Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

HÀNH TRÌNH QUA THẾ GIỚI BÊN KIA -Võ Quang Yến

Narayama, theo truyền thuyết, nơi ngự trị một vị thần, là một miền núi xa xăm, trong dãy cao đô Shinshu, Nhật Bản. muốn đạt đến phải vượt qua bảy thung và ba hồ, không cần thiết phải chìm đắm trong tuyết phủ nhưng tuyết rơi khi khách lại gần được xem là một điềm hay. Theo một bài hát truyền tụng dựa lên truyện kể ở một vùng nhiễm đầy chuyện hoang đường của núi rừng, đói khát ám ảnh, Núi rùng tiếp tục núi rừng, Tuyết rơi trắng xóa những ngày vận may … không có gì thực tế lịch sử. Có chăng là đôi mắt khảo cổ, phóng tầm nhìn về lịch sử nguyên thủy, quên mất tiến bộ, chìm đắm trong trong thái hoang dã, đưa chuyện phim hoang đường vào một quý tộc nguyên thủy nhưng qua một môi trường trung cổ, băng giá. 

Thật ra có hai dịp trèo núi Nara, dịp thứ nhất là đi làm việc, kiếm củi đốt than, nấu cơm, dịp thứ hai hiếm hơn là đi tìm lại thây xác ông bà cha mẹ hay đúng hơn xương cốt còn lại sau khi chim chóc lục lọi tìm bới thức ăn trên cơ thể khi chưa hư hỏng. Trong một thế giới luôn bị chuyện thiếu ăn ám ảnh, truyện đặt ra một phụ nữ biết lo cho tương lại con cái, từ đấy sinh ra một cảm giác sinh tử lẫn lộn. Công viêc làm ăn mệt nhọc chỉ đủ để nuôi sống gia đình, Người con trưởng Tatsuhei mất vợ để lại ba con trẻ, nhờ mẹ đem về một cô gái góa chồng Tamayan ở làng bên cạnh, không đẹp, người dong dỏng cao, không chỉ để thế vợ nuôi con mà còn để là thế người đàn bà cho cả trai trẻ làng xóm. Một hôm ngồi một mình với cô dâu mới, bà Osin không quên dặn phải dành mỗi tối cho một con trai trong làng. Trong lúc chờ đợi bọn trẻ không chần chừ nối đuôi nhau đến tạm vui với con chó cái nếu không có một bà nào chịu khó hiến thân một tối. Truyện tuy xưa nhưng trong nhân loại từ thuở nào bao giờ cũng có chút tình. Trong phim nầy chuyện tình chính xúc động nhất là hai mối tình mẹ con thể hiện khi mẹ con phải vĩnh viễn rời nhau. Tatsuhei bịn rịn không muốn rời mẹ đã mang nặng chín tháng và nuôi mình đến khi trưởng thành có con cái. Mẹ Osin không mạnh dạn xô con ra, tình mẫu tử dù sao cũng sau vài chục năm không cho phép bà thờ ơ với quyến luyến của đứa con nhưng rút cuộc cũng nhè nhẹ đẩy con ra. Đứa con biết mình đã hại cha, bây giờ đây đang giết mẹ, rồi vài chục năm sau cũng sẽ lại đến phiên mình được cõng lên đây làm mồi cho chim chóc trước khi phơi mình dưới tuyết lạnh nếu không có chút mặt trời sưởi nóng bộ xương, rồi như những hài cốt khác tàn rã thành xương vụn như mình đang đạp dưới chân : một biến chuyển không ngừng không sai thế hệ nầy qua thế hệ khác, trừ phi… mà làm sao họ biết được, chúng ta đã thay đổi vũ trụ, không còn có thần, ma, quỷ, quái, hết còn bị hay được cõng trên lưng lên núi Nara cuối đời.
 
