Mẹ bỏ nhà đi khi cô còn bé, cô sống với cha đến năm 5 tuổi thì cô có mẹ kế. Cha
con cô sống ở nhà mẹ kế, mọi chi tiêu đều nhờ vào tiền của bà.
Mẹ kế có một người con trai lớn hơn cô ba tuổi, không ức hiếp cô nhưng rất ít nói, thi thoảng lại dùng ánh mắt lạnh lùng nhìn cô. Bà có một cửa hàng bán trái cây, bà đối xử với cha con cô cũng rất tốt.
Kể từ ngày mẹ đẻ bỏ cô mà đi, cô sống khép kín, ít nói, không thân thiện với mẹ kế. Bà đóng học phí cho cô, giặt quần áo cho cô. So với những đứa trẻ khác, cô không quá hạnh phúc nhưng cũng không đến nỗi khổ sở.
Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến năm cô lên 10 tuổi, công trường nơi cha cô làm việc bị sập do quá cũ, công nhân làm việc ở đó bị vùi trong đống cát, trong đó có cha cô.
Lúc cô chạy đến bệnh viện, cô thấy người ta đã phủ tấm vải trắng lên người, mẹ kế đang khóc lóc vật vã bên cạnh. Cô đứng chết lặng trước phòng bệnh, cậu con trai của mẹ kế đẩy cô vào: “Nhanh lại nhìn cha lần cuối đi!”. Nói rồi, cô chạy nhào đến, khóc thét một tiếng rồi ngất lịm trên người cha cô.
Ngày tiễn đưa cha, cô như người mất hồn bên di ảnh của cha, những người xung quanh xì xào, đứa bé thật tội nghiệp, kiểu gì chẳng bị mẹ kế đuổi ra khỏi nhà. Tối đó, cô mơ thấy mình quần áo rách rưới, ăn xin ở ngoài đường. Cô bừng tỉnh và cảm thấy sợ hãi vô cùng.
Sáng sớm, mẹ kế vẫn như thường ngày, thức dậy nấu cơm, gọi cô dậy ăn sáng rồi đi học như chưa có chuyện gì xảy ra vậy. Đầu cô đau như búa bổ, cô thấp giọng van nài: “Hôm nay con có thể nghỉ một hôm không ạ? Con nhớ cha!”.
Bà lạnh lùng nói:
Mẹ kế có một người con trai lớn hơn cô ba tuổi, không ức hiếp cô nhưng rất ít nói, thi thoảng lại dùng ánh mắt lạnh lùng nhìn cô. Bà có một cửa hàng bán trái cây, bà đối xử với cha con cô cũng rất tốt.
Kể từ ngày mẹ đẻ bỏ cô mà đi, cô sống khép kín, ít nói, không thân thiện với mẹ kế. Bà đóng học phí cho cô, giặt quần áo cho cô. So với những đứa trẻ khác, cô không quá hạnh phúc nhưng cũng không đến nỗi khổ sở.
Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến năm cô lên 10 tuổi, công trường nơi cha cô làm việc bị sập do quá cũ, công nhân làm việc ở đó bị vùi trong đống cát, trong đó có cha cô.
Lúc cô chạy đến bệnh viện, cô thấy người ta đã phủ tấm vải trắng lên người, mẹ kế đang khóc lóc vật vã bên cạnh. Cô đứng chết lặng trước phòng bệnh, cậu con trai của mẹ kế đẩy cô vào: “Nhanh lại nhìn cha lần cuối đi!”. Nói rồi, cô chạy nhào đến, khóc thét một tiếng rồi ngất lịm trên người cha cô.
Ngày tiễn đưa cha, cô như người mất hồn bên di ảnh của cha, những người xung quanh xì xào, đứa bé thật tội nghiệp, kiểu gì chẳng bị mẹ kế đuổi ra khỏi nhà. Tối đó, cô mơ thấy mình quần áo rách rưới, ăn xin ở ngoài đường. Cô bừng tỉnh và cảm thấy sợ hãi vô cùng.
Sáng sớm, mẹ kế vẫn như thường ngày, thức dậy nấu cơm, gọi cô dậy ăn sáng rồi đi học như chưa có chuyện gì xảy ra vậy. Đầu cô đau như búa bổ, cô thấp giọng van nài: “Hôm nay con có thể nghỉ một hôm không ạ? Con nhớ cha!”.
Bà lạnh lùng nói:
“Không được! Không đi học thì cha cô có sống lại được không? Nếu có sống ông ấy
cũng không đồng ý chuyện này đâu”.
Cô vác ba lô đi học trong nước mắt. Trước khi ra khỏi nhà, mẹ kế đứng đằng sau la lớn: “Đặng Phương Anh, cô nhớ cho tôi, bắt đầu từ hôm nay, tôi không muốn nhìn thấy cô khóc, nghe rõ chưa?”.
Cũng bắt đầu từ hôm đó, mẹ kế dường như không bao giờ cười với cô, thái độ của bà khác hẳn so với khi cha cô còn sống. Cô bắt đầu nghĩ đến lời dân làng nói và thấy nó đúng thật. Cô tự nhủ mình nhất định phải lớn nhanh và rời khỏi ngôi nhà này.
