có thể làm Trái Đất nóng lên
gấp 84 lần so với khí CO2 cho dù CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.
Không chỉ
khiến nhiệt độ Trái Đất nóng lên khiến băng tan chảy gây biến đổi khí
hậu, khí metan còn gây bỏng nhiệt cho con người. Với khả năng chiếm chỗ
của oxy, metan có thể gây ngạt trên diện rộng.
Vùng đất Siberia lạnh giá có phần bề mặt
đóng băng vĩnh cửu. Hiện tượng Trái đất ấm lên khiến lớp băng vĩnh cửu
này đang dần tan chảy, đe dọa sự sống của con người.
Theo Gideon Henderson, giáo sư khoa học Trái Đất tại trường Đại học Oxford cho hay: “Điều
chưa từng có tiền lệ là tốc độ ấm lên của Trái đất. Cách Trái đất ấm
lên cách đây 130.000 năm chỉ xảy ra trong hàng ngàn năm. Còn hiện tượng
ấm lên ngày nay diễn ra nhanh đến chóng mặt, chỉ sau vài chục năm”. Ông còn nhấn mạnh thêm rằng hố tử thần sẽ còn xuất hiện nhiều hơn nữa.
Người phát ngôn Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: “Nguyên
nhân ban đầu được cho là quá trình ấm lên toàn cầu khiến nhiệt độ trung
bình toàn thế giới tăng lên khiến lớp đất đóng băng vĩnh cửu trong khu
vực này tan chảy, giải phóng khí methane tích tụ dưới lòng đất. Giới
khoa học tin rằng, những miệng hố khổng lồ xuất hiện những năm gần đây
là do hiện tượng này”.
Các chuyên gia nhấn mạnh, 7.000 bong bóng khí có khả năng bị nổ tung và đổ sụp thành những miệng hố khổng lồ.
Titovsky chia sẻ: “Lúc đầu, các bong bóng khí sẽ phình to ra, theo thời gian bong bóng nổ tung, giải phóng khí và hình thành miệng hố lớn”.
Vladimir Romanovsky, giáo sư địa lý tại trường Đại học Alaska Fairbanks nói: “Ở
Nga, chính phủ và các công ty xuất khẩu nhiên liệu đang đặc biệt quan
tâm đến các mối đe dọa này. Họ đang tính mọi phương án nhằm ngăn chặn
thảm họa này. “
(daikynguyen.tv)
nguy hiểm quá
Trả lờiXóa