Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Radio FM 974 – Melbourne :Peru – Nam Mỹ: Những Người Đi Nhặt Xác Chết

  Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 27/07/2020
        “Chế, chết, nó tới đây”, bài hát phát ra từ cái ra dô trong xe mà Nestor Vargas và Luis Cerpa hát lớn theo rồi nhìn ra đường cười, tiếng cười vang vang mặc dù cả hai mang khẩu trang che kín mặt, đang lái xe chiếc xe buýt loại nhỏ, tiến nhanh trên đường phía trước. Toàn thân người, cả hai mặc bộ đồ “bảo vệ chống nhiễm trùng” phủ từ đầu xuống chân, thản nhiên là cái việc đi nhặt xác chết vì vi trùng Vũ Hán rãi rác bên trong cũng như ngoại ô thành phố Lima, thủ đô của Peru, cái việc làm mà ít người muốn vì sợ phải bị mắc bệnh quái ác này nhưng hai người di dân Venezuelan này, chấp nhận mọi rủi ro.
    Đi Vargas nói rằng, họ cũng sợ có thể bị nhiểm trùng rồi mang bệnh về nhà, lây cho gia đình nơi có vợ , con và bà mẹ, vừa nói vừa bấm vào điện thoại di động chỉ hình ảnh của vợ và con trên màn ảnh. Giống như hàng ngàn người khác, Vargas và Cerpa đến Peru, trốn chạy tinh trạng kinh tế suy sụp ở quê nhà Venezuela, theo con số của cơ quan Tỵ nạn LHQ, gần 5 triệu người đã rời khỏi Venezuela từ năm 2016 và có ít nhất 870 ngàn tới xứ Peru, làm những công việc với mức lương thấp kém để sống còn và hy vọng gởi chút tiền nào đó về nuôi sống gia đình đang đói khát. 
    Cerpa, 21 tuổi, là một sinh viên môn thiết kế điện tử trước khi tới Peru nơi anh đi làm trong một quán rượu và bồi bàn. Vargas, 38 tuổi, làm việc cho một công ty mai táng ở Venezuela nhưng làm tài xế cho một công ty hơi đốt ở Peru. Khi cơn dịch Vu Hán lan ra trên khắp miền, khách du lịch biến mất và việc chôn cất người chết lại trở thành một thứ làm ăn khấm khá, trúng thời. Vargas đã không ra việc làm hơn ba tháng qua, nhưng anh cần phải ăn, trả tiền mướn nhà, gởi tiền về cho vợ con ở Venezuela, việc đi gom nhặt xác chết thật sự khó khăn nhưng họ phải câm lặng làm một khi ở đây, thành phố Lima, bị người ta gọi là người “có bộ mặt của con chó”. Anh và Cerpa hiện kiếm được khoảng 500 đồng tiền Peru mỗi tháng, số tiền lớn hơn mức lương của Peru, họ phải làm việc tới 19 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bảy ngày trong tuần.
    Mặc cho hành động ngăn ngừa cơn dịch Vủ Hán sớm nhưng nó đã kịp lan phủ cả nước, hơn 353 ngàn người đã được xác nhận bị nhiễm bệnh. Đến mỗi một nhà nào đó, hai anh vẫn nghe tiếng nói quen thuộc của những ngày mới bắt đầu làm việc đi nhặt xác này, cũng những tiếng khóc nức nở, nghẹn ngào vì người thân chết, hai anh cứ lầm lũi vào nhà cho lẹ rồi đi ra thật nhanh nếu được, lẳng lặng chào từ biệt mà không nói tiếng nào. Hầu hết các xác chết mà hai anh đi thâu nhặt là từ những nhà các khu nghèo nàn, các nhà không có tiền thuê nhà quàng làm lễ an táng, có hơn 13 ngàn người chết vì cơn dịch Vũ Hán và hệ thống y tế công cộng hoàn toàn sụp đổ do kết quả của nó gây ra. Cái gì còn lại cho những người nghèo khó là cái chết nhỏ nhoi của phần số. 
    Gia đình Raul Oliveras, 63 tuổi, gọi xe cứu thương khi ông ta bị yếu sức vì có triệu chứng nhiễm bệnh, nhưng xe cứu thương đã không bao giờ tới, gia đình đành đau đớn nhìn ông chết tại nhà, đêm đó Vargas và Cerpa tới, im lặng vào nhà, quấn tấm khắn trải giường trùm rồi khiêng ông ra khỏi nhà, con chó nhà kế bên sủa lên tứng tiếng, bên trong người trong gia đình khóc than thảm thiết, ngoài đường hai anh đặt xác ông Raul Oliveras trong cái bao nhựa đen, rồ máy cho xe chạy nhanh đi về hướng lò hỏa thiêu ở nghĩa trang El Angel của thành phố, rất nhiều công nhân lo sắp xếp xác chết cũng là người di dân Venezuelan, anh Orlando Arteaga, làm ở đây bảy ngày trong tuần, kiếm đủ tiền anh cần cho gia đình một vợ ba con bên Venezuela và đứa con gái 2 tuổi ở Lima, nói rằng, người dân Peruvias không làm viêc này, vì khó khăn quá, anh không bao giờ tưởng tượng ra là, anh đã thấy quá nhiều xác chết, nhưng phải có ai đó làm và ai đó là anh và những người Venezuelan như anh, chỉ vì họ cần có việc làm. Arteaga, 40 tuổi, có nhiệm vụ trông coi lò lửa để lửa cháy lớn và liên tục, anh nói thêm, không phải tất cả xác chết đều ở chỗ này thôi mà nó còn nhiều nơi khác nữa, vì ở đây không còn chỗ chứa, rồi cũng không thể bỏ bên ngoài. 
