Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Một đồng tiền - Tinh Tinh

currency-70581_1920
(Ảnh:Pixabay)
Cuộc sống thời niên thiếu của tôi là một chuỗi ngày rất đặc biệt, trường học rất ít khi có lớp, nên phần lớn thời gian không phải đi chơi, thì là ngồi bên đường cái. Đám bạn con gái đều chơi nhảy dây, đánh bao cát, những trò chơi giản dị này là phần rất quan trọng trong cuộc sống của những đứa trẻ chúng tôi.
Có một lần, dây nhảy làm bằng xăm xe đạp chế da gân vì dùng lâu rồi mà bị hư mất. Tôi mong ước có thể mua được một dây làm bằng da gân thật để nhảy, nhưng không có tiền. Một ngày, thấy mẹ để hai đồng tiền trên bàn, sau khi do dự hồi lâu, cuối cùng tôi lấy hết dũng khí, “cầm” một đồng trong tay, ra khỏi phòng. Nắm chặt đồng tiền, tôi lo lắng đi lại trong sân, không biết xử lý sao mới tốt. Một đồng tiền lúc đó, đối với một đứa bé mà nói thì nhiều giống như có được một triệu, trong tưởng tượng có thể mua được rất nhiều da gân, giấy gói kẹo, giấy in hoa, dây điện đủ màu sặc sỡ, giống như vấn đề chi tiêu cả đời đều được giải quyết hết. Lúc ấy, tôi cảm thấy mình giống như “triệu phú”, nhưng nỗi lo lắng lớn nhất sau niềm vui là bị cha mẹ phát hiện, lúc đó làm sao bây giờ? Trời sắp tối rồi biết giấu tiền chỗ nào cho an toàn đây? Tôi không tìm được biện pháp. Ngoại trừ mẹ, tôi còn lo lắng ông anh có cái mũi thám tử, anh ấy có thể “ngửi thấy được” tất cả những chuyện làm sai của tôi và những đồ vật nào tôi có, kết quả không phải bị tố cáo, thì là bị chia đồ, tôi nắm chặt đồng tiền trong tay mà vã mồ hôi.
Càng nghĩ càng bí bách, vì vậy, tôi dứt khoát giả bệnh, không ăn không uống trên giường để ngủ. Giấc ngủ một đêm này giống như đi đánh trận vậy. Tôi nằm mơ, thấy mình lúc là cảnh sát, lúc là ăn trộm, lúc đuổi lúc trốn, thật vất vả chờ đến trời sáng, đã doạ tôi đổ mồ hôi khắp người.
Lúc ăn điểm tâm, mẹ tôi dịu dàng hỏi tôi đã đỡ hơn chưa, sau đó lại tự hỏi: “Lạ thật, hôm qua rõ ràng để hai đồng tiền trên bàn, sao chỉ còn lại một đồng nhỉ?” Tôi nghe xong lời của mẹ, sợ mẹ nhìn thấy khuôn mặt đỏ bừng vì xấu hổ của tôi, không tự chủ mà giả bộ như khom lưng xuống cột dây giày, cúi người xuống mới nhận ra giày không có dây. Hành động của tôi bị ông anh mũi thính nhìn thấy, “Xem kìa, ‘nháy mắt một cái, gà mái thành vịt’ đó là tiết mục mới nhất của ảo thuật gia ‘Hồ Đắc Nhĩ’.” Anh ấy dùng luận điệu mà tôi ghét nhất, nhìn mặt mẹ, con mắt thì liếc xéo tôi mà nói. Tôi không nhịn được nữa, chạy vào phòng lấy đồng tiền giấu dưới gối, đưa cho mẹ, nói: “Mẹ ơi, con giúp mẹ tìm được đây.” Mẹ tôi vui mừng hỏi: “Ở đâu vậy?” Tôi chỉ đại một nơi, “Ở đó”. Sau đó mang theo cặp sách chạy bắn ra ngoài như một mũi tên, chỉ cảm thấy sau lưng như có hai ánh mắt như điện dõi theo.
Ngồi trên lề đường cái, nhớ lại trải nghiệm trong 16 giờ làm “triệu phú”, tôi cảm thấy vẫn dùng chiếc dây làm bằng xăm xe đạp là được rồi, không cần da gân nữa, tốt nhất là trong lòng thấy bình an là tốt lắm rồi. Lời mẹ thường dạy đi dạy lại, lúc này giống như được ghi âm, vang lên trong tai tôi, “Hãy làm đứa bé thành thật, lương thiện!”.
Câu chuyện thú vị lúc còn bé này cùng với lời dặn của mẹ, khắc thật sâu trong trí nhớ tôi. Sau khi trưởng thành, đoạn kinh nghiệm này thỉnh thoảng lại nhắc nhở tôi nếu dùng phương pháp không thành thật sẽ nhận được điều không nên nhận, lương tâm sẽ vĩnh viễn không bình an.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trang Thơ NKĐ (T.10/24. 2 ) : ĐÓN ĐƯA , ĐƯỜNG XƯA , THÂN PHẬN , MẶC TÌNH

1./ ĐÓN ĐƯA Bây giờ đường sá phẳng phiu Người qua kẻ lại dập dìu hơn xưa Một ngày mấy lượt đón đưa Cháu đi trường học , ta mua chuyện đời Ph...