Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

FM974 :Iraq: Mosul Những Ngày Vui Trở Lại


Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 13/11/2017

     Tháng 6 năm 2014, Iraq rút bỏ Mosul, quân khủng bố ISIS tiến vào chiếm đóng, làm chủ và kiểm soát hoàn toàn cái thành phố hiền lành với hơn hai triệu rưỡi dân, nằm dọc bên bờ sông Tigris, đó là một trong các chiến thắng về mặt chiến lược lớn nhất mà quân ISIS có được.
   Nhưng sau những tháng ngày tiếp theo đó, dưới sự cai trị bạo tàn của ISIS, cái thành phố lớn đứng hàng thứ nhì của Iraq trở thành một vùng đất hoang tàn, nhà cửa đổ nát, dân chúng dắt nhau trốn chạy và không biết bao nhiêu người dân vô tội còn kẹt lại, phải đành chịu sống trong khổ sở tang tốc.  Hàng quán, chợ búa, dưới luật lệ mới, do quân ISIS đặt ra không còn gì để bán, lưa thưa xơ xác, không mấy người mua vì không những không có tiền mà cũng không có gì để mua, tiệm rượu, tiệm hớt tóc và ngay cả cửa hàng bán đồ chơi cho trẻ em ở đường này phố kia đều cùng nhau đóng kín cửa.
   Rồi tháng 10 năm 2016, thủ tướng Iraq, Haider al-Abadi loan báo chiến dịch tái chiếm Mosul và 9 tháng sau đó, trận chiến Mosul là trận đánh mà quân Iraq đã dốc toàn sức nhằm tống quân khủng bố ISIS ra khỏi đó, tháng 7 năm nay, chính phủ Iraq tuyên bố Mosul đã hoàn toàn được họ chiếm lại. Cùng lúc với dân chúng Mosul reo hò ăn mừng chiến thắng trên khắp nẻo đường, thì hàng quán cửa tiệm cửa đóng then gài, bỏ hoang từ bấy lâu nay cũng tưng bừng mở cửa lại. Hỏi chuyện những người chủ lăng xăng sắp xếp, đầu trên ngõ dưới, bên cạnh niềm vui này họ cũng không quên được kinh nghiệm đau thương mà họ phải chịu đựng, trải qua trong suốt thời gian thành phố Mosul sống trong tay quân ISIS.
   Tiệm bán rượu của anh Dakheel Amir
   Lúc quân ISIS chiếm Mosul, Amir 37 tuổi, anh đã phải chạy trốn hơn 45 cây số về phía bắc Mosul về nơi anh sinh ra, quận Shekhan, bỏ lại tiệm bán rượu của mình , theo luật của ISIS, bán hay uống rượu là việc bất hợp pháp, ai vi phạm sẽ bị trừng phạt nặng nề. Trước ngày Mosul bị chiếm, Amir cho biết, bia, rượu mạnh, rượu Nga và các loại Arak của Á Rập là những thứ bán chạy nhất, mặc dù đa số người sống ở Mosul là người hồi giáo Sunni, không uống rượu nhưng có rất nhiều cộng đồng đạo thiên chúa và người Yazidis như anh ta chẳng hạn, đều thích uống. Sau khi Mosul được quân Iraq chiếm lại, Amir trở về, dựng lại một cửa hàng nho nhỏ, vì cái cũ đã bị cháy rụi, ở khu phía tây của thành phố, số lượng bán ra rất nhiều, xem ra nhiều hơn những năm trước đây nhưng tự nhiên, có cái gì đó mà anh luôn luôn còn sợ hãi mà không biết nói là cái gì. Vì thế, Amir làm cái cổng sắt trước cửa tiệm để ngăn ngừa bị tấn công, mặc dù Mosul đã được giải phóng, anh vẫn cứ lo sợ hoài, anh không muốn ai chụp hình tiệm rượu của mình vì lý do an toàn. 