Năm học lớp bảy, lần đầu tiên có chu kỳ, cô sợ hãi. Mẹ kế cô biết chuyện liền vứt cho miếng băng vệ sinh, cô loay hoay không biết thế nào, bà cũng không giúp mà nghiêng mắt nhìn cô: “Đặng Phương Anh, chuyện gì cũng phải dựa dẫm vào người khác mới làm được à ?”.
Cô uất ức nhưng không biết nói với ai, cô nhủ mình phải học cách tự lập, không được nhờ cậy vào ai nữa.
Cô bắt đầu học cách giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, khâu áo. Cũng từ đó, mẹ kế không giặt đồ cho cô nữa.
Mặc dù mẹ kế không phải là người học giỏi, con trai bà cũng không có thành tích học tập tốt, tốt nghiệp xong chuyển sang học trung cấp nhưng bà yêu cầu cô phải xếp nhất lớp, nếu không thì sẽ bị phạt.
Mặc dù năng lực học tập của cô không đến nỗi nhưng để giành được vị trí nhất lớp là điều quá khó khăn. Cô hận, hận người mẹ kế độc ác, đối xử hà khắc với cô, chắc bà ta đang tìm trăm phương nghìn kế để đuổi cô ra khỏi nhà, nhưng cô không thể ra đi lúc này được bởi cô không muốn làm một kẻ ăn mày.
Và rồi, cô lao đầu vào học, học ngày học đêm, có nhiều lúc buồn ngủ quá cô gục xuống bàn, một lát sau lại tỉnh dậy đi rửa mặt và học tiếp. Thực ra cô rất chán ghét việc học nhưng cô không có sự lựa chọn nào khác. Kết quả thi cuối năm công bố, cô vượt lên bao nhiêu bạn trong lớp và giành được vị trí thứ ba. Giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn trong lớp đều ngạc nhiên bởi không ai ngờ cô lại giành được vị trí như vậy. Ấy thế nhưng cô không có chút niềm vui của kẻ chiến thắng, bởi trong cô lúc này là nỗi lo phải đối mặt với mẹ kế.Tan học, cô sợ phải về nhà, cô vừa bước đến cửa, mẹ kế đã chỉ thẳng vào góc tường và mắng: “Đúng là đồ phế vật, mau quỳ xuống cho tôi!”. Thì ra, trước lúc cô về, mẹ cô đã đến hỏi bạn bè. Cô quỳ vào góc tường, không khóc một tiếng. Hai từ “phế vật” luôn ám ảnh trong đầu cô, nó thôi thúc cô quyết tâm phải đậu Đại học, để xem bà ta có dám mắng nhiếc cô thế nữa không.
Chuyện mua bán của mẹ kế không được thuận lợi như trước. Ngày nào về cô cũng nhìn thấy bà ngồi đếm những tờ tiền, mà tiền thì ngày càng ít đi. Cô cầu mong ông trời đừng để cho mẹ kế không kiếm ra tiền, vì như thế cô sẽ không được đi học nữa.
Lần đó, cô bạn gần nhà sang tìm cô, mẹ kế mở cửa, cô bé kia vội nói: “Bạn Phương Anh có ở nhà không ạ? Bạn ấy mượn sách tham khảo của cháu, sắp thi tốt nghiệp rồi, cháu đang cần gấp ạ!”.
Sách tham khảo không hề rẻ chút nào, một bộ hai quyển dày cộm, giá của một quyển phải mất hơn năm chục nghìn, vì thế nhiều lần muốn xin tiền nhưng cô không dám mở miệng.
Hôm sau, bà bỗng đưa cho cô tờ một trăm nghìn, vứt vào người cô như kiểu bố thí: “Cầm tiền mà đi mua sách! Tôi không cho không đâu, tôi ghi hẳn vào sổ nợ đấy!”.
Cô thi đậu vào trường điểm cấp ba, những tưởng rằng mẹ kế sẽ bớt đay nghiến cô nhưng khi bà cầm tờ giấy báo trúng tuyển căm cụi tính tiền học phí, lâu lâu lại lẩm bẩm trong miệng: “Đúng là con quỷ đòi nợ! Nếu không vì sau này cô sẽ trả nợ cho tôi thì còn lâu tôi mới nuôi cô ăn học!”. Cô nói với mẹ ở trong ký túc cho đỡ tiền, bà dí tay vào trán cô nói với giọng đay nghiến: “Ở trong trường không tốn tiền à?”.
Ba năm sau, khi cầm tờ giấy trúng tuyển đỏ rực trong tay, cô khóc. Kể từ khi cha mất, đây là lần đầu tiên cô khóc, cô khóc trong sự sung sướng. Ngày lên trường đăng kí nhập học, mẹ kế gói bánh cho cô ăn, bà không nói gì, cũng không tiễn cô. Còn cô thì vui mừng vì đã thoát được cái ngôi nhà này, giờ cô không cần tiền mẹ kế gửi nữa bởi cô đã có thể tự kiếm tiền thêm từ việc dạy kèm, nghỉ hè cô không về nhà và dần dần hình ảnh mẹ kế bị phai nhòa trong đầu cô.