Đêm trước lúc trèo núi bà Osin đãi một tiệc rượu, đã soạn từ lâu, mời những ngưỡi đã từng leo núi Nara, đúng ra chỉ là một hũ rượu saké uống chung mọi người chuyển tay nhau tùy theo chỗ ngồi trong bàn, uống một ngụm rồi kể chuyện mình biết về cuộc hành trình : đi vòng quanh hồ, leo núi, trượt bổ, chặt dây dài cột vào thân cây nằm để níu vào tiến lên,… hay đọc một câu dặn, lời khuyên : không được chuyện trò, quay mặt ngó lui khi đã rời bước,… ông bạn có lẽ già nhất, thủ thỉ khi ra khỏi phòng « lại gần và quá mệt không tiến lên được nữa thì để lại đó, không ai biết đâu ! » Thế rồi suốt buổi sáng không tuyết, người con trưởng cõng mẹ trên lưng, ngồi trên một chiếc ghế lật ngược, đứng phía trước chỉ thấy mái tóc bạc sau đầu người con và ở dưới hai bàn chân không tất đu đưa. Ở trên, một bàn tay đặt trên vai, khẽ đập nhẹ khi bà muốn dừng lại đưa một thông tin gì hay, hễ người con không nghe thì bà lay mạnh chiếc ghế. Có khi bà biếu gói bánh, anh lắc đầu. Có khi anh dừng bắt một con chim trong tổ rồi thả đi, trở về chỗ cũ thì không tìm ra mẹ nữa : « Mẹ đã trở lại trên đường về ? » Anh không kịp trả lời thì thấy mẹ bên kia hố… hoảng hồn vì mẹ đang còn đó, cùng mình trên đường lên núi Nara, không bỏ cuộc đi dọc đường. Sau cùng, bắt đầu trèo núi thì cũng hết đường mòn, khách phải tìm lối đi trong trong bãi đá đầy xương, xương tay chân, sọ ngưởi, tự do lẫn lộn từ các bộ xương chưa gãy, chim chóc, nhất là quạ đen đã mặc sức lục phá, tìm chút mồi còn lại. Người con lấy chân đánh gãy bộ xương để hết còn mục kích một cảnh đau lòng, đàn quạ bay đi, để lai những tiếng kêu thất thanh, hoảng sợ. 

Dùng dằng mãi rồi cũng phải ra đi. Bà Osin can đảm trước đẩy con còn đang ôm chùm lấy mẹ ra : tình mẫu tữ sao mà quý hóa vậy ! Anh ra đi, lòng muốn ngoảnh lại nhưng phép tắc không cho, anh đành cúi đầu thong thả xuống núi. Tuyết vẫn không rơi. Xuống được một chặng đường, Tatsuhei dừng lại nhìn xuống bên dưới, môt cặp mẹ con như anh, không đồng ý cãi nhau, lên tiếng xô xích, bà mẹ nai nịt chắc chắn bị rơi xuông đất rồi lăn xuống hố. Có lẽ sâu vì người con không xuống tìm. Tuyết bắt đầu rơi. Anh nghĩ lại mẹ đang ngồi dưới tuyết trên chiếu cũ hàng ngày. Anh chạy ngược lên, không xa lắm đủ để thấy mẹ đàng xa, ngồi yên trên chỗ cũ, hai tay chắp lại như đang cầu niệm. Bà cũng thấy anh, vẫy tay như bả khuyên anh về đi : lần nầy anh thật lòng về vì tuyết đã rơi, điềm tốt ! 


 
 
楢山節考

Võ Quang Yến

Nhà dưỡng lão La Faiencerie thành Sceaux 9.2022

1 nhận xét:

Trang Thơ Hà Đặng (T.12/2024 1) : MỘT NGÀY NÀO ĐÓ,CHẲNG HỀ XA, EM ĐẾM, ĐUƠC GẦN NHAU MÃI

Ảnh Quan Trần NGÀY NÀO ĐÓ Ngày nào đó ta không còn gặp lại Nước mắt hoài tuôn chảy chẳng ngừng trôi Người đi rồi tôi cảm thấy đơn côi Trong ...