   Tiệm bán quần áo phụ nữ của anh Abdullah Risan
   Abdullah Risan, 40 tuổi nói thật tình, buôn bán quần áo phụ nữ trong những ngày dưới tay quân ISIS thật khó khăn, hầu hết các loại anh bán ra đều bị ngắn cấm triệt để, ngoại trừ quần áo dành cho người hồi giáo, cái mà người ta gọi là tấm vải đen, thế thôi. Risan thường bán quần áo lót, áo đầm, váy và quần “jean” nhưng khi ISIS vào, anh phải đem giấu hết những thứ đó, nếu không sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng, cái mà ISIS cho phép bán là, áo dài che phủ cả người, từ đầu tới chân, bao gồm bàn tay bàn chân, vải phải là một màu đen, không được có in, vẽ hình gì trên đó. Ngay cả việc dùng người nộm giả để trưng bày quần áo cũng bị nghiêm cấm, có một lúc, đàn ông bị cấm không cho phép bán quần áo lót đàn bà, chỉ có đàn bà được làm chuyện đó thôi, đàn ông không thể đi vào các tiệm như thế đó, cửa tiệm của Risan nằm ngay khu thương mại sầm uất của chợ Nabi Yunus, nên có rất đông khách. Theo Risan, hiện giờ đời sống đã trở lại bình thường cách này hay cách khác, anh ta có thể buôn bán cái gì mình muốn mà không còn sợ hãi gì cả. 