Năm thứ ba, trước giờ giao thừa, cô nhận được điện thoại của cậu con trai bà. Anh ta chỉ nói muốn cô về nhà một chuyến rồi cúp máy. Cô không muốn quay lại ngôi nhà đó, nơi đó có gì để cô luyến tiếc đâu. Nhưng rồi, cô cũng về xem sao.
Về đến nhà, cô chỉ nhìn thấy người con trai ngồi ở ghế, cô cũng không muốn hỏi bởi vốn dĩ cô không quan tâm. Nhìn thấy cô bước vào, anh trai đứng dậy và đưa cho cô một quyển sổ cũ. Đó là sổ nợ của mẹ kế.
Cô cười nhạt, cầm quyển sổ trên tay, cô nhìn anh ta với vẻ mặt khinh bỉ:
“Sao, bây giờ muốn đòi nợ tôi à?”
Bỗng từ trong sổ rơi ra một quyển sổ tiết kiệm, đó là số tiền sang sạp trái cây mà mẹ kế để lại cho cô, còn ngôi nhà thì mẹ để lại cho anh trai. Mẹ đã qua đời…
Đó không phải sổ nợ mà là quyển nhật ký của mẹ kế. Tay cô run run lật từng trang nhật ký, cô ngồi thụp xuống và nước mắt vỡ òa.
Mẹ kế viết: “Ông à, ông yên tâm, tôi không đi bước nữa đâu. Tôi nhất định sẽ nuôi Phương Anh ăn học nên người, nó sẽ làm ông mở mày mở mặt. Ông đừng trách tôi tàn nhẫn với con nhé. Phương Anh không giống với những đứa trẻ khác, nó không có cha mẹ bên cạnh, vì thế nó phải học cách kiên cường, tự lập, nhịn nhục, chịu khổ. Nó thi không giành được hạng nhất, tôi phạt nó quỳ là quỳ với ông, bởi người nó có lỗi nhiều nhất chính là ông.
Tôi xuất thân từ nông thôn, không được học hành nhiều, tôi không biết liệu mình dạy con như vậy có đúng không nhưng giờ con bé đậu Đại học rồi, đã đến lúc nó tự lo cho bản thân mình được rồi. Tôi mừng cho nó, đã đến lúc tôi đi gặp ông, tôi mệt lắm rồi, tôi muốn được nghỉ ngơi!.
Phương Anh à, hãy cho mẹ được xưng hô mẹ với con. Mấy năm nay, con không về thăm mẹ, mẹ rất buồn. Chắc là con rất ghét mẹ đúng không, mẹ biết điều đó. Hãy cố gắng học tập thật tốt, tự chăm lo cho bản thân mình nhé! Tuy không phải con ruột nhưng mẹ muốn nói rằng “Mẹ yêu con!”.
Cô vác ba lô đi học trong nước mắt. Trước khi ra khỏi nhà, mẹ kế đứng đằng sau la lớn: “Đặng Phương Anh, cô nhớ cho tôi, bắt đầu từ hôm nay, tôi không muốn nhìn thấy cô khóc, nghe rõ chưa?”.
Cũng bắt đầu từ hôm đó, mẹ kế dường như không bao giờ cười với cô, thái độ của bà khác hẳn so với khi cha cô còn sống. Cô bắt đầu nghĩ đến lời dân làng nói và thấy nó đúng thật. Cô tự nhủ mình nhất định phải lớn nhanh và rời khỏi ngôi nhà này.
Năm học lớp bảy, lần đầu tiên có chu kỳ, cô sợ hãi. Mẹ kế cô biết chuyện liền vứt cho miếng băng vệ sinh, cô loay hoay không biết thế nào, bà cũng không giúp mà nghiêng mắt nhìn cô: “Đặng Phương Anh, chuyện gì cũng phải dựa dẫm vào người khác mới làm được à ?”.
Cô uất ức nhưng không biết nói với ai, cô nhủ mình phải học cách tự lập, không được nhờ cậy vào ai nữa.
Cô bắt đầu học cách giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, khâu áo. Cũng từ đó, mẹ kế không giặt đồ cho cô nữa.
Mặc dù mẹ kế không phải là người học giỏi, con trai bà cũng không có thành tích học tập tốt, tốt nghiệp xong chuyển sang học trung cấp nhưng bà yêu cầu cô phải xếp nhất lớp, nếu không thì sẽ bị phạt.
Mặc dù năng lực học tập của cô không đến nỗi nhưng để giành được vị trí nhất lớp là điều quá khó khăn. Cô hận, hận người mẹ kế độc ác, đối xử hà khắc với cô, chắc bà ta đang tìm trăm phương nghìn kế để đuổi cô ra khỏi nhà, nhưng cô không thể ra đi lúc này được bởi cô không muốn làm một kẻ ăn mày.
