Sản phẩm làm đẹp bạn đang dùng có độc hại không? 4 cách để bảo vệ bản thân bạn
Hầu hết phụ nữ cảm thấy rất tin tưởng về mỹ phẩm của họ. Trên thực tế, viện Harris Poll đã
chỉ ra rằng 44% phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn khi họ không trang điểm.
25% trong số gần 1.300 phụ nữ được khảo sát nói rằng họ đã sử dụng mỹ
phẩm từ khi 13 tuổi hoặc thậm chí sớm hơn, vì thế không khó để hiểu về
mối quan hệ gắn bó giữa phụ nữ và mỹ phẩm của họ.
Nhưng
liệu mỹ phẩm của bạn có làm hại bạn không? Trừ khi bạn sử dụng mỹ phẩm
và những sản phẩm làm đẹp không chứa hóa chất và kim loại nặng, thì rất
có thể là bạn đang gây hại cho sức khỏe của mình mỗi khi sử dụng kem
dưỡng ẩm, son môi, bóng mắt, kẻ mắt, mascara, phấn má, mỹ phẩm dưỡng da,
kem nền, keo xịt tóc, bình xịt tóc, kem che khuyết điểm, son bóng, hoặc
sơn móng tay.
Bạn có biết rằng, bạn có thể tìm thấy những kim loại nặng độc hại sau đây trong mỹ phẩm?
-
Arsen trong bút kẻ mắt. Arsen có liên quan đến bệnh ung thư, rối loạn thần kinh, tiểu đường và bệnh tim mạch.
-
Chì trong son môi. Tiếp xúc với chì có thể dẫn đến huyết áp cao và tổn thương thận, cũng như sẩy thai hoặc sinh con thiếu cân ở những phụ nữ mang thai.
-
Cadmium trong mascara, bút kẻ mắt và kem che khuyết điểm. Kim loại nặng này là một chất gây ung thư và có thể dẫn đến tổn thương thận và đường hô hấp.
-
Thủy ngân trong các loại kem làm sáng da và xà phòng. Thủy ngân có thể có tác dụng độc hại trên hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh cũng như trên da, mắt và thận.
Và đây mới chỉ là bắt đầu.
Có
thể bạn tin rằng, Luật Liên bang Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm của
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sẽ bảo vệ bạn và sức
khỏe của bạn khỏi những hóa chật độc hại trên, nhưng rất tiếc là không
phải như vậy. Chính họ cũng thừa nhận rằng: “Mỗi nguyên liệu được sử
dụng trong một sản phẩm làm đẹp và mỗi thành phẩm sẽ được chứng minh
tính an toàn tuyệt đối trước khi được đem ra thị trường. Bất kì thành
phần hoặc sản phẩm nào không đủ an toàn để có mặt trên thị trường thì
đều đã bị gắn mác sai, trừ khi nó có dòng chữ này trên nhãn: “Cảnh báo:
sự an toàn của sản phẩm này chưa được kiểm định”.
Không
phải tất cả các chất mà Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho
là an toàn đều thật sự như vậy, giống như một trong 8 chất đã được đề
cập ở trên. Thêm vào đó, nhiều thành phần vẫn chưa được thử nghiệm chắc
chắn, vì thế những ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe người là khó mà đoán
được.
Một
loạt tác dụng phụ được tìm thấy có liên quan đến một số thành phần được
in trên nhãn hiệu mỹ phẩm của bạn. Chi tiết về các chất này có thể được
tìm thấy trong chương trình Naturally Savvy’s Women’s Health Challenge, còn dưới đây là một vài trong số chúng.
-
Chất tạo hương có thể gây kích ứng da.
-
Hắc ín liên quan đến ung thư da và một số vấn đề sức khỏe khác.
-
Diethanolamine, monoethanolamine, triethanolamine là các chất có thể gây suy giảm hoạt động của hoóc-môn.
-
Formaldehyde được liệt vào các chất có thể gây ung thư.
-
Dầu khoáng khiến da không khỏe mạnh.
-
Cồn Isopropyl có thể gây hại cho hệ thần kinh.
-
Methylisothiazolinone có thể gây dị ứng.
-
Paraben thuộc nhóm chất bảo quản hóa học có tác hại phá hủy hoóc-môn.
-
Hợp chất Polyethylene glycol được xếp nhóm có khả năng gây ung thư.
-
Phthalates là chất gây rối loạn hoóc-môn và rối loạn sinh sản.
-
Sodium Laureth và sodium lauryl sulfate là các chất gây nên nhiều vấn đề sức khỏe tâm lý và thể chất.
-
Sunfat được xem như là một chất gây ung thư đã được biết.
-
Triclosan gây ảnh hưởng đến chức năng của hoóc-môn và tim mạch, cũng như liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác.
Làm thế nào để bảo vệ chính mình?
Trang điểm và sử dụng các sản phẩm làm đẹp khác sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin về bản thân hơn, tuy nhiên, sự rực rỡ đó có thể phải trả giá bằng chính sức khỏe của bạn. Dưới đây là 4 cách để bảo vệ sức khỏe của bạn trước tác hại của mỹ phẩm
Sử dụng ít mỹ phẩm hơn.