   Tiệm bán dĩa nhạc, phim ảnh của Sarmad Habib
   Habib ở tuổi 32, bắt đầu bày bán các thứ này khi quân ISIS vừa tấn công thành phố, khi họ chiếm đóng, ISIS tuyên bố, âm nhạc và ca hát bị ngăn cấm, cho là âm thanh của nhạc tượng trưng cho hình thức của bọn ma quỷ, thay vì đóng cửa Habib đổi sang làm tiệm bán cà phê, tuy nhiên, lúc quân Iraq tấn công, nó đã bị sụp hết, ngay lúc này xem như là Habib mất tất cả những gì mình có nhưng hiện thời, hy vọng lại dâng lên khi nghĩ tới việc buôn bán trở lại. Thành phố được tự do rồi, Habib khoan khoái cho biết, anh có thể mở lại tiệm bán nhạc và sẽ bán những dĩa nhạc mới nhất hiện nay ở Iraq, nhất là bán các dĩa phim hiện hành và nổi tiếng mà nhiều người đang tìm mua cho được.
   Tiệm bán điện thoại di động và đồ diện của anh Issam Rabie
    Rabie, 29 tuổi, buôn bán những thứ mà theo anh, đó là các sản phẩm cần thiết và chính yếu nhất tại Mosul: điện thoại di động và thẻ SIM. Có người đi làm cả tháng trời để kiếm đủ tiền mua một cái điện thoại di động “khôn ngoan” và khoái chí với những đặc tính của nó nhưng bán điện thoại lại hoàn toàn bị cấm dưới lệnh của ISIS. Họ cho lính săn lùng, tịch thu các loại điện thoại ngày đêm, Rabie cho biết chỉ vì họ không muốn người sống ở đây chụp hình và quay phim những gì đang xãy ra tại thành phố Mosul. Nếu ai bị thấy vì có mang điện thoại di động “khôn ngoan” thì người đó và cái điện thoại sẽ bị ISIS bắt đi ngay, vì vậy người dân thay bằng loại thường, chỉ nghe và nói chuyện hay nhắn tin thôi nhưng vẫn có thể bị bắt hay phạt tiền vì tội dùng điện thoại nơi công cộng, sau khi quân ISIS tháo chạy khỏi Mosul, nhu cầu cần điện thoại di động tăng lên khinh khủng và tiệm của anh Rabie ở phố Al-Samah bán đắt như tôm tươi.
   Tiệm bán thuốc lá và bình hút Á Rập – shisha của Abu Ali
   Hút bình hút shisha hay thuốc điếu bị ngăn cấm ở trong nhà và ngoài chỗ công cộng theo lệnh của quân ISIS, Abu Ali, 57 tuổi, nói rằng khi ISIS vào Mosul, ông chỉ có độ khoảng một tháng để cất giấu các thứ thuốc hút của mình nhưng tiệm của ông không chỉ kiếm lời mà còn cung ứng cho việc thích hút thuốc khá thịnh hành ỏ Mosul, chính quân ISIS cũng nghiền hút thuốc nhưng khi thuốc điếu khan hiếm vì bị họ cấm, cho nên những người bán thuốc lá phải tìm cách liên hệ với các người buôn bán lậu, kín đáo nên việc buôn bán rất khó khăn và nguy hiểm nhưng giờ đây, bán thuốc lá là chuyện hợp pháp một lần nữa, tiệm của ông Ali, nằm cũng gần chợ Nabi Yunus, đông khách và ông bán những loại đắt tiền và các hiệu nổi tiếng khác.
   Tiệm bán đồ chơi trẻ em của Hassan Ali
   Theo lệnh của quân ISIS, bán bất cứ thứ đồ chơi nào có hình dáng người ta hay thú vật đều bị ngăn cấm, món đồ chơi có hình người được ISIS xem là một thứ vật liệu giả tạo hình ảnh thượng đến. Hassan Ali, 27 tuổi, chủ một tiệm bán đồ chơi ở quận Al-Muthanna, nói rằng, thêm vào đó ISIS cấm luôn cả việc bán đồ chơi có nhạc, trong suốt thời gian quân ISIS chiếm đóng Mosul, Ali lỗ vốn nặng nề, nhiều người giống như anh buộc phải đóng cửa tiệm hay bán những thứ không có lời khác, vài tháng sau khi quân ISIS thua trận, rút đi, đồ chơi trẻ con trở thành nhu cầu cần có, cho nên cửa tiệm anh đã mở cửa lại và số lượng hàng cung cấp không đủ bán.
   Tiệm hớt tóc của Abu Ahmad
   Tiệm làm tóc, uốn tóc cho phụ nữ hoàn toàn không được phép hoạt động theo lệnh của ISIS, tiệm hớt tóc cho đàn ông, có thể mở cửa nhưng phải theo một số điều lệ đặc biệt. Không được sáng tạo ra các kiểu tóc thời trang, lạ mắt, Abu nói thêm, điều quan trọng hơn hết là, tránh dùng tới thuốc xịt tóc hay kem chải đầu, xa hơn nữa, Abu và vài người thợ hớt tóc khác, bị cấm không được cắt râu quay hàm, cho phép khách hàng để râu mép, cạo mặt hay dùng kem thoa mặt. Abu đóng cửa tiệm hớt tóc của anh ngay khi quân ISIS bắt đầu chiếm đóng Mosul, nhưng giờ anh ta đã hành nghề trở lại trong mừng vui phấn khởi tại khu phố Al-Khadraa quen thuộc, Abu cho biết, tiền kiếm được từ tiệm hớt tóc là số tiền lo cho con cái anh ta đi học, do đó sau khi đóng cửa tiệm, anh đã tìm đường trốn khỏi Mosul và mới trở lại chừng hơn một tháng trước đây.
   Với anh và những người nói trên, hơn hai năm qua, góc đường, công viên, nhánh sông, con đường hàng cây, đền thờ ở Mosul, cái thành phố thân yêu mà họ đã sống và lớn lên không còn gì cả trước sự hiện diện của quân ISIS, người dân Mosul chỉ thấy một màu đen u tối bao trùm ngày cũng như đêm, giờ thì nhìn đi, tiếng xe tiếng người, tiếng cười tiếng nhạc vang lên từng ngỏ đường, từng góc phố, Mosul đã sống lại sau những ngày đau buồn khốn đốn.
   
Thuyên Huy
Monday 13.11.2017

1 nhận xét:

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...