Và rồi, cô lao đầu vào học, học ngày học đêm, có nhiều lúc buồn ngủ quá cô gục xuống bàn, một lát sau lại tỉnh dậy đi rửa mặt và học tiếp. Thực ra cô rất chán ghét việc học nhưng cô không có sự lựa chọn nào khác. Kết quả thi cuối năm công bố, cô vượt lên bao nhiêu bạn trong lớp và giành được vị trí thứ ba. Giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn trong lớp đều ngạc nhiên bởi không ai ngờ cô lại giành được vị trí như vậy. Ấy thế nhưng cô không có chút niềm vui của kẻ chiến thắng, bởi trong cô lúc này là nỗi lo phải đối mặt với mẹ kế.Tan học, cô sợ phải về nhà, cô vừa bước đến cửa, mẹ kế đã chỉ thẳng vào góc tường và mắng: “Đúng là đồ phế vật, mau quỳ xuống cho tôi!”. Thì ra, trước lúc cô về, mẹ cô đã đến hỏi bạn bè. Cô quỳ vào góc tường, không khóc một tiếng. Hai từ “phế vật” luôn ám ảnh trong đầu cô, nó thôi thúc cô quyết tâm phải đậu Đại học, để xem bà ta có dám mắng nhiếc cô thế nữa không.
Chuyện mua bán của mẹ kế không được thuận lợi như trước. Ngày nào về cô cũng nhìn thấy bà ngồi đếm những tờ tiền, mà tiền thì ngày càng ít đi. Cô cầu mong ông trời đừng để cho mẹ kế không kiếm ra tiền, vì như thế cô sẽ không được đi học nữa.
Lần đó, cô bạn gần nhà sang tìm cô, mẹ kế mở cửa, cô bé kia vội nói: “Bạn Phương Anh có ở nhà không ạ? Bạn ấy mượn sách tham khảo của cháu, sắp thi tốt nghiệp rồi, cháu đang cần gấp ạ!”.
Sách tham khảo không hề rẻ chút nào, một bộ hai quyển dày cộm, giá của một quyển phải mất hơn năm chục nghìn, vì thế nhiều lần muốn xin tiền nhưng cô không dám mở miệng.
Hôm sau, bà bỗng đưa cho cô tờ một trăm nghìn, vứt vào người cô như kiểu bố thí: “Cầm tiền mà đi mua sách! Tôi không cho không đâu, tôi ghi hẳn vào sổ nợ đấy!”.
Cô thi đậu vào trường điểm cấp ba, những tưởng rằng mẹ kế sẽ bớt đay nghiến cô nhưng khi bà cầm tờ giấy báo trúng tuyển căm cụi tính tiền học phí, lâu lâu lại lẩm bẩm trong miệng: “Đúng là con quỷ đòi nợ! Nếu không vì sau này cô sẽ trả nợ cho tôi thì còn lâu tôi mới nuôi cô ăn học!”. Cô nói với mẹ ở trong ký túc cho đỡ tiền, bà dí tay vào trán cô nói với giọng đay nghiến: “Ở trong trường không tốn tiền à?”.
Ba năm sau, khi cầm tờ giấy trúng tuyển đỏ rực trong tay, cô khóc. Kể từ khi cha mất, đây là lần đầu tiên cô khóc, cô khóc trong sự sung sướng. Ngày lên trường đăng kí nhập học, mẹ kế gói bánh cho cô ăn, bà không nói gì, cũng không tiễn cô. Còn cô thì vui mừng vì đã thoát được cái ngôi nhà này, giờ cô không cần tiền mẹ kế gửi nữa bởi cô đã có thể tự kiếm tiền thêm từ việc dạy kèm, nghỉ hè cô không về nhà và dần dần hình ảnh mẹ kế bị phai nhòa trong đầu cô.
Năm thứ ba, trước giờ giao thừa, cô nhận được điện thoại của cậu con trai bà. Anh ta chỉ nói muốn cô về nhà một chuyến rồi cúp máy. Cô không muốn quay lại ngôi nhà đó, nơi đó có gì để cô luyến tiếc đâu. Nhưng rồi, cô cũng về xem sao.
Về đến nhà, cô chỉ nhìn thấy người con trai ngồi ở ghế, cô cũng không muốn hỏi bởi vốn dĩ cô không quan tâm. Nhìn thấy cô bước vào, anh trai đứng dậy và đưa cho cô một quyển sổ cũ. Đó là sổ nợ của mẹ kế.
Cô cười nhạt, cầm quyển sổ trên tay, cô nhìn anh ta với vẻ mặt khinh bỉ:
“Sao, bây giờ muốn đòi nợ tôi à?”
Bỗng từ trong sổ rơi ra một quyển sổ tiết kiệm, đó là số tiền sang sạp trái cây mà mẹ kế để lại cho cô, còn ngôi nhà thì mẹ để lại cho anh trai. Mẹ đã qua đời…
Đó không phải sổ nợ mà là quyển nhật ký của mẹ kế. Tay cô run run lật từng trang nhật ký, cô ngồi thụp xuống và nước mắt vỡ òa.