   Đêm xuống, Vargas và Cerpa đã thu nhặt và đem đi hơn một chục xác chết, họ mệt nhừ nhưng công việc chưa xong. Khoảng 11 giờ, cú gọi cuối cùng đến từ bệnh viện Villa Maria del Triunfo, họ gọi hai anh đến để đem 13 xác đi vì nhà xác không còn chỗ chứa. Vargas, Cerpa đến bệnh viện, ngồi chờ thủ tục giấy tờ, họ gở khẩu trang và bao tay ra nghỉ một lát, nhanh tay lấy mấy miếng thịt gà nướng từ cái thùng mốp ra ăn ngấu nghiến, đây là lúc họ được nghĩ đầu tiên sau cả chục tiếng đồng hồ rời rã.
    Peru là một trong số các nước đầu tiên ở Nam Mỹ cho áp dụng chính sách ngăn ngừa cơn dịch Vũ Hán một cách cứng rắn như phong tỏa, buộc người dân ở trong nhà, giới nghiêm và đóng cửa biên giới nhưng lại là quốc gia bị cơn dịch gây thiệt hại nặng nề nhất lúc đó, ngày thứ hai Peru có hơn 123,900 người bị nhiễm và 3,600 người chết, coi như đứng hàng thứ hai sau Ba Tây về cả con số bị nhiễm và con số tử vong trong vùng. Hai quốc gia thi hành phương cách ngăn chống cơn dịch vũ Hán khác biệt nhau, trong khi ở Ba Tây, tổng thống Bolsonaro không xem cơn dịch là nguy hiểm lắm thì tổng thống Peru, Vizcarra tuyên bố tình trạng khẩn trương trên cả nước ngày 15 tháng 3 bao gốm việc bắt buộc tự cách ly và đóng cửa biên giới nhưng sức tàn phá của cơn dịch giống nhau lên cả hai nước. 
    85% giường bệnh cho bệnh nhân hồi sinh khẩn cấp hiện thời đã đầy chỗ, sự bất bình đẳng của xã hội đã là một trong mấy lý do chính đưa đến tình trạng nguy khốn hiện thời, theo bác sĩ Alfredo Celis, từ trường Y khoa Peru cho biết, quá nhiều người Peru nghèo khó không có sự lựa chọn nào hơn là băng mình ra đường tìm việc làm, tìm kiếm thực phẩm hay đi đến ngân hàng. Ví dụ, chỉ 49% gia đình người Peru có tủ lạnh hay tủ đông đá, điều này có nghĩa là họ phải đ ra chợ hàng ngày vì không có chỗ dự trử nhu yếu phẩm trong nhà, sự lây truyền do đó, giữ người và người không làm sao tránh được. Ngày 14 tháng 4, một tháng sau ngày ra lệnh “cấm cung” và giới nghiêm, người ta vẫn thấy hàng người xếp hàng nối đuôi tại một ngôi chợ ngoại ô thành phố Lima cả giờ, dài hơn một cây số, phần lớn mang khẩu trang nhưng giữ khoảng cách là chuyện không có được. Một bà trung niên thản nhiên nói với báo chí “phải chịu đứng chờ vì không còn cách nào khác, nếu không, chúng tôi sẽ không có gì để ăn, không có gì cả, đó là lý do tại sao chúng tôi đến đây”. 
    Với Vargas và Cerpa, chuyện đôi khi về tới nhà sau hai ba giờ khuya là việc không có gì la, xem như nó đã trở thành quy lệ, sau khi tắm gội, ăn chút it thì trời đã hơn 4 giờ sáng. Cerpa nói họ thức dậy lần nữa và ra khỏi nhà chưa tới 8 giờ, mọi thứ đều lập lại như vậy cho tới ngày hôm sau. 
    Những ngày ngồi bên ly rượu đỏ, vui thú vui của một người du khách đã trở thành cái cúa quá khứ xa vời vợi, giờ anh đã học thêm được vài thứ quan trọng cho cuộc sống hơn, cuộc sống bao quanh bởi xác chết cho nên, anh kết luận, hiện giờ anh tập sống ngày qua ngày, và sống một ngày như một ngày cuối cùng của đời mình.

Thuyên Huy

Thứ Hai 27.07.20
🌿🌿🌿🌿
Mời Xem :CCTG tuần trước 20/7/2020

1 nhận xét:

LONG ĐONG NỔI CHỮ - Truyện Ngắn của Trần Doãn Nho

Long đong nỗi chữ (*) • Trần Doãn Nho Chưa từng làm điều ác, nhưng chữ nghĩa làm cho lòng người bỗng dưng nhiễm đầy vết thương. Nhờ một ít k...