Copy fb Cong Chi
Người miền Tây phóng khoáng lắm!
Hồi xưa, tức là cách nay trước 50 năm, chợ của người miền Tây mua bán thật thà như đếm, không có vụ bán thách giá. 1 giạ lúc giá "một đồng gửi" là bêu giá 1,5 đồng chứ không thách 2 đồng để người tra trả giá xuống 1,5 đồng là vừa.
Chợ thường nhóm trên khắp các ngã sông chứ không chỉ riêng cái chợ nỗi Cái Răng đâu. Bên cạnh các chợ nỗi thường có chợ chồm hổm, chợ chèng bẹt.
Hiếm khi người miền Tây bán ký. Chỉ có mấy ông Chệch mới bán ký.
Người miền Tây chỉ bán sản vật theo mớ, nắm, đong.
Rau thì để nguyên đống. Ai mua thì thò tay nắm 1 nắm rồi định giá.
Cá nhỏ, gạo, dầu hôi, nước mắm, nước tương, các loại hạt thì đong bằng gáo, lon, lít, mủn, thùng, thúng, giạ. Mua hạt mè thì họ đong 1 lon, vui thì cho lon đầy vun, buồn thì lấy ống tre gạt cho bằng mặt lon.
Mua dầu hôi, nước mắm thì họ dùng cái gáo làm bằng sọ dừa đục lỗ tra cán thọc vô thùng múc, đong cho khách.
Cá họ cũng đong bằng thúng. Mua 1 thúng cá xong, thò tay hốt thêm vài con nữa, người bán cũng cười huề.
Các loại cá lớn như lóc, rô, tra... thì nhắm 1 mớ giá bao nhiêu tiền chứ không cần cân.
Gà, heo, dừa thì bán theo chục. Gà lớn hay nhỏ gì cũng tính 1 con. Nhưng 1 chục "có đầu", tức 1 chục không chỉ là 10 con mà là 16 con. Thí dụ mua 1 con giá 1 đồng. Mua 1 chục giá 10 đồng nhưng được tới 16 con.
Có lần, ngoại dẫn đi chợ ăn chè xôi nước. Chè ngon, một mình nuốt gọn 10 viên. Tính tiền xong, bà bán chè múc cho 1 bọc 6 viên đem về. Bởi vì mình tình tiền 1 chục. Mà 1 chục thì "có đầu".
Không hiểu tự khi nào, chợ của người miền Tây đã không còn chân chất như xưa nữa.
Bây giờ, nhiều người ở chợ miền Tây bán điếm thúi lắm. Dân địa phương ăn 1 tô hủ tiếu giò giá 10.000 đồng. Dân xì phố về ăn, họ tính 15.000 đồng. Dân xì phố mà chạy xe hơi, họ tính 25.000 đồng/ 1 tô.
Ai đã hãm hại cái chân chất của người miền Tây vậy? Lên tiếng đi!
Ảnh VN.net
MXT chuyển
Miền Tây mà
Trả lờiXóa