Mẹ kế viết: “Ông à, ông yên tâm, tôi không đi bước nữa đâu. Tôi nhất định sẽ nuôi Phương Anh ăn học nên người, nó sẽ làm ông mở mày mở mặt. Ông đừng trách tôi tàn nhẫn với con nhé. Phương Anh không giống với những đứa trẻ khác, nó không có cha mẹ bên cạnh, vì thế nó phải học cách kiên cường, tự lập, nhịn nhục, chịu khổ. Nó thi không giành được hạng nhất, tôi phạt nó quỳ là quỳ với ông, bởi người nó có lỗi nhiều nhất chính là ông.
Tôi xuất thân từ nông thôn, không được học hành nhiều, tôi không biết liệu mình dạy con như vậy có đúng không nhưng giờ con bé đậu Đại học rồi, đã đến lúc nó tự lo cho bản thân mình được rồi. Tôi mừng cho nó, đã đến lúc tôi đi gặp ông, tôi mệt lắm rồi, tôi muốn được nghỉ ngơi!.
Phương Anh à, hãy cho mẹ được xưng hô mẹ với con. Mấy năm nay, con không về thăm mẹ, mẹ rất buồn. Chắc là con rất ghét mẹ đúng không, mẹ biết điều đó. Hãy cố gắng học tập thật tốt, tự chăm lo cho bản thân mình nhé! Tuy không phải con ruột nhưng mẹ muốn nói rằng “Mẹ yêu con!”.
Cô gục đầu và gọi mẹ kế trong nức nở nghẹn ngào: “Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ”.
Có những người, dù không phải ruột rà máu mủ nhưng họ vẫn luôn giàu tình yêu thương, luôn muốn chở che cho người khác. Ở đời vẫn luôn có những bà mẹ kế như thế này, hành động của bà đã hoàn toàn xóa tan quan niệm xưa:
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”.
Theo Thu Hương / Một Thế Giới .
Có những người, dù không phải ruột rà máu mủ nhưng họ vẫn luôn giàu tình yêu thương, luôn muốn chở che cho người khác. Ở đời vẫn luôn có những bà mẹ kế như thế này, hành động của bà đã hoàn toàn xóa tan quan niệm xưa:
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”.
Theo Thu Hương / Một Thế Giới .
(Hồ Xưa chuyển)
Có những buổi sáng chật đến bung vách.
Phải mượn thêm mười ngón chân, cộng với hai bàn tay mới đếm hết những tin tức nóng sốt khiến ta phải quan tâm coi vụ đó bữa nay tới đâu rồi. Cô chân dài kia rốt cuộc có cặp bồ với đại gia có vợ không, chị chép thơ kia có chịu xin lỗi thêm lần nữa sau cái đận bị cho là thiếu chân thành không, anh ca sĩ kia có mặc quần áo sao y ca sĩ bên Hàn không, đã bắt được hung thủ giết tình cũ trong nhà nghỉ chưa, ai mới là chủ nhân mớ tiền trong giỏ rác.
Quá nhiều chuyện khiến ta bận tâm, mà không cần tháng sau năm sau, chỉ ngay ngày hôm sau đã nhận ra mớ lùm xùm ấy thiệt là tầm phào. Tốn thời gian, mà không liên quan đến hũ gạo, nồi cơm nhà mình, lại càng không ăn nhập tới không khí mình đang thở. Nhưng sáng lại, như một con nghiện, ta lại lao vào mạng dõi theo những tào lao đầy cám dỗ, những chứng cứ mới giả thuyết mới, những chiêu thức mới, huyền ảo khác nào khói thuốc. Giống như ta hay dừng xe ngóng cổ lên hóng chuyện một cuộc va chạm giữa đường, ông kia rõ ràng đã xỉn rồi còn cãi bướng, đụng người ta không chịu xin lỗi cho qua. Sử dụng não bộ tối đa, phát huy hết khả năng luật sư kiêm thám tử kiêm quan tòa của mình ra, để phán xét cho rốt ráo một người dưng mà đến cái tên thật ta còn không biết.
Sau đó, đầy tự hào, ta nghĩ ta đúng là khẳng khái quá đi, thấy chuyện bất bình không tha. Ý nghĩ đó làm ta sung sướng cả ngày.
Chỉ là lâu lâu sực nghĩ, có gì đó không phải. Những tức giận dồn nén từ kẹt xe, nước ngập, điện lên giá, bình trà đá miễn phí bị tịch thu, biển đảo bị người ngoài la liếm, đâu có thể gom lại để trút xả vô cô hoa hậu quên rửa chân được. Giận cá chém cá, chơi gì mà đè thớt ra băm vằm. Nỗi giận dữ đang bị lạc hướng, đến sai chỗ.