Đã đến lúc tống khứ các mỹ phẩm tồn đọng và vứt những thứ mà bạn không
cần đi rồi. Hãy thành thật với chính mình – Thậm chí là hãy hỏi người
bạn thân nhất của bạn rằng cô ấy nghĩ như thế nào về vấn đề sử dụng mỹ
phẩm của bạn.
Hãy là một người tiêu dùng sáng suốt.
Mang theo kính lúp nếu điều đó là cần thiết (và bạn có thể cần nó thật
đấy!) để đọc các thành phần trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm mà bạn sở hữu hoặc
mua. Nếu nhãn hiệu đó trông giống như bảng công thức hóa học ở trường
thì có lẽ bạn sẽ không muốn mua sản phẩm đó đâu. Nhiều cơ quan có thể
giúp bạn xác định mỹ phẩm nào mà bạn nên tránh và những sản phẩm nào là
an toàn cho sức khỏe của bạn. Các cơ quan này đều có website trực tuyến,
có thể kể đến như: Campaign for Safe Cosmetics, Environmental Working Group Skin Deep program, và Good Guide.
Mua các mỹ phẩm đã được cấp chứng chỉ an toàn.
Nhiều cơ quan có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sự an toàn của mỹ phẩm
và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Mua các mặt hàng có dấu chứng
nhận để đảm bảo rằng những mặt hàng đó đáp ứng những nguyên rắc trên.
Bạn có thể tìm những con dấu hoặc biểu tượng sau đây trên mỹ phẩm:
COSMOS. Đây là chứng chỉ được quốc tế công nhận đối với các mỹ phẩm tự nhiên hoặc hữu cơ.
Chương trình Leaping Bunny.
Đây là một nỗ lực của Liên Minh Tiêu Dùng Mỹ Phẩm. Con dấu kiểm định
này đảm bảo cho người tiêu dùng rằng bất cứ thành phần nào có trong mỹ
phẩm này đều không được thí nghiệm trên động vật. Dấu kiểm định này đã
được chứng nhận quốc tế..
Natrue.
Dấu kiểm định này đảm bảo cho người tiêu dùng rằng mỹ phẩm đã không
được thử nghiệm trên động vật và không chứa các thành phần có nguồn gốc
từ dầu mỏ, dầu silicone và các chất dẫn xuất khác, hay chiết xuất từ
sinh vật biến đổi gen GMO, màu tổng hợp hoặc chất tạo mùi thơm. Ngoài ra
các sản phẩm này cũng không sử dụng phương pháp chiếu xạ.
NSF/ANSI 305.
Dấu kiểm định này thông báo cho bạn biết những sản phẩm nào có chứa ít
nhất 70% chất hữu cơ trên trọng lượng sản phẩm. Nó có ý nghĩa rằng: “Tất
cả các sản phẩm được làm từ nguyên liệu hữu cơ. An toàn, hiệu quả, tự
nhiên và đã được chứng nhận trong việc chăm sóc sức khỏe cơ thể mà không
chứa hương liệu tổng hợp, phthalates, nồng độ sunfat cao, hoặc chất
parabens”.
Dấu kiểm định USDA Organic.
Con dấu này đảm bảo rằng các sản phẩm này có chứa các thành phần nông
nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn Chương trình hữu cơ quốc gia của USDA. Các sản
phẩm với dấu kiểm định này có thể là một trong 4 loại: “100% hữu cơ”,
“hữu cơ”(chứa ít nhất 95% là thành phần hữu cơ), “được làm bằng các
nguyên liệu hữu cơ” (chứa ít nhất 70% là thành phần hữu cơ), hoặc không
có thông báo nào (chứa ít hơn 70% là thành phần hữu cơ).
Tự làm mỹ phẩm.
Bạn có thể tự làm mỹ phẩm cho riêng mình và tự hài lòng vì biết những
gì đang xảy ra trên da của mình. Đó là cơ hội tuyệt vời để cùng một
người bạn hoặc thành viên trong gia đình mình tụ họp lại với nhau và
khám phá niềm yêu thích của việc tạo ra những sản phẩm làm đẹp an toàn
không sử dụng các thành phần độc hại cho chính bản thân (sử dụng toàn
chất hữu cơ). Bạn có thể tham khảo các trang web và video hướng dẫn cách
làm son môi, phấn má, kẻ bóng mắt, kẻ mắt, phấn nền, mascara, và nhiều
mỹ phẩm khác trên trang youtube.
Mỹ
phẩm có thể giúp bạn trở nên đẹp hơn và che giấu các khuyết điểm, nhưng
chúng cũng có thể gây nên nhiều vấn đề. Hãy nhớ rằng mỹ phẩm của bạn có
thể gây hại cho bạn và từng bước bảo vệ sức khỏe của bản thân mình nhé.
Bài viết này được đăng lần đầu trên trang web: www.NaturallySavvy.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét