Ngày 6.8.1945, khi Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima, ông Tsutomu Yamaguchi khi đó là nhân viên thiết kế tàu chở dầu của Mitsubishi nhận lệnh đi công tác ở thành phố này.
Đúng vào lúc “Little Boy” được thả xuống vào 8h15, ông Tsutomu Yamaguchi khi đó 29 tuổi đang đi về phía xưởng đóng tàu.
“Tôi nhớ như in rằng trời hôm đó rất đẹp, không có gì bất thường. Tôi đang đi bộ thì bất ngờ nghe thấy tiếng máy bay ù ù trên đầu. Tôi nhìn lên trời thì thấy chiếc B-29 cùng 2 chiếc dù rơi xuống. Rồi đột nhiên một chớp lửa lóa lên trên bầu trời và tôi bị thổi bay”, Tsutomu kể lại.
Ngay sau đó, ông ngất đi. Khi tỉnh lại, suy nghĩ đầu tiên của ông Yamaguchi là mình đã chết.
Ông Tsutomu Yamaguchi. Ảnh: NPR.
“Khi tiếng ồn và tiếng nổ bớt dần hơn, tôi thấy một cột khói hình nấm trên bầu trời. Nó giống như một cơn lốc xoáy. Dù không di chuyển nhưng nó cứ phình to ra ở phía trên. Tôi kiểm tra xem mình còn chân hay không và nghĩ đến chuyện chạy đi ngay lập tức. Nếu ở đây, tôi sẽ chết”, ông chia sẻ.
Ông Yamaguchi chạy tới một căn hầm trú ẩm và phát hiện mình bị bỏng nặng ở phần thân trên. 2 giờ sau, ông vẫn cố di chuyển tới xưởng đóng tàu và không khỏi vui mừng khi biết 2 đồng nghiệp tới Hiroshima nhận dự án cùng mình vẫn còn sống.
Mặc dù thoát chết thần kỳ, nhưng việc ở cách tâm chấn 3km khiến ông Yamaguchi bị thủng màng tai, mù tạm thời, bỏng nghiêm trọng nửa trái người và nửa trên cơ thể.
Chấn thương nghiêm trọng khiến ông được chuyển về quê nhà ở Nagasaki để dưỡng thương. Sáng 9.8.1945, dù vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn, chàng thanh niên Tsutomu vẫn tới nhà máy Mitsubishi để báo cáo về công việc và kể lại những chuyện đã xảy ra. Giám sát viên khi đó cho rằng câu chuyện ông kể là hoang tưởng.
Tuy nhiên, ngay lúc này, một luồng sáng lóe lên. Đó cũng là lúc Mỹ tiếp tục thả quả bom thứ 2 “Fat Man” xuống khu vực phía bắc thành phố Nagasaki vào lúc 11h02. Và thêm một lần nữa, ông Yamaguchi may mắn thoát chết và vị trí của ông khi đó cũng cách tâm vụ nổ 3 km.
Điều kỳ lạ là dù bị chấn thương khá nặng sau 2 vụ ném bom, ông Yamaguchi vẫn sống thọ đến 93 tuổi dù rằng các căn bệnh do phóng xạ gây ra như đục thủy tinh thể, bạch cầu cấp tính, điếc 1 bên hành hạ ông trong suốt những
năm tháng còn lại của cuộc đời.
Ông Yamaguchi chạy tới một căn hầm trú ẩm và phát hiện mình bị bỏng nặng ở phần thân trên. 2 giờ sau, ông vẫn cố di chuyển tới xưởng đóng tàu và không khỏi vui mừng khi biết 2 đồng nghiệp tới Hiroshima nhận dự án cùng mình vẫn còn sống.
Mặc dù thoát chết thần kỳ, nhưng việc ở cách tâm chấn 3km khiến ông Yamaguchi bị thủng màng tai, mù tạm thời, bỏng nghiêm trọng nửa trái người và nửa trên cơ thể.
Chấn thương nghiêm trọng khiến ông được chuyển về quê nhà ở Nagasaki để dưỡng thương. Sáng 9.8.1945, dù vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn, chàng thanh niên Tsutomu vẫn tới nhà máy Mitsubishi để báo cáo về công việc và kể lại những chuyện đã xảy ra. Giám sát viên khi đó cho rằng câu chuyện ông kể là hoang tưởng.
Tuy nhiên, ngay lúc này, một luồng sáng lóe lên. Đó cũng là lúc Mỹ tiếp tục thả quả bom thứ 2 “Fat Man” xuống khu vực phía bắc thành phố Nagasaki vào lúc 11h02. Và thêm một lần nữa, ông Yamaguchi may mắn thoát chết và vị trí của ông khi đó cũng cách tâm vụ nổ 3 km.
Điều kỳ lạ là dù bị chấn thương khá nặng sau 2 vụ ném bom, ông Yamaguchi vẫn sống thọ đến 93 tuổi dù rằng các căn bệnh do phóng xạ gây ra như đục thủy tinh thể, bạch cầu cấp tính, điếc 1 bên hành hạ ông trong suốt những
năm tháng còn lại của cuộc đời.
Cho đến nay, ông Yamaguchi vẫn là người duy nhất được chính phủ Nhật Bản công nhận là người sống sót sau hai vụ nổ bom nguyên tử kép ở Nhật Bản năm 1945.
Theo Song Hy (VTC News)
số chưa chết mà
Trả lờiXóa