Giống như cả xóm mở toang cửa, rượt theo thằng nhỏ trộm gà, mà không biết những siêu trộm lão luyện và tham lam đang ung dung ngồi ngay cổng nhà mình. Bắt được kẻ trộm vặt, vậy là ta hể hả nghĩ ông trời công bằng hết sức, mà không hay bao nhiêu thứ quý giá không cánh mà bay. Và tên trộm nhỏ bị ăn đòn bầm dập không phải vì tội đã chôm con gái hay trái mít, mà vì bao nhiêu châu báu thiên hạ đã mất đi, họ không biết hoặc không dám đòi, nên đành trút giận lên người nó.
Nên mấy anh chị chân dài tóc đỏ bị bêu tên trên truyền thông với một mật độ đậm đặc, hãy chịu khó, hứng gạch đá là khó tránh khỏi. Bởi vì ta không thể giận ông trời, vốn xa và trừu tượng, cho việc cõng con lội nước đến trường. Không phải ta chẳng biết mình phải trút giận dữ vào ai, nhưng bọn họ thì xa, ban bệ, hệ thống trong khi cô chân dài có tên tuổi đàng hoàng, thì nhởn nhơ ngay trước mắt. Cho tới chừng nào ta nhận ra trong lúc giẫm đạp những tên trộm ổi trộm gà, ta gửi cả vào đó sự tránh né và bất lực, thì ta mới bớt xúm vào tham gia những cuộc cãi vã không đâu.
Chỉ một anh chảy máu cam ngửa mặt lên trời cũng lôi kéo một đám đông tò mò, rốt cuộc có gì trên cái cây kia mà ổng nhìn lâu dữ vậy. Đằng sau những cuộc cãi vã loạn xì ngầu, về những chủ đề tào lao không ảnh hưởng đến kinh tế èo uột, ô nhiễm mịt mù, nợ nần chồng chất, sẽ có nhiều ai đó xoa tay khoái trá.
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20151102/nguyen-ngoc-tu-ai-vui-ben-cuoc-tam-phao#sthash.VBw3ReUW.dpuf
Phải mượn thêm mười ngón chân, cộng với hai bàn tay mới đếm hết những tin tức nóng sốt khiến ta phải quan tâm coi vụ đó bữa nay tới đâu rồi. Cô chân dài kia rốt cuộc có cặp bồ với đại gia có vợ không, chị chép thơ kia có chịu xin lỗi thêm lần nữa sau cái đận bị cho là thiếu chân thành không, anh ca sĩ kia có mặc quần áo sao y ca sĩ bên Hàn không, đã bắt được hung thủ giết tình cũ trong nhà nghỉ chưa, ai mới là chủ nhân mớ tiền trong giỏ rác.
Quá nhiều chuyện khiến ta bận tâm, mà không cần tháng sau năm sau, chỉ ngay ngày hôm sau đã nhận ra mớ lùm xùm ấy thiệt là tầm phào. Tốn thời gian, mà không liên quan đến hũ gạo, nồi cơm nhà mình, lại càng không ăn nhập tới không khí mình đang thở. Nhưng sáng lại, như một con nghiện, ta lại lao vào mạng dõi theo những tào lao đầy cám dỗ, những chứng cứ mới giả thuyết mới, những chiêu thức mới, huyền ảo khác nào khói thuốc. Giống như ta hay dừng xe ngóng cổ lên hóng chuyện một cuộc va chạm giữa đường, ông kia rõ ràng đã xỉn rồi còn cãi bướng, đụng người ta không chịu xin lỗi cho qua. Sử dụng não bộ tối đa, phát huy hết khả năng luật sư kiêm thám tử kiêm quan tòa của mình ra, để phán xét cho rốt ráo một người dưng mà đến cái tên thật ta còn không biết.
Sau đó, đầy tự hào, ta nghĩ ta đúng là khẳng khái quá đi, thấy chuyện bất bình không tha. Ý nghĩ đó làm ta sung sướng cả ngày.
Chỉ là lâu lâu sực nghĩ, có gì đó không phải. Những tức giận dồn nén từ kẹt xe, nước ngập, điện lên giá, bình trà đá miễn phí bị tịch thu, biển đảo bị người ngoài la liếm, đâu có thể gom lại để trút xả vô cô hoa hậu quên rửa chân được. Giận cá chém cá, chơi gì mà đè thớt ra băm vằm. Nỗi giận dữ đang bị lạc hướng, đến sai chỗ.
Giống như cả xóm mở toang cửa, rượt theo thằng nhỏ trộm gà, mà không biết những siêu trộm lão luyện và tham lam đang ung dung ngồi ngay cổng nhà mình. Bắt được kẻ trộm vặt, vậy là ta hể hả nghĩ ông trời công bằng hết sức, mà không hay bao nhiêu thứ quý giá không cánh mà bay. Và tên trộm nhỏ bị ăn đòn bầm dập không phải vì tội đã chôm con gái hay trái mít, mà vì bao nhiêu châu báu thiên hạ đã mất đi, họ không biết hoặc không dám đòi, nên đành trút giận lên người nó.
Nên mấy anh chị chân dài tóc đỏ bị bêu tên trên truyền thông với một mật độ đậm đặc, hãy chịu khó, hứng gạch đá là khó tránh khỏi. Bởi vì ta không thể giận ông trời, vốn xa và trừu tượng, cho việc cõng con lội nước đến trường. Không phải ta chẳng biết mình phải trút giận dữ vào ai, nhưng bọn họ thì xa, ban bệ, hệ thống trong khi cô chân dài có tên tuổi đàng hoàng, thì nhởn nhơ ngay trước mắt. Cho tới chừng nào ta nhận ra trong lúc giẫm đạp những tên trộm ổi trộm gà, ta gửi cả vào đó sự tránh né và bất lực, thì ta mới bớt xúm vào tham gia những cuộc cãi vã không đâu.
Chỉ một anh chảy máu cam ngửa mặt lên trời cũng lôi kéo một đám đông tò mò, rốt cuộc có gì trên cái cây kia mà ổng nhìn lâu dữ vậy. Đằng sau những cuộc cãi vã loạn xì ngầu, về những chủ đề tào lao không ảnh hưởng đến kinh tế èo uột, ô nhiễm mịt mù, nợ nần chồng chất, sẽ có nhiều ai đó xoa tay khoái trá.
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20151102/nguyen-ngoc-tu-ai-vui-ben-cuoc-tam-phao#sthash.VBw3ReUW.dpuf
Có những buổi sáng chật đến bung vách.
Phải mượn thêm mười ngón chân, cộng với hai bàn tay mới đếm hết những tin tức nóng sốt khiến ta phải quan tâm coi vụ đó bữa nay tới đâu rồi. Cô chân dài kia rốt cuộc có cặp bồ với đại gia có vợ không, chị chép thơ kia có chịu xin lỗi thêm lần nữa sau cái đận bị cho là thiếu chân thành không, anh ca sĩ kia có mặc quần áo sao y ca sĩ bên Hàn không, đã bắt được hung thủ giết tình cũ trong nhà nghỉ chưa, ai mới là chủ nhân mớ tiền trong giỏ rác.
Quá nhiều chuyện khiến ta bận tâm, mà không cần tháng sau năm sau, chỉ ngay ngày hôm sau đã nhận ra mớ lùm xùm ấy thiệt là tầm phào. Tốn thời gian, mà không liên quan đến hũ gạo, nồi cơm nhà mình, lại càng không ăn nhập tới không khí mình đang thở. Nhưng sáng lại, như một con nghiện, ta lại lao vào mạng dõi theo những tào lao đầy cám dỗ, những chứng cứ mới giả thuyết mới, những chiêu thức mới, huyền ảo khác nào khói thuốc. Giống như ta hay dừng xe ngóng cổ lên hóng chuyện một cuộc va chạm giữa đường, ông kia rõ ràng đã xỉn rồi còn cãi bướng, đụng người ta không chịu xin lỗi cho qua. Sử dụng não bộ tối đa, phát huy hết khả năng luật sư kiêm thám tử kiêm quan tòa của mình ra, để phán xét cho rốt ráo một người dưng mà đến cái tên thật ta còn không biết.
Sau đó, đầy tự hào, ta nghĩ ta đúng là khẳng khái quá đi, thấy chuyện bất bình không tha. Ý nghĩ đó làm ta sung sướng cả ngày.
Chỉ là lâu lâu sực nghĩ, có gì đó không phải. Những tức giận dồn nén từ kẹt xe, nước ngập, điện lên giá, bình trà đá miễn phí bị tịch thu, biển đảo bị người ngoài la liếm, đâu có thể gom lại để trút xả vô cô hoa hậu quên rửa chân được. Giận cá chém cá, chơi gì mà đè thớt ra băm vằm. Nỗi giận dữ đang bị lạc hướng, đến sai chỗ.
Giống như cả xóm mở toang cửa, rượt theo thằng nhỏ trộm gà, mà không biết những siêu trộm lão luyện và tham lam đang ung dung ngồi ngay cổng nhà mình. Bắt được kẻ trộm vặt, vậy là ta hể hả nghĩ ông trời công bằng hết sức, mà không hay bao nhiêu thứ quý giá không cánh mà bay. Và tên trộm nhỏ bị ăn đòn bầm dập không phải vì tội đã chôm con gái hay trái mít, mà vì bao nhiêu châu báu thiên hạ đã mất đi, họ không biết hoặc không dám đòi, nên đành trút giận lên người nó.
Nên mấy anh chị chân dài tóc đỏ bị bêu tên trên truyền thông với một mật độ đậm đặc, hãy chịu khó, hứng gạch đá là khó tránh khỏi. Bởi vì ta không thể giận ông trời, vốn xa và trừu tượng, cho việc cõng con lội nước đến trường. Không phải ta chẳng biết mình phải trút giận dữ vào ai, nhưng bọn họ thì xa, ban bệ, hệ thống trong khi cô chân dài có tên tuổi đàng hoàng, thì nhởn nhơ ngay trước mắt. Cho tới chừng nào ta nhận ra trong lúc giẫm đạp những tên trộm ổi trộm gà, ta gửi cả vào đó sự tránh né và bất lực, thì ta mới bớt xúm vào tham gia những cuộc cãi vã không đâu.
Chỉ một anh chảy máu cam ngửa mặt lên trời cũng lôi kéo một đám đông tò mò, rốt cuộc có gì trên cái cây kia mà ổng nhìn lâu dữ vậy. Đằng sau những cuộc cãi vã loạn xì ngầu, về những chủ đề tào lao không ảnh hưởng đến kinh tế èo uột, ô nhiễm mịt mù, nợ nần chồng chất, sẽ có nhiều ai đó xoa tay khoái trá.
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20151102/nguyen-ngoc-tu-ai-vui-ben-cuoc-tam-phao#sthash.VBw3ReUW.dpuf
Phải mượn thêm mười ngón chân, cộng với hai bàn tay mới đếm hết những tin tức nóng sốt khiến ta phải quan tâm coi vụ đó bữa nay tới đâu rồi. Cô chân dài kia rốt cuộc có cặp bồ với đại gia có vợ không, chị chép thơ kia có chịu xin lỗi thêm lần nữa sau cái đận bị cho là thiếu chân thành không, anh ca sĩ kia có mặc quần áo sao y ca sĩ bên Hàn không, đã bắt được hung thủ giết tình cũ trong nhà nghỉ chưa, ai mới là chủ nhân mớ tiền trong giỏ rác.
Quá nhiều chuyện khiến ta bận tâm, mà không cần tháng sau năm sau, chỉ ngay ngày hôm sau đã nhận ra mớ lùm xùm ấy thiệt là tầm phào. Tốn thời gian, mà không liên quan đến hũ gạo, nồi cơm nhà mình, lại càng không ăn nhập tới không khí mình đang thở. Nhưng sáng lại, như một con nghiện, ta lại lao vào mạng dõi theo những tào lao đầy cám dỗ, những chứng cứ mới giả thuyết mới, những chiêu thức mới, huyền ảo khác nào khói thuốc. Giống như ta hay dừng xe ngóng cổ lên hóng chuyện một cuộc va chạm giữa đường, ông kia rõ ràng đã xỉn rồi còn cãi bướng, đụng người ta không chịu xin lỗi cho qua. Sử dụng não bộ tối đa, phát huy hết khả năng luật sư kiêm thám tử kiêm quan tòa của mình ra, để phán xét cho rốt ráo một người dưng mà đến cái tên thật ta còn không biết.
Sau đó, đầy tự hào, ta nghĩ ta đúng là khẳng khái quá đi, thấy chuyện bất bình không tha. Ý nghĩ đó làm ta sung sướng cả ngày.
Chỉ là lâu lâu sực nghĩ, có gì đó không phải. Những tức giận dồn nén từ kẹt xe, nước ngập, điện lên giá, bình trà đá miễn phí bị tịch thu, biển đảo bị người ngoài la liếm, đâu có thể gom lại để trút xả vô cô hoa hậu quên rửa chân được. Giận cá chém cá, chơi gì mà đè thớt ra băm vằm. Nỗi giận dữ đang bị lạc hướng, đến sai chỗ.
Giống như cả xóm mở toang cửa, rượt theo thằng nhỏ trộm gà, mà không biết những siêu trộm lão luyện và tham lam đang ung dung ngồi ngay cổng nhà mình. Bắt được kẻ trộm vặt, vậy là ta hể hả nghĩ ông trời công bằng hết sức, mà không hay bao nhiêu thứ quý giá không cánh mà bay. Và tên trộm nhỏ bị ăn đòn bầm dập không phải vì tội đã chôm con gái hay trái mít, mà vì bao nhiêu châu báu thiên hạ đã mất đi, họ không biết hoặc không dám đòi, nên đành trút giận lên người nó.
Nên mấy anh chị chân dài tóc đỏ bị bêu tên trên truyền thông với một mật độ đậm đặc, hãy chịu khó, hứng gạch đá là khó tránh khỏi. Bởi vì ta không thể giận ông trời, vốn xa và trừu tượng, cho việc cõng con lội nước đến trường. Không phải ta chẳng biết mình phải trút giận dữ vào ai, nhưng bọn họ thì xa, ban bệ, hệ thống trong khi cô chân dài có tên tuổi đàng hoàng, thì nhởn nhơ ngay trước mắt. Cho tới chừng nào ta nhận ra trong lúc giẫm đạp những tên trộm ổi trộm gà, ta gửi cả vào đó sự tránh né và bất lực, thì ta mới bớt xúm vào tham gia những cuộc cãi vã không đâu.
Chỉ một anh chảy máu cam ngửa mặt lên trời cũng lôi kéo một đám đông tò mò, rốt cuộc có gì trên cái cây kia mà ổng nhìn lâu dữ vậy. Đằng sau những cuộc cãi vã loạn xì ngầu, về những chủ đề tào lao không ảnh hưởng đến kinh tế èo uột, ô nhiễm mịt mù, nợ nần chồng chất, sẽ có nhiều ai đó xoa tay khoái trá.
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20151102/nguyen-ngoc-tu-ai-vui-ben-cuoc-tam-phao#sthash.VBw3ReUW.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét